Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Lương Thế Vinh - Quảng Nam lần 1 (Có đáp án)

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Lương Thế Vinh - Quảng Nam lần 1 (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Lương Thế Vinh - Quảng Nam lần 1 (Có đáp án)

  • 168 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nước Mĩ.

Cách giải:

Sau khi Chiến tranh kết thúc, dựa vào sức mạnh quân sự - kinh tế, Mĩ đã triển khai Chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. Nhằm mục tiêu:

- Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hòa bình, dân chủ trên thế giới.

- Khống chế, chi phối các nước đồng minh phụ thuộc vào Mĩ.

Chọn D.


Câu 2:

Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Cách giải:

Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là Phát xít Nhật.

Chọn A.


Câu 3:

Mục tiêu tấn công đầu tiên của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 11.

Cách giải:

Mục tiêu tấn công đầu tiên của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là Đà Nẵng.

Chọn A.


Câu 4:

Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh của nhân dân
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Các nước châu Phi.

Cách giải:

Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập.

Chọn D.


Câu 5:

Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Sự ra đời và hoạt động của ba tổ chức cách mạng.

Cách giải:

Sau Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5-1929), trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng (6-1929), An Nam Cộng sản đảng (8-1929).

Chọn C.


Câu 6:

Sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô.

Cách giải:

Năm 1961, Liên Xô đã phóng thành công con tàu vũ trụ đưa nhà du hành I. Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Chọn B.


Câu 7:

Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính.

Cách giải:

Sau cách mạng tháng Tám, chính quyền cách mạng mới được thành lập đã đứng trước nguy cơ bị lật đổ, để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngày 8-9-1945, chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.

Chọn D.


Câu 8:

Ba “con rồng” kinh tế châu Á thuộc Đông Bắc Á là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Các nước Đông Bắc Á.

Cách giải:

Ba “con rồng” kinh tế châu Á thuộc Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.

Chọn B.


Câu 9:

Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị nào?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Sự thành lập Liên hợp quốc.

Cách giải:

Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, một hội nghị quốc tế lớn họp tại Xan Phranxico với sự tham gia của đại biểu 50 nước để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

Chọn A.


Câu 10:

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập tổ chức yêu nước nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 11.

Cách giải:

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập tổ chức yêu nước Việt Nam Quang phục hội.

Chọn B.


Câu 11:

“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!” là khẩu hiệu được Hồ Chí Minh nêu trong văn kiện lịch sử nào?
Xem đáp án

Phương pháp: Dựa vào nội dung Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến để trả lời.

Cách giải:

“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” là khẩu hiệu được nêu trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946).

Chọn A.


Câu 12:

Quốc gia nào sau đây gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.

Cách giải:

Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995.

Chọn A.


Câu 13:

Phong trào nào có ý nghĩa là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này?
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

Cách giải:

Phong trào cách mạng 1930 -1931 có ý nghĩa là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này

Chọn C.


Câu 14:

Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Chiến tranh lạnh.

Cách giải:

Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947).

Chọn A.


Câu 15:

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1936 – 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định với mục tiêu đấu tranh là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Cách giải:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) đã xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

Chọn A.


Câu 16:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương được diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Những chuyển biến mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cách giải:

Mặc dù là nước thắng trận nhưng Pháp là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên đến 200 tỉ phrăng => để bù đắp lại thiệt hại của chiến tranh, thực dân Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929).

Chọn C.


Câu 17:

Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới từ khi nào?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Các nước Tây Âu.

Cách giải:

Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX.

Chọn A.


Câu 18:

Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là
Xem đáp án

Phương pháp: Dựa vào nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) để suy luận trả lời.

Cách giải:

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) đã quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng. Ở Việt Nam Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) được thành lập. Đây là mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam nhằm “Liên hiệp hết thảy với các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, để cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”.

Chọn C.


Câu 19:

Những giai cấp nào trong xã hội Việt Nam bị phân hóa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?
Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

Giai cấp trong xã hội Việt Nam bị phân hóa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp đó là Địa chủ phong kiến, tư sản.

Chọn D.


Câu 20:

Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc loại mâu thuẫn gì?
Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, suy luận.

Cách giải:

Trong xã hội Việt Nam thuộc địa, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai vừa là mâu thuẫn cơ bản, vừa là mâu thuẫn chủ yếu. Đây là mâu thuẫn cần phải giải quyết trước tiên. Vì thế, trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (1930) sau đó đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta là chống đế quốc trước, chống phong kiến sau.

Chọn D.


Câu 21:

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là gì?
Xem đáp án

Phương pháp: Dựa vào tình hình Việt Nam giai đoạn 1939-1945 để suy luận trả lời.

Cách giải:

Dưới ách thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật, mâu thuẫn dân tộc phát triển rất gay gắt. Do đó nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc.

Chọn C.


Câu 22:

Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?
Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận dựa trên kiến thức đã học về Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

Cách giải:

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 không làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc thực dân Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”, mà chỉ bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

Chọn C.


Câu 23:

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay là
Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học-kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Chọn C.


Câu 24:

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ đáp án.

Cách giải:

Nguyên nhân tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai đó là

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, trình độ kỹ thuật cao.

- Lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ buôn bán vũ khí.

- Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất, ...

- Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao, cạnh tranh có hiệu quả ở trong và ngoài nước.

- Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả.

=> Đáp án B: Triển khai chiến lược toàn cầu không phải nguyên nhân tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn B.


Câu 25:

Điều đã không xảy ra trong quá trình diễn biến của “Chiến tranh lạnh” là gì?
Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án qua khái niệm và diễn biến “Chiến tranh lạnh”.

Cách giải:

Điều đã không xảy ra trong quá trình diễn biến của "Chiến tranh lạnh" là những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.

Chọn C.


Câu 26:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, loại trừ.

Cách giải:

Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới. Trong quá trình đầu tư vốn và mở rộng khai thác thuộc địa, thực dân Pháp có đầu tư kĩ thuật và nhân lực, song rất hạn chế. Cơ cấu kinh tế Việt Nam có sự chuyển biến ít nhiều song chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, còn phổ biến vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, phát triển mất cân đối. Kinh tế Đông Dương ngày càng bị cột chặt vào kinh tế Pháp và Đông Dương vẫn là thị trường độc chiếm của tư bản Pháp.

=> Kinh tế Việt Nam phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa không phải là sự chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp.

Chọn A.


Câu 27:

Yếu tố nào sau đây quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, suy luận.

Cách giải:

Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) là yếu tố quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939. Vì nếu chỉ có 3 điều kiện khách quan nêu trên mà không có sự chỉ đạo của Đảng thì không thể có phong trào 1936-1939 ở Việt Nam.

Chọn B.


Câu 28:

Đầu không phải là ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn về kinh tế- tài chính- văn hóa ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Xem đáp án

Phương pháp: Dựa vào kết quả của việc giải quyết khó khăn về kinh tế- tài chính- văn hóa ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 để suy luận.

Cách giải:

Thành công của Việt Nam trong việc giải quyết những khó khăn về kinh tế- tài chính- văn hóa sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đã giúp nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân; góp phần đưa đất vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”; tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc; đồng thời bước đầu thể hiện thể hiện tính ưu việt của chế độ mới.

=> Âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của các thế lực thù địch thất bại không phải là ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn về kinh tế - tài chính – văn hóa sau Cách mạng tháng Tám.

Chọn B.


Câu 29:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đường lối chiến lược của Đảng thực hiện các cuộc cách mạng nào?
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.

Cách giải:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

Chọn D.


Câu 30:

Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?
Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. Bên cạnh đó còn kết hợp thêm mục tiêu trước mắt, đòi cải thiện đời sống như công nhân đòi tăng lương, giảm giờ làm; nông dân đòi giảm sưu thuế…

Chọn D.


Câu 31:

Nội dung nào phản ánh hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng?

Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Lực lượng cách mạng chỉ có công nhân và nông dân phản ánh hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng vì Trần Phú chưa nhìn thấy khả năng cách mạng của các lực lượng khác trong xã hội Việt Nam như tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc hay khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia vào mặt trận dân tộc chống đế quốc và phong kiến.

Chọn D.

Câu 32:

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?

Xem đáp án

Phương pháp:

Suy luận dựa trên kiến thức về Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919 – 1926).

Cách giải:

Tháng 8-1925, công nhân thợ máy xưởng Ba Son đã bãi công để ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào công nhân Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong phong trào công nhân, công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác. Vì cuộc đấu tranh đã có sự kết hợp cả mục tiêu kinh tế với chính trị và bước đầu thể hiện tình thần đoàn kết quốc tế vô sản.

Chọn B.


Câu 33:

Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945?
Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào cách mạng thế giới có phát triển mạnh mẽ: hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành; phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc; phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản.

=> Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

Chọn C.


Câu 34:

Vì sao phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam được coi là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã giác ngộ được đông đảo quần chúng tham gia vào mặt trận dân tộc thống nhất và trở thành một lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng.

Chọn B.


Câu 35:

Đâu không phải là nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?
Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, loại trừ.

Cách giải:

Bên cạnh những nguyên nhân chung còn có những nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930-1931 lại phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh như:

- Đây là khu vực có truyền thống đấu tranh từ xưa

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho đời sống người dân ở đây vô cùng cực khổ nên tinh thần đấu tranh của họ rất triệt để

- Nghệ- Tĩnh có hai trung tâm công nghiệp lớn là Vinh và Bến Thủy nên số lượng công nhân đông, dễ dàng thực hiện đoàn kết công- nông.

- Do sự quan tâm chỉ đạo của Đảng. Đảng đã cử đồng chí Nguyễn Phong Sắc trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng ở đây.

=> Đáp án A không phải là nguyên nhân thúc đẩy phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh.

Chọn A.


Câu 36:

Trong (tháng 12 - 1944), Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Hồ Chí Minh viết: “Vì cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân...”. (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, H., 2011, tr. 3) Trong bối cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam lúc đó, câu trích trên thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

- Tư tưởng Chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh khảng định, một dân tộc đoàn kết chặt chẽ, đấu tranh kiên quyết, hoàn toàn có thể đánh bại bọn đế quốc xâm lược hung hãn và gian ác và có nhiều vũ khí. Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, Hồ Chí Minh không chủ trương tiến hành kiểu chiến tranh thông thường, chỉ dựa vào lực lượng quân đội và tiến hành một số trận quyết tử với kẻ thù mà chủ trương phát động chiến tranh nhân dân. Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (tháng 12 - 1944) của Hồ Chí Minh có nội dung: “Vì cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân…” là một minh chứng cho cuộc khởi nghĩa toàn dân này.

- Tư tưởng chiến tranh nhân dân của Hồ Chí Minh là ngọn cờ cổ vũ, dẫn dắt cả dân tộc đứng lên kháng chiến và giành thắng lợi, đánh bại đế quốc Pháp và Mỹ trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam, làm nên thắng lợi có tính thời đại sâu sắc.

Chọn B.


Câu 37:

Tại sao phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính cách mạng?
Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính cách mạng vì nó là một giai đoạn của cuộc vận động giải phóng dân tộc chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám (1945), hướng tới thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giành độc lập dân tộc.

Chọn B.


Câu 38:

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp có tác động như thế nào đến các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau này?

Xem đáp án

Phương pháp: Dựa vào ý nghĩa của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam đã củng cố được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cuộc đấu tranh ngoại giao.

Đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Chọn D.


Câu 39:

Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?

Xem đáp án

Phương pháp: Liên hệ với phong trào đấu tranh của nhân dân ta cuối thể kỉ XIX, đầu thế kỉ XX để trả lời.

Cách giải:

Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản thì lịch sử Việt Nam đã chứng kiến hai khuynh hướng cứu nước diễn ra không thành công. Đó là:

- Khuynh hướng phong kiến (cuối thế XIX) đã thất bại cùng với phong trào Cần Vương.

- Khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX) đã thất bại cùng với phong trào bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh.

Chọn C.


Câu 40:

Anh (chị) hãy chỉ ra mối quan hệ giữa hai sự kiện sau:

- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.

- Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp.

Xem đáp án

Phương pháp: Dựa vào tác động của hai sự kiện để liên hệ, đánh giá.

Cách giải:

Hai sự kiện nêu trên phản ánh mối quan hệ mối quan hệ giữa chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện tháng 7-1920 là sự chuyển biến trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc “muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Từ chuyển biến trong nhận thức đã dẫn tới chuyển biến trong hành động: tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp.

Chọn D.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương