IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử Cụm THPT Nam Định, Nam Định (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử Cụm THPT Nam Định, Nam Định (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử Cụm THPT Nam Định, Nam Định (Lần 1) có đáp án

  • 1229 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Năm 1975, quốc gia nào sau đây tham gia định ước Henxinki?

Xem đáp án

Năm 1975, Mĩ tham gia định ước Henxinki.

Chọn D.


Câu 2:

Ở Việt Nam, địa phương mở đầu cho cuộc “Đồng khởi” tại Bến Tre năm 1960 là

Xem đáp án

Ở Việt Nam, địa phương mở đầu cho cuộc “Đồng khởi” tại Bến Tre năm 1960 là Mỏ Cày.

Chọn D.


Câu 3:

Trong những năm 1928 - 1930, Tân Việt Cách mạng đảng hoạt động chủ yếu ở địa bàn nào sau đây?

Xem đáp án

Trong những năm 1928 - 1930, Tân Việt Cách mạng đảng hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

Chọn D.


Câu 4:

Cuộc Tiến công chiến lược của Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954 đã

Xem đáp án

Cuộc Tiến công chiến lược của Việt Nam trong Đông - Xuân 1953 - 1954 đã tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chọn D.


Câu 5:

Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) có chủ trương nào sau đây?

Xem đáp án

Hội Duy tân do Phan Bội Châu thành lập (1904) có chủ trương là thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.

Chọn D.


Câu 6:

Một trong những biểu hiện khiến Liên Xô trở thành thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là

Xem đáp án

Một trong những biểu hiện khiến Liên Xô trở thành thành trì của cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

Chọn C.


Câu 7:

Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào sau đây?

Xem đáp án

Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc cách mạng xanh.

Chọn A.


Câu 8:

Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận

Xem đáp án

Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho).

Chọn A.


Câu 9:

Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã tham gia

Xem đáp án

Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Việt Nam đã tham gia phong trào “Tuần lễ vàng”.

Chọn D.


Câu 10:

Năm 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi đang

Xem đáp án

Năm 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi đang thất bại trên chiến trường.

Chọn B.


Câu 11:

Quốc gia nào sau đây là thành viên thứ sáu gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1984?

Xem đáp án

Brunây là thành viên thứ sáu gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1984.

Chọn B.


Câu 12:

Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?

Xem đáp án

Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động xây dựng các hội Cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh.

Chọn C.


Câu 13:

Lĩnh vực nào sau đây được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là trọng tâm trong công cuộc đổi mới đất nước đề ra từ năm 1986?

Xem đáp án

Kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định là trọng tâm trong công cuộc đổi mới đất nước đề ra từ năm 1986.

Chọn A.


Câu 14:

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của

Xem đáp án

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá.

Chọn D.

Câu 15:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã trở thành một trong những trung tâm kinh tế - tài chính lớn của

thế giới.

Chọn C.


Câu 16:

Năm 1972, Mĩ đã có sách lược nào sau đây để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc trên thế giới?

Xem đáp án

Năm 1972, Mĩ đã có sách lược để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc trên thế giới là hoà hoãn với Trung Quốc, Liên Xô.

Chọn A.


Câu 17:

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ sau khi

Xem đáp án

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ sau khi thực dân Pháp cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam.

Chọn C.


Câu 18:

Lực lượng Việt Nam Giải phóng quân ra đời trong phong trào nào sau đây?

Xem đáp án

Lực lượng Việt Nam Giải phóng quân ra đời trong phong trào dân tộc 1939 - 1945.

Chọn C.


Câu 19:

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động nào nào sau đây?

Xem đáp án

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã có hoạt động tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.

Chọn C.


Câu 20:

Tỉnh được giải phóng đầu tiên ở miền Nam Việt Nam trong năm 1975 là

Xem đáp án

Tỉnh được giải phóng đầu tiên ở miền Nam Việt Nam trong năm 1975 là Phước Long.

Chọn D.


Câu 21:

Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) ở Việt Nam?

Xem đáp án

Kết hợp nổi dậy của quần chúng với tổng tiến công vũ trang không phải là đặc điểm của Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945) ở Việt Nam.

Chọn B.


Câu 22:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền Mĩ phải

Xem đáp án

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền Mĩ phải “xuống thang” chiến tranh trên cả hai miền Nam, Bắc Việt Nam.

Chọn A.


Câu 23:

Trong suốt quá trình tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954), thực dân Pháp phải đối mặt với khó khăn nào sau đây?

Xem đáp án

Bản chất của chiến tranh xâm lược là chiếm đất, giành dân. Tuy nhiên, trong suốt quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp phải đối mặt với khó khăn về mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung.

- Trong vài năm đầu của cuộc chiến, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực của thực dân Pháp chưa bộc lộ sâu sắc, một phần vì khả năng tăng viện từ Pháp sang còn nhiều, phạm vi chiếm đóng của quân Pháp chưa mở rộng, lực lượng của ta và Pháp còn chênh lệch nhiều nên Pháp chưa phải đối phó nhiều.

- Tuy nhiên, kể từ sau những thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947, chiến dịch Biên giới 1950, mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán của Pháp ngày càng trở nên sâu sắc. Sự lớn mạnh của chiến tranh du kích của ta buộc Pháp phải dàn mỏng lực lượng. Đặc biệt, kế hoạch Nava là nơi chứa đựng mâu thuẫn này một cách sâu sắc. Đây là kế hoạch mà Pháp với Mĩ cùng xây dựng nhằm giành lấy một thắng lợi quyết định để kết thúc chiến tranh trong danh dự, tuy nhiên, kế hoạch này lại chứa đựng đầy khó khăn và mâu thuẫn. Khoét sâu vào mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, Đảng ta đã mở cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 để buộc Pháp phải phân tán lực lượng để đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ.

Chọn B.


Câu 24:

Từ năm 1947, Mĩ triển khai kế hoạch Mácsan nhằm thực hiện mục tiêu nào trong Chiến lược toàn cầu?

Xem đáp án

Từ năm 1947, Mĩ triển khai kế hoạch Mácsan nhằm thực hiện mục tiêu chống chế và nô dịch các nước đồng minh của Mỹ.

Chọn C.


Câu 25:

Trên mặt trận phía Đông, trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân Việt Nam phục kích và giành thắng lợi lớn là trận

Xem đáp án

Trên mặt trận phía Đông, trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, quân dân Việt Nam phục kích và giành thắng lợi lớn là trận đèo Bông Lau.

Chọn A.


Câu 26:

Một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là

Xem đáp án

Một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.

Chọn C.


Câu 27:

Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng của tầng lớp đại địa chủ với tầng lớp trung và tiểu địa chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Sở hữu ruộng đất ở nông thôn là điểm tương đồng của tầng lớp đại địa chủ với tầng lớp trung và tiểu địa chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Chọn B.


Câu 28:

Việc Nhật đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Việc Nhật đầu hàng trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) có ý nghĩa chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.

Chọn B.


Câu 29:

Hội nghị Ianta (2 - 1945) không diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Hội nghị Ianta (2 - 1945) không diễn ra trong bối cảnh các nước phát xít đang giành ưu thế trên mọi mặt trận.

Chọn B.


Câu 30:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tác động của cao trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Hình thành ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới phản ánh không đúng về tác động của cao trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn B.


Câu 31:

Nội dung nào sau đây là hình thức đấu tranh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào cách mạng 1939 - 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Bạo lực cách mạng là hình thức đấu tranh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào cách mạng 1939 - 1945 ở Việt Nam.

Chọn A.


Câu 32:

Khuynh hướng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đều

Xem đáp án

Khuynh hướng dân chủ tư sản và cách mạng vô sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đều được du nhập vào Việt Nam qua nhiều con đường.

Chọn A.


Câu 33:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang tính chất dân chủ vì

Xem đáp án

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam mang tính chất dân chủ vì đã đưa nhân dân lên địa vị người làm chủ đất nước.

Chọn B.


Câu 34:

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 không có điểm khác biệt nào so với phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1929?

Xem đáp án

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 không có điểm khác biệt so với phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1929 là diễn ra lẻ tẻ, chưa có sự đoàn kết thống nhất giữa các phong trào.

Chọn C.


Câu 35:

Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi

Xem đáp án

Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921).

Chọn B.


Câu 36:

Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 - 1929?

Xem đáp án

Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương vô sản hoá, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.

Chọn D.


Câu 37:

Ở Việt Nam, Hiệp định Pari (1973) có điểm khác biệt nào với Hiệp định Giơnevơ (1954) về ý nghĩa?

Xem đáp án

Ở Việt Nam, Hiệp định Pari (1973) có điểm khác biệt với Hiệp định Giơnevơ (1954) về ý nghĩa là mở ra thời cơ cho cuộc quyết chiến cuối cùng với kẻ thù dân tộc. Khi kí Hiệp định Pari, ta đã hoàn thành được nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”, Hiệp định là thời cơ để ta tiến lên đánh cho “Nguỵ nhào”.

Chọn A.


Câu 38:

Trong những năm 1945 - 1946, những khó khăn được Đảng và Chính phủ Việt Nam giải quyết có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Trong những năm 1945 - 1946, những khó khăn được Đảng và Chính phủ Việt Nam giải quyết có ý nghĩa trực tiếp củng cố và phát triển thành quả của Cách mạng tháng Tám.

Chọn A.


Câu 39:

Nội dung nào sau đây là minh chứng phản ánh đúng và đầy đủ về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954?

Xem đáp án

Bảo đảm hậu cần cho chiến dịch trong điều kiện rất khó khăn: chiến trường ở xa hậu phương tới 500-600 km, trên địa hình rừng núi hiểm trở, đường vận tải cơ giới đã hư hỏng, không có đường thuỷ, thời tiết khí hậu thất thường, dân cư thưa thớt, kinh tế nghèo nàn lạc hậu.

Đứng trước những khó khăn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị đã hạ quyết tâm: "Toàn dân, toàn Đảng và Chính phủ nhất định đem toàn lực chi viện cho Điện Biên Phủ và nhất định làm mọi việc cần thiết để giành toàn thắng cho chiến dịch này".

Để khắc phục khó khăn, đáp ứng nhu cầu hậu cần chiến dịch, Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra chủ trương: Huy động tại chỗ và tích cực vận chuyển từ hậu phương ra tiền tuyến. Thực hiện phương châm đó, trong chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã tiến hành một cuộc vận động nhân dân chi viện tiền tuyến lớn lao chưa từng có trong kháng chiến chống Pháp, đã huy động một khối lượng lớn sức người, sức của ở cả vùng tạm bị địch chiếm, vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, Việt Bắc và đặc biệt là Tây Bắc - hậu phương hậu cần tại chỗ của chiến dịch.

Với khẩu hiệu “Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng” trong thời gian 210 ngày (từ tháng 11-1953 đến tháng 7-1954), ta đã đảm bảo cung cấp cho chiến dịch về mọi mặt bao gồm:

- Quân số hậu cần chiến dịch: 3.168 người, phân bố trong 7 đội điều trị, 1 đội vận tải ô tô 446 xe, binh trạm 18 và trạm điều chỉnh giao thông, kho quân nhu, quân khí.

- Lực lượng tăng cường có: 4 tiểu đoàn công binh sửa đường, 2 đại đội thông tin, 2 tiểu đoàn 37mm (24 khẩu) và đại đội 12,7mm.

- Lực lượng dân công 261.453 người với 3 triệu ngày công, 20.991 xe đạp thồ, 11.800 bè mảng, 500 ngựa thồ.

- Lương thực, thực phẩm cung cấp trong chiến dịch: 25.056 tấn gạo (trong đó Việt Bắc: 5.229 tấn, Liên khu III: 1.464 tấn, Liên khu IV: 9.052 tấn, Tây Bắc: 7.331 tấn, khu vực Nậm Hu và Thượng Lào 2.000 tấn), 907 tấn thịt (Việt Bắc: 454 tấn, Liên khu III: 64 tấn, Tây Bắc: 389 tấn), 917 tấn các loại thực phẩm khác, 1.860 lít dầu ăn và 280 kg mỡ, 71 tấn quân trang, 1.783 tấn xăng dầu, 55 tấn thuốc và dụng cụ quân y, đã điều trị cho 10.130 thương binh và bệnh binh, 30.759 tấn vũ khí đạn dược.

Chọn D.


Câu 40:

Trong phong trào cách mạng 1936 - 1939, Việt Nam đã tiếp thu và thực hiện quyết định nào của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản năm 1935?

Xem đáp án

Trong phong trào cách mạng 1936 - 1939, Việt Nam đã tiếp thu và thực hiện quyết định của Đại hội VII Quốc tế Cộng sản năm 1935 là phương pháp tập hợp lực lượng cách mạng.

Chọn C.


Bắt đầu thi ngay