Chủ nhật, 12/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trung Quốc (Có đáp án)

Trung Quốc (Có đáp án)

Trung Quốc (Có đáp án)

  • 2062 lượt thi

  • 32 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc trải qua mấy giai đoạn?

Xem đáp án

Đáp án A

Từ 1946-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc. Cuộc nội chiến diễn ra qua 2 giai đoạn từ tháng 7-1946 đến 6-1947 và từ tháng 7-1947 đến 10-1949.


Câu 2:

Cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc diễn ra giữa

Xem đáp án

Đáp án D

Cuộc nội chiến 1946-1949 ở Trung Quốc đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản Trung Quốc


Câu 3:

Kết quả của cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng cộng sản (1946 - 1949) ở Trung Quốc là

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản và Đảng Cộng sản (1946 - 1949) là sự thắng lợi của Đảng cộng sản và ngay sau đó nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1-10-1949)


Câu 4:

Ý nào dưới đây không phải là kết quả cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng?

Xem đáp án

Đáp án C

Năm 1949, cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung quốc và Quốc dân đảng kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Lực lượng Quốc dân đảng thất bại, phải rút chạy ra Đài Loan. Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là Chủ tịch Mao Trạch Đông


Câu 5:

Trong giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947, quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược

Xem đáp án

Đáp án B

Trong giai đoạn 1 (từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947) quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực. Đến giai đoạn 2 (từ tháng 7-1947 đến cuối năm 1949), quân giải phóng Trung Quốc đã chuyển sang phản công, lần lượt giải phóng các vùng do Quốc Dân đảng kiểm soát.


Câu 6:

Sau giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947, quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược

Xem đáp án

Đáp án C

Trong giai đoạn từ tháng 7-1946 đến tháng 6-1947 quân giải phóng Trung Quốc thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực. Đến giai đoạn 2, quân giải phóng Trung Quốc đã chuyển sang phản công, lần lượt giải phóng các vùng do Quốc dân đảng kiểm soát.


Câu 7:

Trong giai đoạn 1949 - 1959, Trung Quốc thi hành đường lối đối ngoại như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D
Trong giai đoạn 1949-1959, Trung Quốc thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới


Câu 8:

Ý nào dưới đây không phải đường lối đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1978?

Xem đáp án

Đáp án C

Từ năm 1978, chính sách đối ngoại của Trung Quốc có nhiều thay đổi. Năm 1979, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ. Từ những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Inđônêxia,… Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam đến thời kì này đã kết thúc.


Câu 9:

Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Ngày 18-1-1950, Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


Câu 10:

Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công và Ma Cao vào thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án C
Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công ( 7 - 1997) và Ma Cao ( 12 - 1999).


Câu 11:

Trong 20 năm (1978-1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đã đạt được thành tựu về kinh tế nào dưới đây

Xem đáp án

Đáp án D

Sau 20 năm (1978 – 1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu: nền kinh tế Trung Quốc biến đổi nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong đó, tiêu biểu là GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%.


Câu 12:

Đâu không phải là thành tựu về khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc từ sau công cuộc cải cách - mở cửa (1978)?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ khi thực hiện công cuộc cải cách mở của, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn về khoa học - kĩ thuật. Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. Chương trình thám hiểm không gian được thực hiện từ năm 1992. Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu”, trong đó, con tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.


Câu 13:

Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là

Xem đáp án

Đáp án A
Đường lối cải cách mở của của Trung Quốc được nâng lên thành đường lối chung là: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh


Câu 14:

Mục tiêu lớn nhất của công cuộc cải cách - mở của ở Trung Quốc là?

Xem đáp án

Đáp án D

Đường lối chung của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc có nội dung: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn, nhằm hiện đại hóa và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Với mục tiêu biến Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh


Câu 15:

Ai là người đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978?

Xem đáp án

Đáp án B

Năm 1978 với tư cách là phó thủ tướng kiêm phó chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng đường lối cải cách mở cửa. Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987)


Câu 16:

Sự kiện nào đã đưa lịch sử Trung Quốc bước sang một kỉ nguyên mới?

Xem đáp án

Đáp án A

Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Sự kiện này đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc thắng lợi. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến. Đưa Trung Quốc bước sang kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.


Câu 17:

Trung Quốc đã phóng thành công tàu cùng người bay vào vũ trụ vào khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ tháng 1992, Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chương trình thám hiểm không gian. Đến ngày 15/10/2003, con tàu Thần Châu 5 cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào vũ trụ. Sự kiện này đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3 trên thế giới (sau Liên Xô, Mĩ) có tàu cùng con người bay vào vũ trụ.


Câu 18:

Trung Quốc trở thành quốc gia thứ mấy trên thế giới có người bay vào khoảng không vũ trụ?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ tháng 11-1999 đến tháng 3-2003, Trung Quốc đã phóng 4 con tàu “Thần Châu” với chế độ tự động. Và ngày 15-10-2003, con tàu “Thần Châu 5” cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ đã bay vào không gian vũ trụ. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.


Câu 19:

Tính chất của cuộc nội chiến ở Trung Quốc trong những năm 1946 - 1949 là?

Xem đáp án

Đáp án C

Nội chiến 1946 – 1949 chấm dứt với sự thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đã đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc được hoàn thành.

=> Cuộc nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949) mang tính chất của một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nó đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do


Câu 20:

Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất là

Xem đáp án

Đáp án B

Cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất dân tộc dân chủ do:

- Cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức nội chiến giữa hai đảng phái - đại diện cho hai lực lượng chi phối đời sống chính trị - xã hội Trung Quốc là Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng.

+ Đảng Cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân Trung Quốc, đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trung Quốc.

+ Quốc dân đảng là chính đảng của giai cấp tư sản, do Tưởng Giới Thạch đứng đầu, đại diện cho quyền lợi của tư sản, phong kiến, từng bước thực hiện chính sách phản động đi ngược lại quyền lợi của quần chúng nhân dân và lợi ích dân tộc. Vì quyền lợi giai cấp đã sẵn sàng cấu kết với Mĩ đang muốn can thiệp và đưa Trung Quốc vào vòng nô dịch.

=> Như vậy, Đảng Cộng sản đánh đổ sự thống trị của Quốc dân đảng, thực chất là đánh đổ giai cấp phong kiến, tư sản đế quốc can thiệp, tức là thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đang đặt ra đối với Trung Quốc sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nhật (1945)


Câu 21:

Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thắng lợi không mang ý nghĩa lịch sử nào dưới đây

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc cách mạng 1946 - 1949 của Trung Quốc đã xóa bỏ tàn dư phong kiến. Còn cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã thực hiện nhiệm vụ lật đổ chế độ phong kiến.


Câu 22:

Sự ra đời của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án C

Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.

Với thắng lợi này, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đưa nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội


Câu 23:

Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng Chủ nghĩa xã hội trên cơ sở tình hình đất nước như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau khi giành được độc lập, Trung Quốc bước vào thời kì xây dựng đất nước trong hoàn cảnh nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào bên ngoài. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa- giáo dục


Câu 24:

Biến đổi đầu tiên có tính chất bước ngoặt của Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án C

Biến đổi đầu tiên của Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đánh dấu sự thành công của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Trung Quốc. Đây cũng là biến đổi đầu tiên, có tính chất bước ngoặt và làm nền tảng cho những biến đổi tiếp sau.


Câu 25:

Anh (chị) hiểu như thế nào là “chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”?

Xem đáp án

Đáp án D

Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được hiểu là không rập khuôn máy móc những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lê-nin mà có sự vận dụng linh hoạt vào tình hình cụ thể Trung Quốc


Câu 26:

Công cuộc cải cách - mở cửa của nhân dân Trung Quốc hoàn thành nhờ vào yếu tố nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau 20 năm (1979 - 1998) thực hiện công cuộc cải cách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có nhiều tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Có được thành quả trên là do sự lao động quên mình của nhân dân Trung Quốc cùng với sự giúp đỡ to lớn của người “anh cả” Liên Xô.


Câu 27:

Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa là

Xem đáp án

Đáp án D
Trong đường lối cải cách mở cửa năm 1978, Trung Quốc đã chủ trương chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn. Đây chính là đặc trưng nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc thời kì cải cách mở cửa.


Câu 28:

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ của cuộc nội chiến (1946-1949) ở Trung Quốc là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Sau thời kì Quốc - Cộng hợp tác chống Nhật, ở Trung Quốc đã xảy ra cuộc nội chiến giữa hai lực lượng này. Nguyên nhân sâu sa là do sự đối lập về ý thức hệ giữa hai tổ chức này. Đồng thời, cả hai bên đều muốn tiêu diệt đối phương để nắm quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc


Câu 29:

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất?

Xem đáp án

Đáp án B

Cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1946 - 1949 mang tính chất một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Bởi cuộc cách mạng này đã giải quyết được những vấn đề:

- Vấn đề dân tộc: giải phóng đất nước, chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của chủ nghĩa đế quốc,…

- Vấn đề dân chủ: đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giải quyết những vấn đề dân chủ cho nhân dân.

- Cách mạng Trung Quốc còn có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.


Câu 30:

Bản chất của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 là

Xem đáp án

Đáp án C

Thực chất cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc cũng là một cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển TBCN hay XHCN với đại diện là Quốc dân Đảng và Đảng cộng sản.

- Nếu Đảng Cộng sản thắng thì Trung Quốc phát triển theo con đường Xã hội chủ nghĩa.

- Nếu Quốc Dân đảng thắng thì Trung Quốc phát triển theo con đường Tư bản chủ nghĩa có sự chi phối của Mĩ


Câu 31:

Theo anh (chị) cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1946-1949 chưa thực hiện được nhiệm vụ gì?

Xem đáp án

Đáp án C
Mặc dù cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc thực hiện thành công nhưng chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới chỉ kiểm soát được vùng đại lục. Phải lần lượt đến năm 1997, 1999, họ mới thu hồi được chủ quyền với Hồng Công và Ma Cao. Còn Đài Loan đến nay vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát


Câu 32:

Hạn chế của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc (1946-1949) là

Xem đáp án

Đáp án A
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc trong những năm 1936 - 1939 thắng lợi. Dẫn đến sự ra đời nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. Đã chấm dứt ách nô dịch và thống trị của đế quốc; xóa bỏ hoàn toàn những tàn dư của chế độ phong kiến; mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này mới chỉ thực hiện được nhiệm vụ giải phóng lục địa, chưa nắm được quyền kiểm soát với đảo Đài Loan. Đến năm 1997 và 1999, Trung Quốc mới thu hồi được chủ quyền đối với Hồng Công, Ma Cao


Bắt đầu thi ngay