Trắc nghiệm Lý thuyết về phép phân tích và tổng hợp có đáp án
-
378 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phân tích là gì?
- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Tổng hợp là phép lập luận như thế nào?
- Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3:
Phép phân tích và tổng hợp được dùng trong văn bản nhằm:
- Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Có thể vận dụng các biện pháp nào trong phân tích?
- Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh, đối chiếu… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Lập luận tổng hợp thường đặt ở vị trí nào trong đoạn văn?
- Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Đọc Đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hi sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.”
Đoạn văn trên thuộc phương thức biểu đạt nào?
- Văn nghị luận: Dùng lí lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về một vấn đề nào đó. Để thuyết phục được ý kiến phải đúng, thái thộ phải đúng. Có thể gọi ý kiến là lí, còn thái độ là tình. Có ý kiến đúng mà thái độ không đúng thì cũng kém gì giá trị và tác dụng. Có ý kiến đúng và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lí nữa.- Văn miêu tả: Loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. Năng lực quan sát của người viết, người nói thường được bộc lộ rõ nhất.- Văn tự sự: Là phương thức trình bày chuỗi các sự việc, hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự việc, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc và thể hiện một ý nghĩa.- Văn biểu cảm: là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Đoạn văn trên nói về nội dung gì?
- Đoạn văn trên viết về những biểu hiện của lòng biết ơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8:
Đoạn văn trên được trình bày theo hình thức nào?
- Đoạn văn diễn dịch: Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề. - Đoạn văn qui nạp: Đoạn qui nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm.- Đoạn văn song hành (Không có câu chủ đề): Đây là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào.
- Đoạn tổng – phân – hợp (Có câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn): Đoạn tổng – phân – hợp là đoạn văn phối hợp diễn dịch với qui nạp. Câu mở đầu đoạn nêu ý khái quát bậc một, các câu tiếp theo triển khai cụ thể ý khái quát. Câu kết đoạn là ý khái quát bậc hai mang tính chất nâng cao, mở rộng.=>Đoạn văn trên viết theo hình thức tổng phân hợp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Trong câu văn cuối có vai trò gì?
- Câu cuối có nội dung kết lại chủ đề mà đoạn văn nói tới.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10:
Câu cuối trong đoạn văn sử dụng phép lập luận nào?
- Phân tích: là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
- So sánh: làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
- Chứng minh: dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
- Tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.
Đáp án cần chọn là: B