Ôn tập Sinh học 11 mức độ vận dụng, vận dụng cao (P2)
-
13742 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có mấy đáp án dưới đây đúng với loài sinh sản hữu tính?
(1). Số lượng gen trên mỗi phân tử ADN càng lớn thì nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng lớn
(2). Số lượng NST đơn bội càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng phong phú
(3). Bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con kiểu gen
(4). Bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể của loài nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh
Các phát biểu đúng về loài sinh sản hữu tính là: (1),(2),(4)
Ý (3) sai vì mỗi bố mẹ chỉ truyền cho con 1 nửa số NST, không truyền cả kiểu gen
Chọn A.
Câu 2:
Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì
Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì không chịu ảnh huởng của các tác nhân môi trường
Chọn A.
Câu 3:
Sinh sản vô tính không thể tạo thành
Sinh sản vô tính không hình thành thể hợp tử vì không có sự kết hợp của các giao tử
Chọn A.
Câu 5:
Trong các hình thức sinh sản sau đây, hình thức nào là sinh sản vô tính ở động vật?
1. Phân đôi. 2. Nảy chồi.
3. Sinh sản bằng bào tử. 4. Phân mảnh.
5. Trinh sản.
Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là : 1,2,4,5
Chọn C.
Câu 6:
Nhận xét nào sau đây là không đúng ?
Phát biểu sai là A, VD như gà, chim, rắn đẻ trứng nhưng thụ tinh trong
Chọn A.
Câu 7:
Các cây dây leo quấn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
Đây là ví dụ về hướng tiếp xúc
Chọn B.
Câu 8:
Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là
Cảm ứng ở thực vật xảy ra chậm, khó nhận thấy
Chọn B.
Câu 9:
Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là
Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là tác nhân kích thích không định hướng
Chọn C.
Câu 10:
Ở động vật, đặc điểm nào sau đây là đúng với kiểu sinh trưởng và phát triển không qua biến thái?
Đáp án là A.
Câu 11:
Hoocmôn Ơstrôgen do
Đáp án là D
Hoocmôn Ơstrôgen do buồng trứng tiết ra, Teslosteron do tinh hoàn tiết ra, Tiroxin do tuyến giáp tiết ra.
Câu 12:
Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn
Đáp án C
Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn: Phôi thai và sau khi sinh.
Câu 13:
Những động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn là
Những động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn là cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi
Chọn B.
Câu 14:
Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả.
Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả người bé nhỏ hoặc khổng lồ
Chọn C.
Câu 15:
Ở ếch, quá trình biến thái từ nòng nọc thành ếch nhờ hoocmon:
Quá trình biến thái từ nòng nọc thành ếch (đứt đuôi) nhờ hormone tiroxin
Chọn A.
Câu 16:
Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái
Phát triển qua biến thái hoàn toàn: là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái,sinh lý rất khác với con trưởng thành
Chọn B.
Câu 17:
Ở các nơron, điện thế hoạt động còn được gọi là
Đáp án D
Ở các nơron, điện thế hoạt động còn được gọi là xung thần kinh.
Câu 18:
Khi nói về cảm ứng ở thực vật, có các hiện tượng ở thực vật sau đây:
(1). Đỉnh sinh trưởng của cành và thân luôn hướng về phía có ánh sáng.
(2). Hệ rễ của thực vật luôn phát triển sâu xuống lòng đất để tìm nguồn nước và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
(3). Hiện tượng cụp lá và xòe lá của cây hoa trinh nữ (hoa xấu hổ) khi bị va chạm.
(4). Hoa bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu.
(5). Hoa nghệ tây và hoa tuylip nở và cụp theo sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.
Có bao nhiêu hiện tượng là kiểu ứng động sinh trưởng ở thực vật?
Đáp án A
Các ví dụ về ứng động sinh trưởng là: 4,5
1,2: hướng động
3: ứng động không sinh trưởng
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án D
Phát biểu sai là D, auxin được sinh ra ở đỉnh thân, cành vận chuyển xuống rễ.
Câu 20:
Khẳng định nào sau đây khi nói về xináp là sai?
Đáp án A
Phát biểu sai về xinap là A, xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ, tuyến, thần kinh
Câu 21:
Ứng dụng tập tính nào của động vật, đòi hỏi công sức nhiều nhất của con người?
Đáp án A
Để thay đổi tập tính bẩm sinh của ĐV đòi hỏi cần nhiều công sức của con người.
Câu 22:
Xét các tập tính sau :
(1) người thấy đèn đỏ thì dừng lại
(2) Chuột chạy khi nghe tiếng mèo kêu
(3) Ve kêu vào mùa hè
(4) Học sinh nghe kể chuyển cảm động thì khóc
(5) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
Trong các trường hợp trên, những tập tính bẩm sinh là:
Đáp án A
Những tập tính bẩm sinh là 3,5.
Câu 23:
Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
Đáp án A
Tính chuyên hóa của hoocmon thực vật thấp hơn nhiều so với hoocmôn của động vật bậc cao
Câu 24:
Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra
Đáp án C
Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ cho cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều hòa hoạt động của cây
Câu 25:
Một trong các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là
Đáp án B
Nhân tố bên trong ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển ở động vật là hormone.
Câu 26:
Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về vai trò của hoocmôn tirôxin?
(1) Ở lưỡng cư, tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch
(2) Ở lưỡng cư, tirôxin gây ức chế quá trình biến từ nòng nọc thành ếch
(3) Kích thích chuyển hóa ở tế bào
(4) Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
(5) Ở trẻ em, thiếu tirôxin sẽ gây bệnh bướu cổ
Đáp án C
Các nhận định đúng về hormone tiroxin là 1,3,4
(2) sai, tiroxin kích thích nòng nọc chuyển thành ếch
(5) sai, ở trẻ em thiếu tiroxin gây thiểu năng trí tuệ
Câu 27:
Xét các ngành thực vật sau:
(1) Hạt trần (2) Rêu
(3) Quyết (4) Hạt kín
Sinh sản bằng bao tử có ở
Đáp án A
Sinh sản bằng bao tử có ở Rêu và Quyết
Câu 28:
Có bao nhiêu hiện tượng dưới đây thuộc về ứng động theo sức trương nước?
I. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
II. Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
III. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khi có và chạm
IV. Khí khổng đóng và mở
V. Lá cây họ Đậu xòe ra vào ban ngày và khép lại vào ban đêm
Đáp án D
Hiện tượng thuộc về ứng động theo sức trương nước là III, IV
Câu 29:
Loại hướng động nào sau đây là hướng động âm?
Đáp án C.
Hướng động âm là kiểu hướng động sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích.
Câu 30:
Loài nào sau đây phát triển không qua biến thái?
Đáp án D.
Ong và bướm là ví dụ về biến thái hoàn toàn.
Châu chấu là ví dụ về biến thái không hoàn toàn.
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hoocmôn thực vật?
Đáp án A.
B. Sai. AAB liên quan đến sự chín và ngủ của hạt, sự đóng mở khí khổng.
C. Sai. Xitokinin có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào.
D. Sai. Etilen mới được sử dụng để thúc quả chín, rụng lá.
Câu 32:
Khi nói về sinh sản vô tính ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Sinh sản bằng cách phân đôi có ở động vật đơn bào và giun dẹp.
(2) Sinh sản bằng cách nảy chồi có ở bọt biển và ruột khoang.
(3) Sinh sản bằng phân mảnh có ở bọt biển và giun dẹp.
(4) Trinh sinh là hình thức sinh sản chỉ có ở những loài sinh sản vô tính.
Đáp án C.
(1) Đúng. Ở những loài này, khi cơ thể đạt đủ kích thước, chúng sẽ tự phân đôi tạo thành hai cá thể mới.
(2) Dúng. Ở loài thủy tức, khi có thức ăn dồi dào, chúng sẽ lớn nhanh và bắt đầu nảy chồi để tạo ra thủy tức con. Thủy tức con ban đầu dính liền với mẹ, sau khi đủ kích cỡ mới tách ra. Còn khi thức ăn khan hiếm chúng sẽ sinh sản hữu tính.
(3) Đúng. Ở bọt biển, khi trưởng thành chúng sẽ phân cơ thể thành nhiều mảnh, từ những mảnh ấy sẽ phát triển thành những bọt biển mới.
(4) Sai. Trinh sinh là hình thức sinh sản, trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thành cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội. Thường gặp ở các loài ong, kiến, rệp. Những loài này vẫn có sinh sản hữu tính.
Câu 33:
Hình thức sinh sản vô tính nào có cả ở động vật đơn bào và đa bào?
Đáp án C
Sinh sản bằng cách phân đôi có ở động vật đơn bào (trùng biến hình) và đa bào (giun dẹp).
Câu 34:
Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?
Đáp án B
Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, xảy ra ở cả cây một lá mầm và hai lá mầm.
Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên (tầng sinh bần, tầng sinh mạch) hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, dác và vỏ.
Câu 35:
Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở
Đáp án C
Xitokinin là một nhóm các chất tự nhiên và nhân tạo có tác dụng gây ra sự phân chia tế bào được sinh ra chủ yếu ở rễ.
Ở mức cơ thể: kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình hóa già của tế bào.
Ở mức tế bào: kích thích sự phân hóa chồi, ngăn chặn sự hóa già.
Câu 36:
Phát biểu nào sau đây về xinap là đúng?
Đáp án A
A. Đúng. Tốc độ truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn truyền tin trên sợi thần kinh không có bao mielin vì bao gồm nhiều bước trung gian hóa học làm chậm thời gian, trong khi truyền thông tin trên sợi thần kinh là theo kiểu điện thế nên nhanh hơn.
B. Sai. Xinap hóa học có thể chứa chất trung gian hóa học là axetincolin, noradrenalin, dopamin, serotonin,... Hơn nữa, còn có xinap điện.
C. Sai. Thông tin truyền qua xinap hóa học là nhờ chất trung gian hóa học và bắt buộc phải có.
D. Sai. Xinap là diện tiếp xúc giữa: tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, tế bào thần kinh với tế bào khác, còn diện tiếp xúc giữa hai tế bào mà trong đó không có tế bào thần kinh thì không gọi là xinap.
Câu 37:
Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới?
Đáp án A
Hệ thần kinh dạng lưới có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn thuộc ngành ruột khoang. Thỏ, người, voi thuộc ngành động vật có xương sống nên sẽ có hệ thần kinh dạng ống.
Câu 39:
Hình thức thụ tinh trong có ở loài nào sau đây?
Đáp án C
Thụ tinh trong là hình thức thụ tinh, trong đó, trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái. Vì vậy, thụ tinh phải có quá trình giao phối giữa con đực và con cái.
Câu 40:
Lá cây trinh nữ cụp vào khi bị tác động bên ngoài là kiểu
Đáp án B
Nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi va chạm là sức trương của nửa dưới các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận.