Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Ninh Bình (chuyên)
-
73 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khái quát về tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn thơ trên?
Tình cảm của nhân vật trữ tình thể hiện trong đoạn thơ:
- Tình cảm chân thành, thắm thiết, gắn kết sẻ chia của tình đồng đội thiêng liêng, cao cả nơi chiến trường ác liệt.
- Vừa tự hào, bi tráng, vừa quặn thắt đau thương trước những hi sinh, mất mát, sẻ chia thời khắc sinh tử cùng đồng đội trong 56 ngày đêm khói lửa của chiến dịch Điện Biên Phủ.Câu 2:
Trình bày cách hiểu của anh, chị về quan điểm “đồng đội” của tác giả qua đoạn thơ sau:
Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo giội,
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội.
Đồng đội ta
là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
Cách hiểu về quan điểm “đồng đội” của tác giả:
- Đồng đội là hớp nước uống chung, nắm cơm bẻ nửa, chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa, chia khắp anh em một mẩu tin nhà, chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp, chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết.
Câu 3:
Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong những câu thơ sau:
Bạn ta đó
Ngã trên dây thép ba tầng
Một bàn tay chưa rời báng súng,
Chân lưng chừng nửa bước xung phong.
Ôi những con người mỗi khi nằm xuống
Vẫn nằm trong tư thế tiến công!
Câu 4:
Anh/ chị có suy nghĩ gì về “giá từng thước đất” qua những câu thơ sau:
Khi bạn ta
lấy thân mình
đo bước
Chiến hào đi,
Ta mới hiểu
giá từng thước đất,...
Suy nghĩ gì về “giá từng thước đất”:
Những chiêm nghiệm, thấu hiểu ý nghĩa về “cái giá” từng thước đất chính là sự vô giá bởi nó được đánh đổi bởi mồ hôi, máu thịt của đồng đội. Những hy sinh ấy không hề đơn lẻ mà chất chồng lên nhau rải trên mặt đất. Cái giá ấy có lẽ chỉ có thể trả lại bằng một lời thề đanh thép với vong linh đồng đội đã khuất, lời quyết tâm phải chiến đấu và chiến thắng để mang về mảnh đất của dân tộc.Câu 5:
II. PHẦN VIẾT (7,0 điểm)
Từ nội dung của đoạn thơ ở phần đọc hiểu, anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận ngắn (khoảng 1,5 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của bản thân về lòng biết ơn.
a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng bài văn:
Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 1,5 trang giấy thi) của bài văn. Thí sinh trình bày bài văn theo đúng bố cục Mở bài, thân bài, kết bài.a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng bài văn:
Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 1,5 trang giấy thi) của bài văn. Thí sinh trình bày bài văn theo đúng bố cục Mở bài, thân bài, kết bài.c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp làm rõ nội dung trọng tâm của bài văn:
* Xác định được các ý phù hợp để tập trung làm rõ nội dung bài văn, sau đây là một số gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận và khái quát cảm nghĩ về vấn đề.
- Thân bài:
+ Giải nghĩa: Lòng biết ơn là gì?
+ Biểu hiện của lòng biết ơn:
Luôn ghi nhớ công ơn của những người đã giúp cuộc sống tốt đẹp hơn.
Có những hành động thể hiện sự biết ơn
Luôn mong muốn đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
+ Lí do cần phải có lòng biết ơn:
Vì đó là nghĩa cử, truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ bao đời xưa.
Lòng biết ơn là một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng của mỗi con người.
Mỗi công việc chúng ta thành công không phải tự nhiên mà có, dù lớn hay nhỏ cũng có sự giúp đỡ của ai đó, vậy nên ta cần phải có lòng biết ơn.
+ Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.
- Đề xuất thực hiện giải pháp củng cố lòng biết ơn:
+ Luôn biết nói lời cảm ơn khi nhận một điều tốt đẹp từ người khác.
+ Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong xã hội.
+ Thường xuyên thể hiện sâu sắc lòng biết ơn của bản thân đối với những người đã tạo dựng ra các thành quả lao động trong xã hội.
+ Tuyên dương, ca ngợi và tôn vinh kịp thời, đúng lúc những hành động tốt đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.
+ Trân trọng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể do cha ông để lại. Không ngừng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống ấy trong thời đại mới.
+ Phấn đấu học tập tốt, rèn luyện nhân cách nhân phẩm trở thành người hữu ích mai này đem sức mình xây dựng quê hương đất nước.
- Kết bài: Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.
* Sắp xếp được hệ thống các ý hợp lí theo đặc điểm bố cục của kiểu bài văn; ưu tiêu sử dụng các dẫn chứng trích dẫn trong bài thơ Giá từng thước đất (Chính Hữu)d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu, liên kết đoạn trong bài văn.e. Sáng tạo
Câu 6:
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Chu Văn Sơn từng viết:
Văn chương trong nghĩa đơn giản nhất của nó là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp yêu thương cho con người.
(Đa mang một cõi lòng không yên định, Chu Văn Sơn, NXB Hội Nhà văn, 2021)
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng trải nghiệm văn học của mình, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài
Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận văn học
c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết
- Xác định được các ý của bài viết
- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:
1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề (Nếu không trích dẫn ý kiến trừ 0,25 điểm)
2. Triển khai vấn đề nghị luận:
a. Giải thích ý kiến:
- Văn chương là sự cất tiếng của yêu thương để bồi đắp yêu thương cho con người:
+ Khẳng định điều cốt lõi của văn chương là lòng yêu thương con người, trân trọng giá trị sinh mệnh. Chỉ những tác phẩm cất lên tiếng nói của tình yêu, tình thương, sự trân trọng hướng con người đến bến bờ chân - thiện - mỹ mới neo đậu trong lòng người đọc vượt thời gian.+ Văn học phản ánh hiện thực đời sống qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Vì vậy, mỗi tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân bởi tình cảm nồng nàn yêu tha thiết cuộc sống, cái nhìn đa cảm của người nghệ sĩ sẽ giúp người đọc đồng cảm, đi sâu vào nội tâm của mình và hoàn thiện nhân cách, lan tỏa yêu thương đến cộng đồng, xã hội.
b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau:
* Phân tích, chứng minh ý kiến:
- Văn chương là lĩnh vực của sự độc đáo, cảm xúc. Nếu không có tình yêu cuộc sống, nhà văn khó có thể cảm nhận và khám phá những ý nghĩa, sắc thái mới mẻ của đời sống.
- Văn chương cũng là lĩnh vực của hoạt động thẩm mĩ. Những hiện tượng thẩm mĩ của đời sống thường chỉ có thể nắm bắt khi con người nuôi dưỡng được cái nhìn mới mẻ và chiêm nghiệm về cuộc đời, cùng lòng bao dung, yêu mến con người.
- Vì vậy, bằng tình yêu thương thuần túy, người nghệ sĩ đã giãi bày những thấm thía, chiêm nghiệm về cuộc đời để nói thay nỗi lòng của con người.
- Tình yêu thương không chỉ là yếu tố quan trọng đối với nhà văn trong quá trình sáng tác mà còn giúp níu giữ tâm hồn bạn đọc. Văn học chạm đến người đọc thông qua trái tim, neo đậu trong lòng người đọc, kết nối con người với nhau. Văn học làm lòng người phong phú hơn. Nhờ văn chương, con người thoát khỏi những ràng buộc của đời sống lầm than, để đồng cảm với nỗi niềm chung nhất của phận người, để sống bằng tình cảm và mơ ước của nhiều đời, nhiều người.* Phân tích một số tác phẩm để thấy được sự yêu thương bồi đắp yêu thương cho con người của văn chương.
- HS phân tích một số tác phẩm để thấy được sự cất tiếng của văn chương để bồi đắp văn chương cho con người. Có thể chọn những tác phẩm đã được học trong SGK hoặc những tác phẩm bên ngoài SGK. Cần làm rõ được quá trình văn chương chạm đến trái tim và bồi đắp tình yêu thương của con người với con người và thế giới, bằng cách phát hiện cảm xúc rất nhỏ, rất sâu bên trong nội tâm con người. Từ đó, con người gột rửa tâm hồn, chắt lọc những điều tốt đẹp, nhìn thế giới bằng ánh nhìn thiện lương và cống hiến tình yêu thương đến nhân loại.
* Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.
3. Kết bài: Khẳng định lại quan điểm, nhận thức cá nhân về ý kiếnd. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.
- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.
Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.đ. Diễn đạt
Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản.e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.