Đề thi giữa kì 1 Văn lớp 9 có đáp án (Đề 2)
-
6253 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần I. Trác nghiệm
“Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” được viết theo thể loại nào?
Đáp án B
Tùy bút
Câu 2:
Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn?
Đáp án D
Cả A,B,C đều đúng.
Câu 3:
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” thể hiện khát vọng gì của tác giả?
Đáp án A
Cứu người giúp đời
Câu 4:
Nhận xét nào thể hiện cách dùng binh tài giỏi của Quang Trung trong văn bản “Hoàng Lê nhất thống chí” ?
Đáp án A
Tổ chức cuộc hành quân thần tốc giành thắng lợi.
Câu 5:
Đoạn trích “Cảnh ngày xuân” kết cấu theo trình tự nào sau đây?
Đáp án D
Kết hợp trình tự thời gian và không gian.
Câu 6:
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, 2 câu thơ “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng – Tin sương luống những rày trông mai chờ” nói lên nỗi nhớ của Kiều với ai?
Đáp án B
Kim Trọng
Câu 7:
Phần II. Tự luận
Chép thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.
Học sinh chép đúng đoạn trích.
Câu 8:
Chi tiết cái bóng trong “Chuyện người con gái Nam Xương” có ý nghĩa như thế nào?
- Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì :
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi để Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện.
• Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
• Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hoá giải nhờ cái bóng.
- Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.