Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 9

Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 9

Đề thi Ngữ văn lớp 9 Học kì 2 cực hay, có đáp án (Đề 2)

  • 1533 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Phần in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là thành phần gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Thành phần cảm thán


Câu 4:

Ý nào dưới đây không phải đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu:

Xem đáp án

Chọn đáp án: A


Câu 7:

Phần II: Tự luận

Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Bỗng nhận ra hương ổi

a. Chép lại chính xác 4 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

b. Câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nội dung chính của bài thơ đó là gì?

c. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

Xem đáp án

a.

   Bỗng nhận ra hương ổi

   Phả vào trong gió se

   Sương chùng chình qua ngõ

   Hình như thu đã về

b. Câu thơ trên trích từ bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Nội dung chính của bài thơ đó là cảm nhận tinh tế của tác giả về những biến chuyển của đất trời khi sang thu và những suy nghĩ, chiêm nghiệm của ông về cuộc đời.

c. Viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

Gợi ý

- HS viết được đoạn văn diễn dịch có sử dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

- HS chỉ ra được nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

+ Bỗng nhận ra  sự bất ngờ, sửng sốt, chưa được báo trước. Sự bất ngờ đó là cơ duyên nhưng đồng thời cũng là may mắn khi tác giả được trực tiếp ngắm nhìn sự chuyển biến của đất trời giao mùa từ hạ sang thu.

+ Mùi hương đặc biệt báo hiệu mùa thu: hương ổi phả vào trong gió se, sương giăng mắc ngoài ngõ…là những dấu hiệu đặc trưng báo hiệu khoảnh khắc giao mùa, rằng thu đã về!

+ Phả: động từ diễn tả sự chủ động tác động của mùa thu vào cảnh vật.

+ Hình như diễn tả tâm trạng còn chưa chắc chắc, ngỡ ngàng, chưa thể tin được vì những cảm nhận ở trên còn rất mơ hồ.

→ Tâm hồn thi sĩ có sự cảm nhận thật tinh tế.


Câu 8:

Xác định phép liên kết có trong các câu sau:

a. Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được.

b. Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế.

Xem đáp án

a. Nghe vậy, Nam không nén nổi tò mò. Nhưng cổng trường khóa, trốn ra sao được.

   → Phép nối: nhưng

b. Ngựa con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế.

   → Phép thế: ngựa con – chú


Bắt đầu thi ngay