Chủ nhật, 08/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Đội Cấn - Vĩnh Phúc lần 2 (Có đáp án)

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Đội Cấn - Vĩnh Phúc lần 2 (Có đáp án)

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT Đội Cấn - Vĩnh Phúc lần 2 (Có đáp án)

  • 177 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng ở các nước Mĩ Latinh những năm 60 - 80 của thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Các nước Mĩ Latinh.

Cách giải:

Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng ở các nước Mĩ Latinh những năm 60 – 80 của thế kỉ XX là đấu tranh vũ trang.

Chọn D.


Câu 2:

Cho những yếu tố thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ (1945-1973) sau:

(1). Chi phí ngân sách cho quốc phòng thấp.

(2). Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.

(3). Nắm bắt cơ hội trong xu thế toàn cầu hóa.

(4). Vai trò điều tiết hiệu quả của nhà nước.

(5). Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú.

Số yếu tố đúng là:

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, suy luận.

Cách giải:

Những nhân tố chủ yếu thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng giai đoạn 1945 – 1973:

- Lãnh thổ Mĩ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu khá thuận lợi.

- Có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.

- Lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí, thu lợi nhuận để làm giàu.

- Là khởi đầu cuộc CM KH-KT hiện đại của thế giới.

- Các tổ hợp công nghiệp-quân sự, các công ti tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước;

- Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đấy kinh tế Mĩ phát triển.

=> Có 3 yếu tố đúng đó là: (2), (4), (5).

Chọn C.


Câu 3:

Cơ quan giữ vai trò trọng yếu của Liên hợp quốc là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Sự thành lập Liên hợp quốc.

Cách giải:

Cơ quan giữ vai trò trọng yếu của Liên hợp quốc là Hội đồng bảo an.

Chọn A.


Câu 4:

Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858-1884)?
Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Chọn đáp án D chọn vì nhân dân từ năm 1858 đến năm 1884 luôn kiên quyết đấu tranh chống Pháp, mặc dù từ Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình đã ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp.

Chọn D.


Câu 5:

Trong giai đoạn 1991 – 2000 ở Tây Âu, những nước nào đã trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng?
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 50.

Cách giải:

Trong giai đoạn 1991 – 2000 ở Tây Âu, Pháp và Đức đã trở thành đối trọng với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

Chọn B.


Câu 6:

Theo quyết định của Hội nghị lanta (tháng 2-1945), quân đội nước nào sau đây chiếm đóng Nhật Bản?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị Ianta (2-1945).

Cách giải:

Theo quyết định của Hội nghị lanta (tháng 2-1945), quân đội Mĩ sẽ chiếm đóng Nhật Bản.

Chọn D.


Câu 7:

Sau Chiến tranh thế giới hai quốc gia nào ở Châu Phi giành được độc lập sớm nhất?
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Châu Phi.

Cách giải:

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đòi độc lập dân tộc đã diễn ra sôi nổi ở châu Phi. Phong trào nổ ra sớm nhất là ở vùng Bắc Phi, nơi có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong lục địa. Với thắng lợi mở đầu là cuộc chính biến cách mạng của binh lính, sĩ quan Ai Cập (1952) lật đổ vương triều Pharúc và nền thống trị của thực dân Anh. Thành lập nước Cộng hòa. => Ai Cập đã trở thành quốc gia nào giành độc lập sớm nhất ở Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn D.


Câu 8:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự nào?
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Tây Âu.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (gọi tắt theo tiếng Anh là NATO) do Mĩ lập ra (4-1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Chọn A.


Câu 9:

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Quan hệ thế giới sau Chiến tranh lạnh.

Cách giải:

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

Chọn C.


Câu 10:

Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận dựa theo những quyết định của Hội nghị Ianta.

Cách giải:

Việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh không phải là nội dung cuả quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945).

Chọn D.


Câu 11:

Trong những năm 1946-1950, nhân dân Liên Xô đã thực hiện
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô.

Cách giải:

Trong những năm 1946-1950, nhân dân Liên Xô đã thực hiện khôi phục kinh tế.

Chọn D.


Câu 12:

Trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, nước nào sau đây là siêu cường tài chính số một thế giới?
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 56.

Cách giải:

Trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới.

Chọn C.

Câu 13:

Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây do giai cấp nông nhân lãnh đạo

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 11.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do giai cấp nông nhân lãnh đạo.

Chọn C.


Câu 14:

Nhân tố hàng đầu đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế là

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

Nhân tố hàng đầu đưa Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế là nguồn nhân lực có chất lượng, tính kỉ luật cao.

Chọn C.


Câu 15:

Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định thể chế
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 17.

Cách giải:

Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành quy định thể chế Tổng thống Liên bang.

Chọn A.


Câu 16:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai kẻ thù chủ yếu của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á là Mĩ.

Chọn C.


Câu 17:

Sau Chiến tranh lạnh, lĩnh vực nào sau đây là trọng điểm phát triển của các quốc gia?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Sau Chiến tranh lạnh, lĩnh vực kinh tế là trọng điểm phát triển của các quốc gia.

Chọn B.


Câu 18:

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 11.

Cách giải:

Năm 1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ở Đà Nẵng.

Chọn B.


Câu 19:

Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô.

Cách giải:

Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Chọn A.


Câu 20:

Sự kiện lịch sử nào sau đây được xem là khởi đầu của cuộc Chiến tranh lạnh?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 58.

Cách giải:

Sự kiện lịch sử được xem là khởi đầu của cuộc Chiến tranh lạnh đó là thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ (1947).

Chọn A.


Câu 21:

Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản có biểu hiện nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nhật Bản.

Cách giải:

Từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973, tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác. Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, CHLB Đức, Italia, Canada, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ). Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Chọn D.


Câu 22:

Năm 1995, Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nước Mĩ.

Cách giải:

Năm 1995, Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Chọn B.


Câu 23:

Sự kiện nào sau đây tác động đến sự phát triển kinh tế Mĩ trong những năm 1945-1950?
Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Sự kiện tác động đến sự phát triển kinh tế Mĩ trong những năm 1945-1950 đó là Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Bởi, trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), Mĩ đã lợi dụng chiến tranh để làm giàu, buôn bán vũ khí cho các bên tham chiến. Bên cạnh đó, Mĩ là một trong ba lực lượng trụ cột trong khối đồng minh chống phát xít nên trong Hội nghị Ianta Mĩ được phân chia vùng ảnh hưởng rộng lớn. => Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế Mĩ đã phát triển nhanh chóng.

Chọn A.


Câu 24:

Nội dung nào sau đây không phải là lí do dẫn đến việc nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 29, chữ nhỏ.

Cách giải:

Nội dung không phải lí do dẫn đến việc nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại là Lệ thuộc quá lớn vào bên ngoài.

Chọn C.


Câu 25:

Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Ấn Độ.

Cách giải:

Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

Chọn C.


Câu 26:

Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX với mục đích chủ yếu là
Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX với mục đích chủ yếu là mở rộng thị trường.

Chọn D.


Câu 27:

Biến đổi nào của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đã làm cho bản đồ địa – chính trị thế giới thay đổi.

Chọn A.


Câu 28:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu lục nào được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung châu Phi.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Phi được mệnh danh là “Lục địa mới trỗi dậy”.

Chọn A.


Câu 29:

Yếu tố nào sau đây tác động đến sự thành bại của Mĩ trong việc vươn lên xác lập trật tự thế giới “đơn cực” sau Chiến tranh lạnh?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Mĩ muốn xác lập trật tự đơn cực nhưng vấp phải sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc khác, tương quan lực lượng giữa các cường quốc trên thế giới tác động tới sự thành bại của Mĩ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới “đơn cực” giai đoạn sau Chiến tranh lạnh.

=> Yếu tố tác động đến sự thành bại của Mĩ trong việc vươn lên xác lập trật tự thế giới “đơn cực” sau Chiến tranh lạnh đó là tương quan lực lượng giữa các cường quốc.

Chọn A.


Câu 30:

Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Vào thập kỉ 60 – 70 của thế kỉ XX, khu vực Đông Nam Á còn đang trong không khí căng thẳng và đối đầu với nhau thì việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã tạo cho môi trường khu vực gắn kết lại với nhau, hướng tới một ASEAN gồm 10 nước Đông Nam Á. Từ việc gia nhập, Việt Nam có điều kiện hơn để hướng tới xây dựng cộng đồng và đóng góp vai trò trung tâm của mình trong hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực.

=> Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra triển vọng cho sự liên kết khu vực Đông Nam Á.

Chọn B.


Câu 31:

Sự kiện ngày 11 - 9 - 2001 ở nước Mỹ chứng tỏ

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Cuộc khủng bố bất ngờ vào nước Mĩ ngày 11-9-2001, đã làm cả thế giới kinh hoàng. Sự kiện này đã đặt các quốc gia - dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường. Nó gây ra những tác đông to lớn và phức tạp với tình hình chính trị thế giới và cả trong quan hệ quốc tế.

=> Như vậy, sự kiện ngày 11-9-2001 ở nước Mĩ cho thấy nhân loại đang phải đối mặt với một nguy cơ và thách thức lớn.

Chọn D.


Câu 32:

So với trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

So với trật tự thế giới theo hệ thống Vecxai- Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt đó là trật tự Ianta

Phản ánh so sánh lực lượng cân bằng giữa các nước thắng trận.

Chọn B.


Câu 33:

Nguyên nhân chung thúc đẩy kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Nguyên nhân chung thúc đẩy kinh tế Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là vai trò quản lí có hiệu quả của nhà nước.

Chọn C.


Câu 34:

Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Vì khi trật tự hai cực Ianta là trật tự thế giới có sự đối lập giữa hai khối XHCN và TBCN đứng đầu là Liên Xô và Mĩ.

Với sự sụp đổ của Liên Xô và các nước CNXH ở Đông Âu đồng nghĩa với một trong hai cực Ianta sụp đổ.

Chọn C.


Câu 35:

Thành công lớn nhất của Mĩ trong chính sách đối ngoại thời kì Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Phương pháp: Đánh giá.

Cách giải:

Thành công lớn nhất của Mĩ trong chính sách đối ngoại thời kì Chiến tranh lạnh là góp phần đưa đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

Chọn D.


Câu 36:

Từ thành công của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, các nước đang phát triển ở Đông Nam Á có thể rút ra bài học nào để hội nhập kinh tế, quốc tế?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận.

Cách giải:

Từ thành công của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, các nước đang phát triển ở Đông Nam Á có thể rút ra bài học để hội nhập kinh tế, quốc tế đó là Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.

Chọn C.


Câu 37:

Tại sao nói Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức chính trị - kinh tế lớn nhất hiện nay?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên minh châu Âu (EU).

Cách giải:

Đến cuối thập ki 90, EU đã trở thành tổ chức liên kết kinh tế - chính trị lớn nhất hành tinh, chiếm hơn ¼ GDP của thế giới.

Chọn D.


Câu 38:

Việc Liên Xô (Liên bang Nga) là một trong năm nước ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào trong quan hệ quốc tế?

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, đánh giá vai trò của Liên Xô khi trở thành 1 trong 5 Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Cách giải:

- Trước khi tổ chức Liên hợp quốc được thành lập thì sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tổ chức Hội Quốc liên đã được thành lập nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, trong tổ chức Hội Quốc liên chỉ có các nước tư bản thắng trận. Việc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô trở thành nước thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã mở ra sự khác biệt, đó là lần đầu tiên trong tổ chức duy trì hòa bình và an ninh thế giới, các nước thành viên không chỉ là các nước TBCN.

- Liên Xô (sau đó là Liên bang Nga) là thành viên của Liên hợp quốc đã góp phần hạn chế sự thao túng của chủ nghĩa tư bản đối với tổ chức Liên hợp quốc. Cụ thể là thông qua nguyên tắc đồng thuận, nếu có 1 phiếu không đồng ý thì các quyết nghị của Liên hợp quốc không được thông qua.13

Chọn C.


Câu 39:

Hậu quả nghiêm trọng nhất cho thế giới trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Tuy không có một cuộc chiến tranh thế giới nào nổ ra, nhưng trong quá trình diễn ra chiến tranh lạnh, thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, nguy cơ nổ ra chiến tranh thế giới mới. Đặc biệt là các cuộc chiến tranh cục bộ ở Đông Dương, Triều Tiên và đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975).

Chọn A.


Câu 40:

Sự ra đời và tham gia đời sống chính trị thế giới của hơn 100 quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập đã có tác động tích cực đến đời sống chính trị thế giới, các quốc gia này đã tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân, vì hòa bình thế giới, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

=> Những hoạt động này đã thúc đẩy phong trào đấu tranh vì hòa bình dân chủ và tiến bộ xã hội.

Chọn D.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương