Lịch Sử 12 Chương 5 (có đáp án): Quan hệ quốc tế (1945-2000) (Mức độ vận dụng - vận dụng cao)
-
3715 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sự khác biệt cơ bản giữa “chiến tranh lạnh” và những cuộc chiến tranh thế giới đã qua
Đáp án C
- Đáp án A: cả chiến tranh lạnh và các cuộc chiến tranh thế giới đã qua đều làm cho thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, đối đầu.
- Đáp án B: Chiến tranh lãnh không chỉ diễn ra ở Liên Xô và Mĩ mà nó thể hiện trên phạm vi toàn thế giới. Thể hiện qua các cuộc chiến tranh cục bộ như: chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), chiến tranh Viêt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975); chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp (1945 – 1954)
- Đáp án C: chiến tranh lanh không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, chính trị mà còn cả về văn hóa, quân sự. Tuy thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng nhưng không xảy ra xung đột quân sự trực tiếp giữa hai nướC. Khác với các cuộc chiến tranh thế giới đã qua có sự xung đột quân sự trực tiếp giữa các nước và chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực chính trị, quân sự.
- Đáp án D: chiến tranh lanh và các cuộc chiến tranh đã qua đều diễn ra dai dẳng, giằng co và không phân thắng bại. Chiến tranh lạnh (1947 – 1989); Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Câu 2:
Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia trong tình thế nào?
Đáp án C
Xuất phát từ những thời cơ và thách thức ở câu 11, đã đặt ra yêu cầu cho Việt Nam là phải năm bắt thời cơ, vươt qua thách thức để không bị tụt hậu, đây cũng là vấn đề có “ý nghĩa sống còn” đối với Đảng và nhân dân ta.
Câu 3:
Đặc điểm của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ chuyển từ quan hệ đồng minh sang quan hệ căng thẳng đối đầu và đi tới tình trang chiến trahnh lạnh. Sự đối đầu giữa hai cường quốc này cũng đại diện cho mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe TBCN và XHCN.
Câu 4:
Trong xu thế hòa bình ổn định và hợp tác phát triển, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi gì
Đáp án D
Trong xu thế hòa bình và hợp tác phát triển, Việt Nam có những thời cơ thuận lợi sau:
- Hợp tác kinh tế: trên nhiều lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến ngoại thương với các dự án từ nhỏ đến lớn, hợp tác về kinh tế là động lực quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
- Thu hút vốn đấu tư nước ngoài: vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nếu sử dụng hợp lí sẽ làn nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế. Thực tế Việt Nam hiện nay, vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm vị trí qua trọng, trong đó có vốn đầu tư không hoàn lại.
- Ứng dụng khoa học – kĩ thuật: Khoa học – kĩ thuật có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thay đối các nhân tố sản xuất (tư liệu sản xuất, người lao động).
Câu 5:
Ảnh hưởng của chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố đến xu thế phát triển của thế giới ngày nay là
Đáp án B
- Tình hình ở nhiều khu vực trên thế giới trở nên bất ổn, ở nhiều quốc gia quần chúng nhân dân lo lắng, sợ hãi.
- Về thiệt hại kinh tế: theo báo cáo của IEP, tổng chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố năm 2014 đã lên đến mức cao nhất trong lịch sử với 52.9 tỉ USD. Con số này cao hơn 61% so với năm 2013 và gấp hơn 10 lần so với năm 2000. Số liệu này chưa bao gồm các tác động từ vị khủng bố ngày 13/11/2014 tại thủ đô Pari (Pháp).
Câu 6:
Hậu quả nghiêm trọng nhất cho thế giới trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh là
Đáp án C
Tuy không có một cuộc chiến tranh thế giới nào nổ ra, nhưng trong quá trình diễn ra chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nỏ ra chiến tranh thế giới mới.
Câu 7:
Nội dung nào gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta?
Đáp án D
Thực chất của Hội nghị Ianta là cuộc đấu tranh nhằm phân chia những thành quả thắng lợi giữa các lực lượng trong khối Đồng minh chống Phát xít. Các quyết định ở Ianta có quan hệ rất lớn đến hòa bình, an ninh và trật tự thế giới về sau. Chính vì thế, Hội nghị đã diễn ra trong không khí căng thẳng và quyết liệt, nhất là vấn đề thống nhất thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc và thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc trong tương lai, vấn đề Liên Xô tham chiến (có điều kiện kèm theo) ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là việc giải giáp quân đội Phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở Châu Âu và Châu Á.
Câu 8:
Điểm hạn chế từ những quyết định của hội nghị Ianta sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án B
Hệ quả của hội nghị Ianta bao gồm:
- Đặt nền tảng cho việc thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai….
- Sự nhất trí giữa 5 cường quốc; Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc sẽ hạn chế sự thao tứng hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản với các tổ chức quốc tế.
- Thỏa thuân việc đóng quân, giải giáp quân đội phát xít và phạm vi ảnh hưởng của nó dẫn đến sự ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ ở châu Âu và châu Á.
- Những quyết định của Hội nghị chỉ là sự thỏa thuận của Liên Xô, Mỹ và Anh nhưng ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề của thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Một trật tự thế giới mới được hình thành trên khuôn khổ của những thỏa thuận tại hội nghị này, được gọi là “Trật tự hai cực Ianta”.
=> Như vậy, những quyết định của Hội nghị Ianta chưa mang lại quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, chủ yếu mang lại lợi ích cho các nước thắng trận.
Câu 9:
Chiến tranh lạnh chấm dứt tác động như thế nào đến tình hình các nước Đông Nam Á?
Đáp án B
Việt Nam là nước láng giềng của Thái Lan, hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đều chịu ảnh hưởng lớn của Phật giáo đồng thời có một nền văn minh nông nghiệp lâu đời và rất phong phú. Lịch sử của mối quan hệ lâu đời giữa hai nước Thái Lan – Việt Nam đã chứng kiến rất nhiều giai đoạn thăng trầm, phức tạp và chịu sựchi phối của nhiều nhân tố. Hai nước đã từng xảy ra xung đột với nhau, vào thếkỉ XVIII Thái Lan từng đem quân xâm lược Việt Nam và thất bại dưới tay Nguyễn Huệ. Trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, do tranh giành phạm vi ảnh hưởng trong khu vực, cụ thể là ở Cao Miên và Ai Lao dẫn đến mối quan hệ hai nước nhiều lúc trởnên rất căng thẳng và thậmchí nhiều lần xung đột với nhau. Lịch sử đã minh chứng, trong mối quan hệ giữa Thái Lan – Việt Nam có nhiều vấn đề mâu thuẫn và sự hiểu lầm gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến quan hệgiữa hai nước mà còn ảnh hưởng đến cả khu vực. Trong những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, Thái Lan trở thành đồng minh thân cận của Mĩ trong cuộc chiến tại Việt Nam, không chỉ cho Mĩ xây dựng các căn cứ quân sự trên lãnh thổ mình, Thái Lan còn trực tiếp đưa quân sang tham chiến ở Việt Nam. Giai đoạn 1979 - 1991 mối quan hệ Thái Lan – Việt Nam trở nên rất căng thẳng xung quanh vấn đề Campuchia. Chính vấn đề này dẫn đến những mâu thuan, hiểu lầm, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệhai nước, tác động không tốt đến sựphát triển của hai nước nói riêng cũng nhưsự ổn định và phát triển của cảkhu vực Đông Nam Á nói chung.
Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra xu thế mới trong quan hệ quốc tế, hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong khi Thái Lan là một trong năm quốc gia sáng lập ASEAN, xu thế này đã làm cho mối quan hệ Đông Dương trong đó có Việt Nam và ASEAN đã chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
Câu 10:
Điểm giống nhau giữa hai Chiến tranh lạnh và hai cuộc chiến tranh thế giới đã qua trong thế kỉ XX đã qua là?
Đáp án B
Chiến tranh lạnh với hai cuộc chiến tranh thế giới đã qua có điểm giống nhau là đều để lại hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ.
- Chiến tranh thế giới thứ hai để lại hậu quả vô cùng nặng nề đối với nhân loại: hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá.
- Chiến tranh lạnh để lại hậu qua nặng nề, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng và tình trạng chiến tranh cục bộ đã nổ ra ở nhiều nơi.
Câu 11:
Ý nào sau đây không phải là mâu thuẫn xuất hiện trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lanh?
Đáp án C
Những mâu thuẫn xuất hiện trong quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh bao gồm:
- Mâu thuẫn giữa các nước lớn trong thiết lập trật tự thế giới mới.
- Mâu thuẫn về lợi ích dân tộc.
- Mâu thuẫn về vấn đề tôn giáo.
- Mâu thuẫn giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế quan trọng có diễn ra những trong phạm vi từng nước, được giải quyết trong bản thân nước nên không thể là mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế.
Câu 12:
Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh Việt Nam có thể vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay là gì?
Đáp án B
Những năm gần đầy, vấn đề biển Đông đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế. Trong xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam có thể áp dụng nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đê biển Đông do các lí do sau:
- Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời.
- Trong xu thế hòa hoãn, đối thoại, chung sống hòa bình giữa các nước, chiến tranh không phải là biện pháp giải quyết tình hình thỏa đáng.
- Biểu hiện là: lãnh đạo Việt Nam đã có những cuộc gặp gỡ với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, đưa ra những bằng chứng thuyết phục từ trong lịch sử để khẳng định hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Việt Nam thuyết phục Trung Quốc tham gia DOC, kêu gọi sự đồng thuận của nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới.
Câu 13:
Nhận định nào sau đây phản ánh đầy đủ mối quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?
Đáp án C
– Đó là sự thiết lập của trật tự thế giới hai cực Ianta dẫn đến tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng “Chiến tranh lạnh” kéo dài hơn hơn bốn thập kỷ. Tuy nhiên, trước hết, các quốc gia vẫn cùng tồn tại hòa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác.
– Cuối cùng Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp đổ, một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành,…. thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và hòa dịu, đối thoại hợp tác và phát triển.
Câu 14:
Ý nào sau đây không phải là ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đối với cục diện quan hệ giữa các nước ở châu Á?
Đáp án D
Chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng đến cục diện ở châu Á bằng các cuộc nội chiến và chiến tranh xâm lược:
- Nội chiến Trung Quốc.
- Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp.
- Cuộc chiến tranh Triều Tiên.
- Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ.
Ở Trung Quốc, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ không trực tiếp xâm lược nước này. Cách mạng Trung Quốc là cuộc nội chiến từ năm 1946 – 1949 giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Quốc Dân đảng có sự hậu thuẫn của Mĩ.
Câu 15:
Sự hình thành liên minh tổ chức NATO ở châu Âu, CENTO ở Trung Cận Đông, tổ chức Hiệp ước Vacsava ở Đông Âu,… trong những thập niên sau Chiến tranh thế giới thứ hai phản ánh điều gì?
Đáp án B
“Chiến tranh lạnh” là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Những biểu hiện của tình trạng “Chiến tranh lạnh” bao gồm:
- Mĩ và các nước đế quốc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc “Chiến tranh tổng lực” nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
- Tăng cường ngân sách quân sự, thành lập các khối quân sự, cùng các căn cứ quân sự bao quanh Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa (NATO, SEATO, CENTO, AUZUS, Khối quân sự Tây bán cầu, Liên minh Mĩ-Nhật...).
- Bao vây kinh tế, cô lập về chính trị đối với Liên Xô và các nước XHCN, tạo ra sự căng thẳng phức tạp trong các mối quan hệ quốc tế.
- Liên tiếp gây ra các cuộc chiến tranh xâm lược (Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Trung Đông...) hoặc can thiệp vũ trang (CuBa, Grê-na-đa, Pa-na-ma...).
Câu 16:
Chiến tranh lạnh được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai không xuất phát từ việc
Đáp án A
Nguyên nhân hình thành Chiến tranh lạnh bao gồm:
- Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
- Mĩ lo ngại trước sự phát triển của hệ thống chủ nghĩa xã hội.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh, nắm ưu thế về vũ khí hạt nhân, tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.
Chiến tranh lạnh thực chất là sự đối đầu Xô – Mĩ. Các tổ chức kinh tế, quân sự ra đời đối lập và chạy đua với nhau là ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế.
Câu 17:
Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?
Đáp án B
Tại Hội nghị Pôxđam, ba cường quốc đã khẳng định nước Đức phải trở thành một quốc gia thống nhất, hòa bình, dân chủ; tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít; thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh: quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức, quân đội Anh chiếm vùng Tây Bắc, quân đội Mĩ chiếm vùng phía Nam, quân đội Pháp được chiếm một phần lãnh thổ phía Tây nước Đức. Nhưng Mĩ, Anh và sau đó là Pháp đã tiến hành riêng rẽ việc hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, tháng 9 - 1949 lập ra Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức. Tháng 10 - 1949 được sự giúp đỡ của Liên Xô các lực lượng dân chủ ở Đông Đức đã thành lập Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
Như thế, trên lãnh thổ nước Đức đã xuất hiện hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau. Sự ra đời của Cộng hòa Dân chủ Đức là một đòn giáng mạnh vào chính “ngăn chặn” của Mĩ.
Câu 18:
Ý nào sau đây không phải là hệ quả của Chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án C
Hệ quả của chiến tranh lạnh đến quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
- Sự đối đầu giữa hai phe gây ra tình trạng căng thẳng kéo dài.
- Xác lập cục diện hai cực hai phe…nội dung này đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối tác động thế giới nửa sau thế kỉ XX.
- Chiến tranh lạnh dẫn tới cuộc chạy đua vũ trang nhiều năm, nhiều quốc gia bị lôi kéo.
- Gây ra tình trạng chia cắt cục bộ, chạy đua vũ trang, gây bất ổn ở nhiều khu vực.
Kinh tế Mĩ và Liên Xô suy giảm là nguyên nhân đưa tới hai nước tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh và là hậu quả của riêng hai cường quốc này.
Câu 19:
Nội dung nào không thể hiện đúng mục tiêu chiến lược của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án A
Mục tiêu bao quát của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là thực hiện chiến lược toàn cầu tham vọng bá chủ thế giới với ba mục tiêu chính:
- Một là, ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
- Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.
- Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.
Mĩ không hề can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đồng minh.
Câu 20:
Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án C
Từ liên minh chống phát xít, sau chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và đi tới tình trạng chiến tranh lạnh. Sự kiện mở đầu cho điều này là: Ngày 12-3-1947, thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ đã khăng định: sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì. Đây cũng là sự kiên mở đầu cho Chiến tranh lạnh nửa sau thế kỉ XX.