Thứ sáu, 26/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án

Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án

Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án (P1)

  • 7990 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cơ quan nào dưới đây không trực thuộc Liên hợp quốc?

Xem đáp án

Đáp án A

Ủy ban châu Âu thuộc Liên minh châu Âu (EU)


Câu 2:

Thời cơ thuận lợi “ngàn năm có một” cho nhân dân Việt Nam Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (năm 1945) là khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Vì nếu như nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền khi quân Đồng minh đã vào tức là Việt Nam đang vi phạm luật pháp quốc tế và chính quyền được lập ra cũng không được coi là hợp pháp


Câu 3:

Góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là ý nghĩa của

Xem đáp án

Đáp án C

Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có chủ trương “vô sản hóa” đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồng thời để truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-ni. Phong trào “vô sản hóa” đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam


Câu 4:

Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá?

Xem đáp án

Đáp án B

- Đáp án A, C, D: đều thuộc biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

- Đáp án B: thuộc đặc điểm quan hệ đối ngoại của Nhật Bản và Mĩ sau năm 1945


Câu 5:

Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), nước Pháp thoát khỏi nguy cơ bị quân Đức tiêu diệt (1914) là do

Xem đáp án

Đáp án C

Mở đầu chiến tranh, Đức dự định tấn công Pháp một cách chớp nhoáng. Sau đó, quay sang đánh Nga. Tuy nhiên, khi Pháp đang gặp khó khăn và có nguy cơ bị tiêu diệt, Nga đã tấn công vào Đông Phổ buộc Đức phải điều bớt quân từ Mặt trận phía Tây về chống lại quân Nga => Pari được cứu thoát => Đầu tháng 9-1914, Pháp phản công và giành thắng lợi trên sông Mác-nơ


Câu 6:

Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại:

-  Mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

-  Khoa học gắn liền với kỹ thuật, đi trước mở đường cho kỹ thuật.

-  Kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.

-  Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, là nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.

=> Như vậy, cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại diễn ra theo trình tự: khoa học – kĩ thuật – sản xuất


Câu 7:

Ngoài một nền quốc phòng hùng mạnh, sức mạnh của mỗi quốc gia trên thế giới sau Chiến tranh lạnh còn dựa chủ yếu vào những yếu tố nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh


Câu 8:

Đặc điểm nào của tổ chức Việt Nam Quốc Dân đảng là tích cực, phù hợp với yêu cầu của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đáp án B

Việt Nam Quốc Dân đảng là một chính đảng yêu nước, đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Chương trình hành động của Đảng ở thời kì cuối cùng có nêu rõ: bất hợp tác với chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn, cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

=> Mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân tộc là giải quyết mâu thuẫn cấp bách đặt ra đó là mâu thuẫn dân tộc. Đây chính là điểm tích cực, phù hợp với yêu cầu của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX


Câu 9:

Phong trào đấu tranh nào dưới đây là của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong thời kì 1919 - 1925?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ năm 1919 đến năm 1925, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.

Chọn: D

Chú ý:

Các đáp án A, B, C: thuộc phong trào đấu tranh của giai cấp tiểu tư sản


Câu 10:

Đặc điểm của phong trào dân chủ (1936 – 1939) ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị đông đảo trên quy mô rộng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.

- Quy mô rộng lớn: phong trào thu hút hầu hết các giai cấp, tầng lớp nhân dân khắp nơi đấu tranh cho dân sinh, dân chủ

- Hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú: công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

Chọn: A

Chú ý:

Các đáp án B, C, D: là đặc điểm của phong trào cách mạng 1930 – 1931


Câu 11:

Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. Câu nói nhận định về sự kiện

Xem đáp án

Đáp án A

Câu nói trên là nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào cuối tháng 7/1945 về sư kiện Cách mạng tháng Tám năm 1945


Câu 12:

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) là sản phẩm kết hợp của những nhân tố nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (2-1930) là sản phẩm kết hợp của Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào yêu nước, phong trào công nhân


Câu 13:

Điểm giống nhau cơ bản giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Ấn Độ thời kì 1919 - 1939 là về

Xem đáp án

Đáp án A

*Bảng so sách cách mạng Trung Quốc và cách mạng Ấn Độ thời kì 1919 – 1939

Nội dung

Cách mạng Trung Quốc

Cách mạng Ấn Độ

Giai cấp

lãnh đạo

Giai cấp vô sản mà đại diện là Đảng Cộng Sản

Giai cấp tư sản mà đại diện là Đảng Quốc đại

Phương pháp đấu tranh

Bạo động kết hợp với sự nổi dậy của quần chúng

Bạo động, bất hợp tác

Khuynh hướng cách mạng

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Cách mạng dân chủ tư sản

Lực lượng cách mạng

Đông đảo các giai cấp, tầng lớp nhân dân

=> Điểm giống nhau giữa cách mạng Trung Quốc và cách mạng Ấn Độ thời kì 1919 – 1939 là về lực lượng tham gia đông đảo


Câu 14:

Năm 1995, Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì lí do chủ yếu nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Giải chi tiết:

Ngày 11/7/1995 tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Phía Việt Nam cho rằng, đây là một quyết định quan trọng “phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của tình hình quốc tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, ổn định và phát triển ở Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Quyết định này cũng phản ánh nguyện vọng của đông đảo người dân Mỹ muốn quên đi “hội chứng chiến tranh Việt Nam”, chấm dứt những bất đồng chia rẽ trong xã hội Mỹ.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ đến nay, hợp tác song phương này được mở rộng một cách vững chắc, không chỉ trong lĩnh vực chính trị-ngoại giao, kinh tế-thương mại, mà cả trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ…

=>Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam vì đó là chính sách phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác của thế giới


Câu 15:

Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới trong giai đoạn nào dưới đây?

Xem đáp án

: Đáp án A

- Từ thập niên 50-70 của thế kỉ XX: Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất thế giới.

- Từ thập niên 70 của thế kỉ XX trở đi: Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới


Câu 16:

Sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới được hiểu là

Xem đáp án

Đáp án D

Sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp. Nó không chứng tỏ chủ nghĩa xã hội không phù hợp với nhân lại hay sự chiến thắng của chủ nghĩa tư bản với hệ thống xã hội đối lập


Câu 17:

Từ những năm 70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật Bản giữ vị trí

Xem đáp án

Đáp án C

Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu)


Câu 18:

Nội dung nào dưới đây không là nguyên nhân xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Đáp án C

Những hoat động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc nhằm truyền bá con đường cách mạng vô sản vào Việt Nam, thúc đẩy phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản phát triển, chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.

=> Đây không phải là nhân tố làm xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản ở Việt Nam vào đầu thế kỉ XX


Câu 19:

Đâu là nguyên nhân quyết định hàng đầu dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án A

Nguyên nhân hàng đầu đưa đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính là nguyên nhân phát triển chung nhất của các nước này, đó là: Dựa vào thành tựu Khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm


Câu 20:

Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son (8-1925) đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam vì

Xem đáp án

Đáp án C

- Trong thời gian trước tháng 8-1925: công nhân đấu tranh đòi lợi kinh tế bằng cách phá hoại máy móc của chủ xưởng, đòi tăng lương, giảm giờ làm

- Đến tháng 8-1925 đã đánh dấu mốc giai cấp công nhân bước đầu đi vào đấu tranh tự giác. Thợ máy xưởng Bason tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiếm hạm Misơlê của Pháp trước khi chiếm hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.

=> Nếu như trước đây, phong trào công nhân diễn ra chưa có tổ chức lãnh đạo, chủ yếu mang tính tự phát với mục tiêu đòi quyền lợi về kinh tế thì đến năm 1925, cuộc bãi công của công nhân Ba son đã được đặt dưới sự lãnh đạo của Công hội Bí mật, có tổ chức kết hợp đấu tranh đòi quyền lợi chính trị và kinh tế => Chủ nghĩa Mác-Lê-nin đã được thực hành trong thực tiễn


Câu 21:

Sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là

Xem đáp án

Đáp án D

Sự kiện đánh dấu chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (đầu năm 1930)


Câu 22:

Kẻ thù chính của nhân dân các nước Đông Nam Á ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc là

Xem đáp án

Đáp án B

Nhân cơ hội Nhật đầu hàng đồng minh, ba nước (Indonesia, Việt Nam, Lào) đã giành được độc lập và nhiều nước Đông Nam Á đã giải phóng được phần lớn lãnh thổ. Tuy nhiên, ngay sau đó, thực dân Âu – Mĩ lại quay lại tái chiến Đông Nam Á, nhân dân Đông Nam Á lại phải đứng lên kháng chiến chống quân xâm lược.

=> Kẻ thù chính của nhân dân Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa thực dân cũ.

Chú ý:

- Kẻ thù chính của nhân dân dân châu Phi sau 1945 là: chủ nghĩa thực dân cũ và chế độ phân biệt chủng tộc.

- Kẻ thù chính của nhân dân Mĩ Latinh sau năm 1945 là: chủ nghĩa thực dân mới, cụ thể là chế độ độc tài thân Mĩ


Câu 23:

Đường lối của Đảng cộng sản Trung Quốc từ sau năm 1978 có điểm gì mới so với trước?

Xem đáp án

Đáp án D

Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu công cuộc cải cách kinh tế - xã hội. Đây chính là điểm mới trong đường lối của Đảng Cộng sản Trung Quốc so với trước, nhằm khắc phục khó khăn, khủng hoảng từ năm 1959 đến năm 1978


Câu 24:

Trong cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam (từ đầu tháng 3 – 1945), khẩu hiệu đấu tranh nào mang cả ý nghĩa kinh tế và chính trị?

Xem đáp án

Đáp án A

Cùng với khởi nghĩa từng phần, phong trào phá kho thóc của Nhật vói khẩu hiệu “Phá kho thóc của giặc Nhật chia cho dân nghèo” để cứu đói có ý nghĩa kinh tế, chính trị rất sâu sắc và to lớn. Phong trào đã nhanh chóng giải quyết được nạn đói ở nhiều tỉnh, uy tín của Việt Minh lên rất cao. Phong trào thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh và khởi nghĩa trong nhân dân, tập dượt quần chúng đi từ hình thức đấu tranh thấp đến những hình thức đấu tranh cao, kết hợp đấu tranh kinh tế, chính trị, vũ trang chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa


Câu 25:

Mục đích cao nhất của việc thành lập Mặt trận Việt Minh (5-1941) là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Tháng 5/1941, trước những thay đổi mạnh mẽ của tình hình trong nước và những biến động to lớn trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng ở Khuổi Nậm, Pác Bó, Cao Bằng quyết định sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng - khẳng định giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Hội nghị đã quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) nhằm tập hợp và đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, các giới…tham gia Mặt trận. Với Cương lĩnh chính trị đúng đắn của mình, chỉ sau một thời gian ngắn, Mặt trận Việt Minh đã phát triển nhanh chóng, từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, thu hút đông đảo các giai tầng xã hội tham gia Mặt trận và đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.

=> Như vậy, mục đích cao nhất khi thành lập Mặt trận Việt Minh là: làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập


Câu 26:

Mâu thuẫn Đông - Tây tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam trong khoảng thời gian nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Cách giải:

- Từ năm 1950, Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, viện trợ và giúp đỡ Việt Nam về nhiều mặt.

- Từ năm 1947, Mĩ đã bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Việt Nam thông qua viện trợ cho Pháp. Sau năm 1954, Mĩ chính thức lập ra chính quyền Ngô Định Diệm => Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ bắt đầu từ năm 1954 và kết thúc ở năm 1975 (đánh dấu bằng thắng lợi của nhân dân Việt Nam ở cuộc tổng tiến công mùa xuân 1975)

Trong khi đó, sau năm 1945 mâu thuẫn giữa phe CNTB và XNXH diễn ra gay gắt đứng đầu là Liên Xô và Mĩ. => Sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam đã thể biến chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn này


Câu 27:

Năm 1912, Phan Bội Châu đã thành lập tổ chức cách mạng nào ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án A

Năm 1912, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng ở nước ngoài đã thành lập Việt Nam Quang phục hội.

Chú ý:

Hội Duy Tân được Phan Bội Châu thành lập vào tháng 5-1904


Câu 28:

Văn kiện nào của Đảng cộng sản Đông Dương đã phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước” của nhân dân Việt Nam (1945)?

Xem đáp án

Đáp án B

Hội nghị ngày 12-3-1945 đã ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và quyết định phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa


Câu 29:

Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nhật những năm 30 của thế kỉ XX so với sau Chiến tranh thế giới hai là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

- Trong những năm 30 của thế kỉ XX, chủ nghĩa phát xít hình thành ở Nhật Bản, thực hiện chính sách tăng cường chạy đua vũ trang và đẩy mạnh chiến tranh xâm lược. Nhật Bản trở thành lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới.

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới, trọng tâm là Mĩ và các nước ASEAN nhằm tăng cường vị thế chính trị của mình để tương xứng với vị thế siêu cường về kinh tế


Câu 30:

Phát xít Đức đầu hàng lực lượng Đồng minh không điều kiện trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) sau thất bại ở trận nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Sau thất bại ở trận Béc-lin, ngày 9-5-1945, Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt ở châu Âu


Câu 31:

Hoạt động của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 hướng đến mục đích nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Các tổ chức cộng sản ở Việt Nam (ra đời năm 1929) đều hoạt động vì một mục đích chung đó là thúc đẩy sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Chính vì thế, đây chính là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của đảng


Câu 32:

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án C

- Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc sau khi đọc “Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc, thuộc địa” - con đường cách mạng vô sản. Sự kiện này đã đánh dấu bước mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.

- Sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo hoàn toàn chấm dứt khi Đảng Cộng sản Viêt Nam ra đời (1930) xác định tổ chức lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân


Câu 33:

Phong trào đấu tranh đầu tiên chống đế quốc của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án

Đáp án B

Gần như đồng thời với phong trào Duy tân, một cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân chống đế quốc đã diễn ra ở miền Bắc Trung Quốc - phong trào Nghĩa Hòa đoàn. Bùng nổ ở Sơn Đông, phong trào nhanh chóng lan rộng ra Trực Lệ, Sơn Tây. Nghĩa quân tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh. Đây được coi là phong trào đấu tranh đầu tiên của nhân dân Trung Quốc đấu tranh chống đế quốc từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX


Câu 34:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim”.

“Mặt trời chân lí” trong những câu thơ trên của nhà thơ Tố Hữu được hiểu là văn kiện nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Hai câu thơ trong bài thơ “Từ Ấy” của nhà thơ Tố Hữu nhắc đến văn kiện “Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Đông Dương” (1930) đã soi sáng cho con đường cách mạng của nhà thơ, chỉ lối cho con đường cách mạng của nhà thơ


Câu 35:

Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga và cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc giống nhau cơ bản là về

Xem đáp án

Đáp án D

*Bảng so sánh cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga và cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc

Nội dung

Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga

Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc

Lãnh đạo

Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng Bônsêvích và Lê-nin

Giai cấp tư sản đứng đầu là Tôn Trung Sơn

Phương pháp

Lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, đưa nước Nga tiến lên Chủ nghĩa xã hội

Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đưa Trung Quốc tiến lên chế độ tư bản

Tính chất

Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Cách mạng dân chủ tư sản không triệt để (kiểu cũ)

Phương pháp đấu tranh

Vũ trang

 => Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga và cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc giống nhau cơ bản là về phương pháp đấu tranh vũ trang


Câu 36:

Nhận xét nào dưới đây đúng về Phong trào cách mạng 1930-1931 của nhân dân Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Phong trào 1930 – 1931 là phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thực hiện mục tiêu/nhiệm vụ chiến lược được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đó là: chống đế quốc và chống phong kiến. Thực tế phong trào 1930 – 1931 đã nhắm trúng hai kẻ thù của dân tộc, không còn ảo tưởng vào kẻ thù của dân tộc và giai cấp như phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX. Biểu hiên rõ nhất là thông qua các khẩu hiệu của phong trào này là: “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất cho dân cày”. Phong trào đấu tranh của nhân dân giai đoạn 1930 – 1931 thực hiện đúng khẩu hiệu này, đưa phong trào phát triển đến đỉnh cao là ở Xô viết Nghệ - Tĩnh.

=> Có thể nói, phong trào 1930 – 1931 là một phong trào có tính chất triệt để


Câu 37:

Hiệp ước nào đánh dấu Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập dần trở thành thuộc địa của thực dân Pháp?

Xem đáp án

Đáp án D

- Với Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế thừa nhận ba tỉnh miền Đông Nam Kì thuộc Pháp. Đây là chặng đầu tiên trong tiến trình đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ thực dân Pháp của triều đình Huế, đánh dấu Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập dần trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

- Hiệp ước Hácmăng (1883) và Patơnốt (1884) được kí kết đã chính thức biến Việt Nam thành thuộc địa của Pháp, triều Nguyễn vẫn còn tồn tại những không có thực quyền


Câu 38:

Nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Đáp án D

- (sgk 12 trang 109): Hội nghị lần thứ 8 BCHTW Đảng (5-1941) đã xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

- (sgk 12 trang 112): khởi nghĩa từng phần diễn ra từ tháng 3 đến tháng 8/1945 sau chỉ thị ngày 12-3-1845.

- (sgk 12 trang 115): tổng khởi nghĩa tháng Tám bùng nổ khi Nhật chính thức đầu hàng Đồng minh không điều kiện (14-28/8/1945).

=> Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa là nét độc đáo về hình thức khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam


Câu 39:

Điểm khác nhau căn bản giữa cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại so với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII là mọi phát minh kĩ thuật đều

Xem đáp án

Đáp án D

- Cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII: mọi phát minh bắt nguồn từ thực tiễn sản xuất.

- Cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại: mọi phát minh bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ


Câu 40:

Nguyên nhân khách quan nào đã tạo điều kiện cho Inđônêxia, Lào, Việt Nam giành được độc lập năm 1945?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á bị biến thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Tận dụng thời cơ Nhật đầu hàng Đồng minh, vào giữa tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc (có Indonesia, Việt Nam, Lào) hoặc giải phóng được phần lớn lãnh thổ.

=> Nguyên nhân khách quan tạo điều kiện cho Inđônêxia, Lào, Việt Nam giành được độc lập năm 1945 là phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện


Bắt đầu thi ngay