Đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 6)
-
1694 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi có một căn nhà ở quê nơi có mảnh vườn rộng Đàn gà con chạy lon ton trong khu vườn mùa nào cũng có trái chín.Một cây táo già lặng lẽ bên góc sân.Những cơn gió hoang vu từ đồng quê thổi vào giữa trưa hè nóng bức và những khúc hát ru à ơ của mẹ trên cánh võng năm nào.[...]Chúng tôi-những đứa trẻ thôn quêquê,đầu trần chân đất nhưng tâm hồn lúc nào cũng rạng ngời như con chim sẻ bay giữa mùa xuân nhờ vào những khúc hát ru đầy cảm xúc của mẹ.[...] Một thế giới với những con vật gần gũi xung quanh.Đó là cái cò,cái vạc,là con cá ,con tôm,con tằm...và những con vật này cũng biết làm việc như người lớn:con cò bắt tép,cái bống thổi cơm,nấu nước hoặc là"Bà còng đi chợ trời mưa.Cái tôm cái tép đi đứa bà về".
[...] Cuộc sống ngày càng phát triển với nhiều tiện nghi hiện đại,những thiết bị như máy nghe nhạc,nhiều loại băng,đĩa hình,điện thoại di động có cài các loại nhạc,kể cả hát ru...khiến người ta quên đi những khúc hát ru.
Xác định từ láy trong các câu văn sau:
Tôi có một căn nhà ở quê.Nơi có mảnh vườn rộng,đàn gà con chạy lon ton trong khu vườn mùa nào cũng có trái chín.Một cây táo già lặng lẽ bên góc sân
Câu 2:
Trong đoạn trích,lời hát ru nào được dẫn trực tiếp?
Trong đoạn trích , lời hát ru được dẫn trực tiếp là :” Bà còng đi chợ trời mưa. Cái tôm cái tép đi đưa bà về”
Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:
Chúng tôi-những đứa trẻ thôn quêquê,đầu trần chân đất nhưng tâm hồn lúc nào cũng rạng ngời như con chim sẻ bay giữa mùa xuân nhờ vào những khúc hát ru đầy cảm xúc của mẹ.
Biện pháp so sánh : “ Tâm hồn lúc nào cũng rạng ngời”- “ con chim sẻ bay giữa mùa xuân”
Tác dụng
+ Làm câu văn gợi hình gợi cảm , đi vào lòng người đọc
+ Nổi bật tâm hồn trong sáng , thánh thiện , hồn nhiên của những đứa trẻ
+ Cảm xúc tưởng nhớ, trân trọng , yêu thương tác giả dành cho một thời trẻ thơ của mình
Câu 4:
- Với riêng em những lời hát ru của bà của mẹ có những ý nghĩa rất đẹp , rất thơ. Lời ru ấy đưa em vào những giấc ngủ, lời ru ấy đưa em đến những ước mơ đẹp, lời ru ấy theo em cả thời ấu thơ hồn nhiên , non nớt . Lời ru ấy là kỉ niệm , là hồi ức đẹp đẽ em sẽ luôn nhớ về , suốt cả đời mình..
Câu 5:
Từ ý nghĩa lời hát ru của phần đọc – hiểu, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo
Bài làm tham khảo
Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.
Câu 6:
Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (trích Truyền kì mạn lục) của tác giả Nguyễn Dữ
Dàn ý
I. Mở bài
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Dữ, tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
- Giới thiệu về nhân vật Vũ Nương - nhân vật chính của truyện.
II. Thân bài
1. Hoàn cảnh sống của Vũ Nương
- Xã hội phong kiến Nam quyền với những bất công với người phụ nữ.
- Chiến tranh loạn lạc xảy ra chia cắt nhiều gia đình.
2. Vẻ đẹp của Vũ Nương
- Vũ Nương là người vợ hiền, khuôn phép: biết chồng đa nghi nên hết sức giữ gìn khuôn phép, khi chồng phải đi lính thì không mong công danh mà chỉ hy vọng chồng trở về bình an, hết lòng chung thủy chờ đợi chồng.
- Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo, người vợ yêu thương con hết mực: chăm sóc mẹ chồng lúc ốm đau, khi mẹ chồng chết lo tang như đối với mẹ đẻ, thương con phải xa cha từ nhỏ…
3. Số phận của Vũ Nương
- Không được quyết định cuộc đời mà phải chịu sự sắp xếp của cha mẹ: hôn nhân không môn đăng hộ đối.
- Lấy chồng nhưng phải chịu sự chia ly bởi chiến tranh.
- Bị chồng nghi là thất tiết, phải lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch.
- Khi chết rồi, muốn trở về bên gia đình nhưng không được nữa.
4. Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện độc đáo cho thấy chân dung người phụ nữ với vẻ đẹp toàn diện.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: miêu tả tâm lí, nội tâm nhân vật Vũ Nương thông qua đối thoại, độc thoại…
- Yếu tố kì ảo góp phần xây dựng cốt truyện.
III. Kết bài
- Vũ Nương là nhân vật tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội cũ.
- “Chuyện người con gái Nam Xương” nói riêng, “Truyền kì mạn lục” nói chung gửi gắm nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.