Đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 4)
-
1699 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
"Xót người tựa cửa hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Của ai?
Đoạn thơ trên nằm trong văn bản Kiều ở lầu Ngưng Bích – Nguyễn Du
Câu 2:
Nêu vị trí của văn bản có đoạn thơ trên?
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn
Câu 3:
Chỉ ra và phân tích hiệu quả của thành ngữ, điển tích được sử dụng trong đoạn thơ?
- Thành ngữ: Quạt nồng ấp lạnh
- Điển cố, điển tích: Sân Lai, gốc tử
à Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi tả đồng thời bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ, ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa.
Câu 4:
- Qua đoạn thơ em nhận thấy Thúy Kiều là một người con hiểu thảo, hết lòng yêu thương cha mẹ. Nàng cảm thấy có lỗi với cha mẹ khi mà không thể báo hiếu cho cha mẹ được khi tuổi đã già. Quả thật tấm lòng yêu thương cha mẹ của nàng là phẩm chất tốt đẹp.
Câu 5:
Bài làm tham khảo
Con người Việt Nam ta rất xem trọng lòng hiếu thảo, bởi hiếu thảo là một truyền thống quý báu từ ngàn xưa của dân tộc. Ông bà, cha mẹ là người sinh thành, cho ta sự sống, được làm người. Vì vậy, phận là con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục. Bằng tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng, yêu thương thì những người con mới có thể phần nào đền đáp công ơn sinh thành. Lòng hiếu thảo xuất phát từ những hành động rất giản đơn, đó là yêu thương, luôn nghe lời cha mẹ, phụng dưỡng ông bà khi già yếu, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau. Việc hiếu nghĩa phải luôn luôn ghi nhớ, thực hành hàng ngày, chứ không chờ đến lúc ốm đau mới hỏi han, chăm sóc, hay chờ đến lúc chết mới than khóc, đau buồn. Lòng hiếu thảo chính là thước đo giá trị của con người chứ không phải tiền bạc hay địa vị cao sang, ai cùng từ cha mẹ sinh ra, nếu không báo hiếu cha mẹ thì đó là người vô tâm, vô cảm, ngược lại còn ngỗ nghịch, cãi lại cha mẹ thì đó là người con bất hiếu, không xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.
Câu 6:
Tưởng tượng 20 năm sau, em có dịp về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Dàn ý
1. Mở bài:
- Cần thơ, ngày...tháng …năm…
- Bạn…
2. Thân bài:
a) Những lí do thăm hỏi đầu thư.
- Lí do viết thư (tưởng tượng: VD: Soạn vỡ thấy tấm hình lớp chụp chung….)
b) Nội dung thư:
- Giới thiệu tên trường? (Tưởng tượng đến trường vào thời điểm nào? Lí do đến trường)
- Miêu tả con đường đến trường (so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)
- Miêu tả các phòng lớp (Phòng vi tính? Phòng TN? Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng: phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội…(So sánh)
- Miêu tả khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Những băng ghế? gốc bàng, hàng phượng (Còn như xưa ? đã già hay đã trồng cây khác?)
- Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè?
- Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? (Vui vẻ?). Thầy hiệu trưởng về hưu hay đã mất?
- Gặp lại thầy cô chủ nhiệm lớp 9A…? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? (Giọng nói? Ánh mắt? Khuôn mặt lộ vẻ xúc động?)
- Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm:
+ Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình?
+ Tâm trạng cô ra sao?
+ Tình cảm em như thế nào?
3. Kết luận:
- Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?
- Lời chào