Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Ninh Bình (2)

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Ninh Bình (2)

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Ninh Bình (2)

  • 52 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong văn bản trên, nhân vật ông ngoại đã có những hành động nào thể hiện sự yêu thương, quý mến Minh?

Xem đáp án

Hành động thể hiện tình yêu thương của ông với Minh:

+ Mua cho Minh một chiếc xe ngay từ khi biết Minh mới chào đời, vẫn giữ dù không gửi được cho Minh.

+ Nhường thịt, cá ngon cho Minh.

+ Nhường tấm nệm cho Minh.

+ Đưa cho Minh chiếc bút mà ông quý nhất.

Câu 3:

Trong văn bản trên, tại sao mẹ lại nói với Minh rằng: Con chả hiểu gì về ông cả?

Xem đáp án

Mẹ lại nói với Minh rằng: “Con chả hiểu gì về ông cả?” vì:

Minh ngây thơ tin những lời ông nói là thật. Những lời ông nói tuy vậy mà không phải vậy. Không phải ông không thích ăn thịt mà ông yêu quý Minh nên muốn nhường hết đồ ăn ngon cho Minh. Nhưng Minh còn nhỏ, chưa tinh tế để nhận ra tình yêu thương ông dành cho mình.


Câu 4:

Trong cuộc sống, có lúc em sẽ nhận được món quà từ người khác nhưng bản thân không thực sự thích thú giống như Minh nhận chiếc xe gíp, chiếc bút Pi-lốt nắp mạ vàng từ ông ngoại. Em sẽ ứng xử như thế nào trong những tình huống ấy? Vì sao?

Xem đáp án

HS đưa ra ứng xử và có lí giải phù hợp.

Gợi ý:

- Mỗi món quà đều mang ý nghĩa riêng và gửi gắm tấm lòng của người tặng. Chính vì vậy, chúng ta cần có thái độ trân trọng, ứng xử hợp lí khi nhận được các món quà, dù có thích hay không.

- Dù trong trường hợp nhận được món quà không thực sự ưng ý, ứng xử cần thiết nhất là gửi lời cảm ơn chân thành đến người tặng và cho họ biết mình rất vui và cảm kích sự quan tâm của họ.

Câu 5:

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tình cảm của Minh đối với ông ngoại trong truyện Ông nội và ông ngoại (Xuân Quỳnh).

Xem đáp án

a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng đoạn văn:

 Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

b. Xác định đúng yêu cầu về nội dung:

Xác định đúng nội dung đoạn văn: phân tích tình cảm của Minh đối với ông ngoại trong truyện Ông nội và ông ngoại (Xuân Quỳnh).

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của đoạn văn:

* Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ nội dung đoạn văn, sau đây là một số gợi ý:

- Giới thiệu vấn đề: Tình cảm của Minh đối với ông ngoại trong truyện Ông nội và ông ngoại (Xuân Quỳnh).

- Phân tích tình cảm cảm của Minh đối với ông ngoại trong truyện Ông nội và ông ngoại (Xuân Quỳnh):

+ Ban đầu: Không thân thiết, gần gũi với ông vì thấy ông sống rất nghèo khổ, nhà của nhỏ, chăn ố vàng, hôi hám, đệm nhỏ xíu chỉ vừa một người nằm.

+ Sau đó có sự thay đổi khi hiểu ra tình yêu của ông dành cho mình:

Ÿ Ông để dành cho Minh chiếc ô tô.

Ÿ Để lại những món ngon nhất.

Ÿ Nhường cho Minh chiếc nệm.

Ÿ Tặng Minh chiếc bút ông yêu quý nhất.

Minh dần hiểu ra cuộc sống ông cô độc, vất vả; Ông cũng rất yêu thương mình, bởi vậy trong minh đã có sự chuyển biến: từ thờ ơ đến yêu quý, thương ông sống một mình vất vả. Thậm chí Minh còn nói với mẹ sau này Minh lớn lên sẽ nuôi ông.

=> Sự chuyển biến đó cho thấy Minh là một cậu bé giàu tình cảm, có trách nhiệm.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu;...

- Khái quát, tổng kết vấn đề

* Sắp xếp được hệ thống các ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu đoạn văn.

d. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Lựa chọn được phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai những nội dung đã xác định.

- Trình bày rõ cảm nghĩ và hệ thống các ý.

- Sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá và bộc lộ cảm nghĩ về chuyển biến tình cảm của cậu bé Minh dành cho ông ngoại.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn.

e. Sáng tạo

Thể hiện phân tích sâu sắc về tâm lý nhân vật; có cách diễn đạt mới mẻ.

Câu 6:

Bức tranh trên cho thấy hiện tượng nở rộ các mạng xã hội hiện nay. Làm thế nào để sử dụng những mạng xã hội này một cách hiệu quả. Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bà tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên (ảnh 1)

Bức tranh trên cho thấy hiện tượng nở rộ các mạng xã hội hiện nay. Làm thế nào để sử dụng những mạng xã hội này một cách hiệu quả. Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) bà tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề trên

Xem đáp án

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Làm thế nào để sử dụng các mạng xã hội hiện nay một cách hiệu quả?

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý của bài viết

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

a. Giải thích vấn đề nghị luận:

- Mạng xã hội là gì?

- Hiện tượng nở rộ mạng xã hội là gì?

b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau:

*  Phân tích các khía cạnh của vấn đề:

- Thực trạng:

+ Mạng xã hội mang đến điều tích cực: kết nối bạn bè, học tập, giải trí,…

+ Tuy nhiên mạng xã hội cũng là con dao hai lưỡi, có không ít nguy hiểm: lừa đảo, tốn thời gian, khiến con người khép kín, ngại giao tiếp, …

- Nguyên nhân:

+ Sự bùng nổ của các loại mạng xã hội khác nhau.

+ Người dùng chưa được trang bị kiến thức đầy đủ để phòng tránh tác hại và sử dụng mạng xã hội hiệu quả.

* Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

* Đề xuất giải pháp khả thi và có tính thuyết phục để trả lời câu hỏi:

Làm thế nào để sử dụng mạng xã hội hiệu quả?

- Cá nhân:

+ Tìm hiểu và học cách bảo mật thông tin cá nhân.

+ Suy nghĩ kĩ trước khi đăng bài, bình luận, … bất cứ điều gì.

+ Ứng xử văn minh, lịch sử trên không gian mạng.

+ Cẩn thận trước các chiêu trò lừa đảo, không nên tin tưởng các giao dịch trên mạng xã hội, cần xác thực và kiểm chứng thông tin trước mỗi giao dịch.

+ …

- Cộng đồng, xã hội:

+ Xây dựng và tuyên truyền các kỹ năng sử dụng mạng xã hội an toàn, hiệu quả.

+ Gia đình, nhà trường cần quan tâm và hướng dẫn con trẻ cách sử dụng mạng xã hội đúng cách khi cần thiết.

+ ...
* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Bắt đầu thi ngay