(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Nghệ An - trường THPT Liên Trường lần 1 (có đáp án)
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Nghệ An - trường THPT Liên Trường lần 1 (có đáp án)
-
353 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 – 1945.
Cách giải:
Khi quân Nhật vào Đông Dương (1940), Pháp buộc phải để cho Nhật sử dụng các phương tiện giao thông.
Chọn D.
Câu 2:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Tây Âu.
Cách giải:
Nguyên nhân dẫn tới nền kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90 đó là tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
Chọn D.
Câu 3:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Cách giải:
Sự kiện thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925) là hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc.
Chọn B.
Câu 4:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh phát triển mạnh trong bối cảnh chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Chọn C.
Câu 5:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Sự thành lập các tổ chức cộng sản.7
Cách giải:
Ở Việt Nam, Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập trên cơ sở tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng.
Chọn A.
Câu 6:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Cách giải:
Từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại vì muốn khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội.
Chọn B.
Câu 7:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Mĩ.
Cách giải:
Tháng 5 – 1972, để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc trên thế giới, tổng thống Mĩ đã tới thăm Liên Xô.
Chọn A.
Câu 8:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Hoạt động của Phan Bội Châu.
Cách giải:
Vào tháng 4 – 1904 tại Quảng Nam (Việt Nam), Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông đã thành lập Hội Duy Tân.
Chọn A.
Câu 9:
Phương pháp:
So sánh, tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Điểm tương đồng trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 với giai đoạn 1926 – 1929 đó là đều lấy Bãi công là hình thức đấu tranh đặc trưng.
Chọn B.
Câu 10:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70.
Cách giải:
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ Xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Chọn B.
Câu 11:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Một trong những thay đổi căn bản của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Chọn C.
Câu 12:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Hợp quốc.
Cách giải:
Tổ chức trong hơn nửa thế kỉ XX trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới đó là Liên Hợp quốc.
Chọn D.
Câu 13:
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Đầu năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền vì sự thất bại của chủ nghĩa phát xít ngày càng rõ ràng.
Chọn D.
Câu 14:
Phương pháp:
Suy luận, loại trừ.
Cách giải:
Nội dung không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX đó là Sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên.
Chọn D.
Câu 15:
Phương pháp:
So sánh, tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm tương đồng đó là đều Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Chọn C.
Câu 16:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Vụ khủng bố xảy ra ngày 11-9-2001 cho thấy nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại và đối nội của Mĩ khi bước vào thời kì mới. => Yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI là chủ nghĩa khủng bố.
Chọn B.
Câu 17:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 ở Việt Nam.
Cách giải:
Tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 ở Việt Nam không có lực lượng Đại địa chủ và tư sản mại bản.
Chọn C.
Câu 18:
Phương pháp:
Suy luận dựa trên nội dung Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.
Cách giải:
Ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới.
Chọn D.
Câu 19:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Sau khi khẳng định con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản (1920), Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị điều kiện về tư tưởng cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn D.
Câu 20:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12.
Cách giải:
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã thông qua Luận cương chính trị.
Chọn A.0
Câu 21:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Các nước Đông Nam Á.
Cách giải:
Đông Timo ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Inđônêxia (8-1999), ngày 20-5-2002 đã trở thành một quốc gia độc lập.
Chọn C.
Câu 22:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Nước Nga trở thành nước Cộng hoà là kết quả đạt được của cuộc cách mạng tháng Hai.
Chọn A.
Câu 23:
Phương pháp:
Suy luận, loại trừ.
Cách giải:
Nội dung phản ánh đúng đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1930 ở Việt Nam đó là Khuynh hướng tư sản và vô sản cùng hoạt động để giải quyết nhiệm vụ: dân tộc, dân chủ.
Chọn B.
Câu 24:
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929), thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải vì muốn công cuộc khai thác được thuận tiện hơn.
Chọn C.
Câu 25:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874.
Cách giải:
Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874, trận đánh Cầu Giấy của nhân dân Việt Nam đã gây được tiếng vang lớn.
Chọn A.
Câu 26:
Phương pháp:1
Suy luận.
Cách giải:
“Với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh thế giới thứ hai” là nội dung kế hoạch Macsan (6 – 1947).
Chọn D.
Câu 27:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân là lực lượng có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đây là giai cấp tiên tiến, có tinh thần cách mạng triệt để.
Chọn A.
Câu 28:
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Lý do để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương đấu tranh mới trong giai đoạn từ 1936 – 1939 đó là
Những chuyển biến tình hình trong nước và thế giới.
Chọn B.
Câu 29:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Nội dung không phải là phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950 – 1953 đó là phục vụ đồng bào.
Chọn C.
Câu 30:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1945 - 1954, Chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã làm chuyển biến to lớn về thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam bởi vì
- Chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là một trong những trận chiến lịch sử của nhân dân Việt Nam, khi quân ta đã đánh tan quân địch ở Điện Biên Phủ, một căn cứ quân sự chiến lược của Pháp ở Tây Bắc Việt Nam.2
- Chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã làm chuyển biến to lớn về thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, bởi vì nó đã tạo ra thế lật ngược trên chiến trường, làm rung chuyển cả thế giới, đẩy nhanh quá trình đàm phán hoà bình ở Giơnevơ (Genève), buộc Pháp phải thừa nhận độc lập của Việt Nam.
Các đáp án A, B, D không chính xác bởi vì:
- Mĩ kí với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ” (1951) là một biện pháp của Mĩ để can thiệp vào Việt Nam, hỗ trợ cho chế độ Bảo Đại, chống lại chính quyền cách mạng của nhân dân Việt Nam, không phải là sự kiện làm chuyển biến to lớn về thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Pháp ngày càng lệ thuộc vào viện trợ của Mĩ (1953) là một dấu hiệu của sự suy yếu của Pháp trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, nhưng không phải là sự kiện làm chuyển biến to lớn về thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp, vì Pháp vẫn còn quyết tâm tiếp tục chiến tranh.
- Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” (1950) là một biện pháp của Mĩ để hỗ trợ cho Pháp trong cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, nhằm ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á, không phải là sự kiện làm chuyển biến to lớn về thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
Chọn C.
Câu 31:
Phương pháp:
So sánh, tìm điểm chung.
Cách giải:
Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam có điểm chung đó là phát huy thế chủ động tấn công địch.
Chọn D.
Câu 32:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Chính sách về chính trị thực hiện ở Việt Nam trước ngày 9- 3 – 1945 phản ánh âm mưu muốn tránh mũi nhọn đấu tranh của nhân dân Việt Nam:
- Chính sách về chính trị thực hiện ở Việt Nam trước ngày 9- 3 – 1945 của phát xít Nhật là chính sách hòa hoãn với thực dân Pháp, giả vờ tôn trọng chủ quyền của các nước Đông Dương, khuyến khích các đảng phái chính trị ở Việt Nam hoạt động, tạo ra một số tổ chức chính trị như Hội nghị Bảo vệ Quốc gia, Hội đồng Quốc gia, Hội đồng Quốc phòng, ...
- Mục đích của chính sách về chính trị thực hiện ở Việt Nam trước ngày 9- 3 – 1945 của phát xít Nhật là tránh mũi nhọn đấu tranh của nhân dân Việt Nam, tìm cách phân hóa, mua chuộc, đàn áp các đảng phái chính trị, đặc biệt là Đảng Cộng sản Việt Nam, ngăn chặn sự nổi dậy của nhân dân, giữ vững quyền kiểm soát kinh tế và quân sự ở Đông Dương.
Chọn A.13Câu 33:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
Cách giải:
Mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân đội Việt Nam đã tấn công vào vị trí Đông Khê.
Chọn A.
Câu 34:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 – 1946).
Cách giải:
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 - 1946) thực dân Pháp đã gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ.
Chọn B.
Câu 35:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi.
Cách giải:
Cuối 1950, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương.
Chọn A.
Câu 36:
Phương pháp:
Phân tích, suy luận dựa trên nội dung về Cách mạng tháng Tám.
Cách giải:
Nhận định không đúng về ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam đó là Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, bởi vì
- Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam đã làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ở Việt Nam, nhưng không phải là hoàn toàn, vì chủ nghĩa đế quốc vẫn còn tồn tại và phát triển ở nhiều nước khác.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam đã góp phần vào thắng lợi chống chủ nghĩa phát xít trên thế giới, bởi vì nó đã giải phóng Việt Nam khỏi sự chiếm đóng của Nhật Bản, một trong những nước phát xít lớn nhất.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam đã chấm dứt thời kì Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam, bởi vì nó đã phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do dân làm chủ.
- Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam đã mở ra kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, bởi vì nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đoàn kết các giai cấp lao động, bảo vệ và xây dựng đất nước.
Chọn D.
Câu 37:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Cách giải:
Để giải quyết nạn dốt, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện nhiệm vụ đó là thành lập Nha Bình dân học vụ ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chọn C.
Câu 38:
Phương pháp:
Dựa trên nội dung đã được học để suy luận.
Cách giải:
Nội dung phản ánh tính chủ động của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đó là Chủ động tiến công và tiến công chiến lược trên mặt trận quân sự.
Chọn B.
Câu 39:
Phương pháp:
Phân tích, nhận xét.
Cách giải:
Nhận xét thể hiện mục đích của các mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 đó là Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, triệt để phân hóa kẻ thù, bởi vì:
- Các mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945 là những hình thức tổ chức của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam chủ xướng, nhằm đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất để cùng nhau chống kẻ thù chung vì độc lập tự do của Tổ quốc.
- Mục tiêu của các mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945 là thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, triệt để phân hóa kẻ thù, tạo ra sức mạnh nhân dân, tăng cường sự đoàn kết và hỗ trợ giữa quân và dân, giữa các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo.
Nhờ có sự đoàn kết và phân hóa kẻ thù, các mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam trong giai đoạn 1930 – 1945 đã đóng vai trò quan trọng trong việc lãnh đạo và tham gia các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống quân đội Nhật, đặc biệt là Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, giành được chính quyền cách mạng.
Các đáp án A, B, D không chính xác bởi vì:
- Đáp án A: Khẳng định bản lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản trong đấu tranh là một trong những kết quả của các mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945, chứ không phải là mục tiêu của chúng.
- Đáp án B: Nhân tố quyết định hàng đầu đối với sự thắng lợi của cách mạng là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chứ không phải là các mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945, mặc dù chúng cũng có đóng góp quan trọng.
- Đáp án D: Kết hợp với nhân dân và mặt trận các nước thuộc địa để giành độc lập là một trong những phương hướng đấu tranh của các mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam trong giai đoạn 1930 - 1945, chứ không phải là mục tiêu của chúng.
Chọn C.
Câu 40:
Phương pháp:
Phân tích, suy luận dựa trên kiến thức đã học.
Cách giải:
- Đáp án A không chính xác bởi cuộc đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng không kết thúc ngay sau nghị quyết Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương, mà còn tiếp tục diễn ra trong những năm sau đó, đặc biệt là khi Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
- Đáp án C không chính xác bởi Nghị quyết Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương không phải là nhân tố quan trọng thúc đẩy cao trào kháng Nhật phát triển mạnh, mà là kết quả của cao trào kháng Nhật phát triển mạnh.
- Đáp án D không chính xác bởi vì Cách mạng Việt Nam không hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và dân chủ ngay sau nghị quyết Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương, mà còn phải trải qua những cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chống Pol-pốt để bảo vệ và xây dựng đất nước.
- Đáp án B chính xác bởi vì:
+ Nghị quyết Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương đã quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành lấy chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp.
+ Nghị quyết Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương đã thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
+ Nghị quyết Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, là kết quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng, bí mật, sáng tạo và mưu trí của Đảng trong suốt thời gian kháng chiến chống Nhật.
=> Nghị quyết Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15 – 8 – 1945 chứng tỏ đã hoàn chỉnh quá trình chuẩn bị của Đảng cho Cách mạng tháng Tám.
Chọn B.