Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Liên Trường, Quảng Nam (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Liên Trường, Quảng Nam (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Liên Trường, Quảng Nam (Lần 1) có đáp án

  • 6293 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

Xem đáp án

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại là triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới. 

Chọn D. 


Câu 2:

Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là

Xem đáp án

Bản chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam là phát xít Nhật. 

Chọn A. 


Câu 3:

Mục tiêu tấn công đầu tiên của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là

Xem đáp án

Mục tiêu tấn công đầu tiên của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là Đà Nẵng.

Chọn A. 


Câu 4:

Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh của nhân dân

Xem đáp án

Mở đầu phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập. 

Chọn D. 


Câu 5:

Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản nào?

Xem đáp án

Năm 1929, trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng. 

Chọn C.


Câu 6:

Sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là

Xem đáp án

Sự kiện mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người là Liên Xô phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh Trái Đất (1961). 

Chọn B. 


Câu 7:

Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

Xem đáp án

Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước. 

Chọn D. 


Câu 8:

Ba “con rồng” kinh tế châu Á thuộc Đông Bắc Á là

Xem đáp án

Ba “con rồng” kinh tế châu Á thuộc Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan.

Chọn B. 


Câu 9:

Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị nào

Xem đáp án

Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị Phranxixco (1946). 

Chọn A. 


Câu 10:

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập tổ chức yêu nước nào sau đây?

Xem đáp án

Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập tổ chức yêu nước Việt Nam Quang phục hội. 

Chọn B. 


Câu 11:

“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!” là khẩu hiệu được Hồ Chí Minh nêu trong văn kiện lịch sử nào? 

Xem đáp án

“Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ!” là khẩu hiệu được Hồ Chí Minh nêu trong văn kiện lịch sử Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. 

Chọn A. 


Câu 12:

Quốc gia nào sau đây gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995?

Xem đáp án

Việt Nam gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 1995.

Chọn A. 


Câu 13:

Phong trào nào có ý nghĩa là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này?

Xem đáp án

Phong trào cách mạng 1930 -1931 ý nghĩa là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám. 

Chọn C. 


Câu 14:

Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Sự kiện khởi đầu cuộc Chiến tranh lạnh là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947).

Chọn A. 


Câu 15:

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1936 – 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định với mục tiêu đấu tranh là

Xem đáp án

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng nước ta trong giai đoạn 1936 – 1939 được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định với mục tiêu đấu tranh là chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân chủ. Chọn A. 


Câu 16:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương được diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Xem đáp án

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của thực dân Pháp ở Đông Dương được diễn ra trong hoàn cảnh nước Pháp bị thiệt hại nặng nề do cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).

Chọn D. 


Câu 17:

Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới từ khi nào?

Xem đáp án

Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới từ khi thập niên 70 của thế kỉ XX. 

Chọn A. 


Câu 18:

Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là

Xem đáp án

Mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

Chọn C.


Câu 19:

Những giai cấp nào trong xã hội Việt Nam bị phân hóa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp?

Xem đáp án

Địa chủ phong kiến, tư sản trong xã hội Việt Nam bị phân hóa trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp. 

Chọn D. 


Câu 20:

Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc loại mâu thuẫn gì?

Xem đáp án

Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất thuộc loại mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu. 

Chọn D. 


Câu 21:

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là:

Xem đáp án

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam thời kì 1939-1945 là đánh đổ đế quốc, phát xít xâm lược giành độc lập dân tộc. 

Chọn C. 


Câu 22:

Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16?

Xem đáp án

Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. 

Chọn C. 


Câu 23:

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là

Xem đáp án

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học- kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 

Chọn C. 


Câu 24:

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Triển khai chiến lược toàn cầu không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

Chọn B. 


Câu 25:

Điều đã không xảy ra trong quá trình diễn biến của "Chiến tranh lạnh" là:

Xem đáp án

Điều đã không xảy ra trong quá trình diễn biến của "Chiến tranh lạnh" là những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ. 

Chọn C. 


Câu 26:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929) của thực dân Pháp đến nền kinh tế Việt Nam?

Xem đáp án

Trước những thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp để củng cố nhiệm vụ chiến lược và đề ra nhiệm vụ trước mắt cho cách mạng Đông Dương. Những nghị quyết của Hội nghị là yếu tố quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Chọn B. 


Câu 27:

Yếu tố nào sau đây quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Trước những thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp để củng cố nhiệm vụ chiến lược và đề ra nhiệm vụ trước mắt cho cách mạng Đông Dương. Những nghị quyết của Hội nghị là yếu tố quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Chọn B. 


Câu 28:

Đâu không phải là ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn về kinh tế- tài chính- văn hóa ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án

Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của các thế lực thù địch không phải là ý nghĩa của việc giải quyết những khó khăn về kinh tế- tài chính- văn hóa ở Việt Nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945.

Chọn B. 


Câu 29:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác đinh đường lối chiến lược của Đảng thực hiện các cuộc cách mạng nào?

Xem đáp án

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác đinh đường lối chiến lược của Đảng thực hiện các cuộc cách mạng tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng, cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chọn D. 


Câu 30:

Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì?

Xem đáp án

Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là chống đế quốc và phong kiến đòi độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày. 

Chọn D. 


Câu 31:

Nội dung nào phản ánh hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng?

Xem đáp án

Lực lượng cách mạng chỉ có công nhân và nông dân phản ánh hạn chế của Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng vì Trần Phú chưa nhìn thấy khả năng cách mạng của các lực lượng khác trong xã hội Việt Nam như tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc và phong kiến ở mức độ nhất định của tư sản dân tộc hay khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia vào mặt trận dân tộc chống đế quốc và phong kiến.

Chọn D. 


Câu 32:

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn chuyển sang đấu tranh tự giác?

Xem đáp án

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác. Vì đã có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn, giai cấp công nhân đã giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình. 

Chọn B. 


Câu 33:

Đâu là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án

Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới là điều kiện khách quan thuận lợi của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau cách mạng tháng Tám năm 1945. 

Chọn C. 

Câu 34:

Vì sao phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam được coi là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam được coi là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo. 

Chọn B. 


Câu 35:

Đâu không phải là nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh?

Xem đáp án

Do đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng 1929-1933 không phải là nguyên nhân riêng thúc đẩy phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Chọn A.


Câu 36:

Trong (tháng 12 - 1944), Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Hồ Chí Minh viết: “Vì cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân…”. (Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, H., 2011, tr. 3) Trong bối cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam lúc đó, câu trích trên thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về:

Xem đáp án

Trong (tháng 12 - 1944), Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân Hồ Chí Minh viết: “Vì  cuộc kháng chiến của ta là kháng chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân…”. (Hồ  Chí Minh Toàn tập, tập 3, NXB Chính trị quốc gia, H., 2011, tr. 3) Trong bối cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam  lúc đó, câu trích trên thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa toàn dân. 

Chọn B. 


Câu 37:

Tại sao phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính cách mạng?

Xem đáp án

Phong trào 1936-1939 là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính cách mạng nó là một giai đoạn của cuộc vận động giải phóng dân tộc chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám (1945), hướng tới thực hiện nhiệm vụ chiến lược là giành độc lập dân tộc. 

Chọn B. 


Câu 38:

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp có tác động như thế nào đến các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau này?

Xem đáp án

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam đã củng cố được hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cuộc đấu tranh ngoại giao. Đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Chọn D. 


Câu 39:

Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?

Xem đáp án

Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến sự thất bại của khuynh hướng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) và khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX). 

Chọn C. 


Câu 40:

Anh (chị) hãy chỉ ra mối quan hệ giữa hai sự kiện sau: 

- Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin 

- Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp

Xem đáp án

Hai sự kiện nêu trên phản ánh mối quan hệ mối quan hệ giữa chuyển biến trong nhận thức và hành động của Nguyễn Ái Quốc. Sự kiện tháng 7-1920 là sự chuyển biến trong nhận thức của Nguyễn Ái Quốc “muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”. Từ chuyển biến trong nhận thức đã dẫn tới chuyển biến trong hành động: tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp. 

Chọn D.


Bắt đầu thi ngay