Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT chuyên Hưng Yên lần 1 (có đáp án)

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT chuyên Hưng Yên lần 1 (có đáp án)

(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT chuyên Hưng Yên lần 1 (có đáp án)

  • 148 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

“Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới”. Những câu thơ trên được ra đời trong bối cảnh cuộc chiến đấu chống quân xâm lược nào thắng lợi?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 10, nội dung khởi nghĩa Lam Sơn.

Cách giải:

“Xã tắc từ đây vững bền/ Giang sơn từ đây đổi mới”. Những câu thơ trên được ra đời trong bối cảnh cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Minh giành thắng lợi.

Chọn C.


Câu 2:

Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh trong giai đoạn 1952 – 1973?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 55.

Cách giải:

Sự lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh trong giai đoạn 1952 – 1973.

Chọn C.


Câu 3:

Ngày 6/3/1946, Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với đại diện Chính phủ Pháp khi
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 128.

Cách giải:

Ngày 6/3/1946, Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với đại diện Chính phủ Pháp khi Nhân dân Việt Nam đang cần thêm thời gian hoà bình để chuẩn bị lực lượng.

Chọn A.


Câu 4:

Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 140.

Cách giải:

S Đại hội Đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam.

Chọn D.


Câu 5:

Ngày 14/4/2018, Mĩ và đồng minh bắn hơn 100 quả tên lửa và Siri với lí do quân đội của chính phủ Siri sử dụng vũ khí hoá học ở Đuma mặc dù chưa có bằng chứng xác thực. Hành động trên đây của Mĩ và đồng minh Mĩ chứng tỏ
Xem đáp án

Phương pháp:

Liên hệ, phân tích.

Cách giải:

Những hành động trên của Mỹ và đồng minh chứng tỏ sự thi hành chính sách áp đảo và cường quyền của Mỹ. Với những hành động này, Quân đội chính phủ Syria và lực lượng đồng minh được đặt trong tình trạng báo động cao và thực hiện biện pháp đề phòng trên khắp đất nước.

Chú ý:

Việc Mỹ kêu gọi phản ứng quân sự đa quốc gia vào Siri với báo cáo buộc chính phủ Siri tấn công vũ khí hóa học tại Douma hoàn toàn chưa có bằng chứng xác thức. Chính phủ Siri hiện vẫn phủ nhận các báo cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, đồng thời cho biết đã mời chuyên gia của Tôt chức cấm vũ khí hóa học đến thăm địa điểm tại Douma. Tổng thư kí Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 10/4 bày tỏ sự ủng hộ đối với một cuộc điều tra của Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học.

Chọn D.


Câu 6:

Từ bài học sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra bài học gì trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Xem đáp án

Phương pháp:

Liên hệ.

Cách giải:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ CNXH ở Liên Xô và Đông Âu là thực hiện đa nguyên đa đảng, không giữ được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

=> Từ sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, có thể rút ra được bài học về việc duy trì sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, không thực hiện đa nguyên đa đảng trong công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay.

Chọn A.


Câu 7:

Một trong những nước tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 31.

Cách giải:

Một trong những nước tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Thái Lan.

Chọn A.


Câu 8:

Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 – 1945 là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 108.

Cách giải:

Đảng Cộng sản Đông Dương xác định kẻ thù trong giai đoạn cách mạng 1939 – 1945 là đế quốc Pháp và phát xít Nhật.

Chọn A.


Câu 9:

Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 của quân dân Việt Nam đã
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 134.

Cách giải:

Chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 của quân dân Việt Nam đã bảo vệ cơ quan đầu não kháng chiến.

Chọn A.


Câu 10:

Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây nhằm chuẩn bị cho bước chuyển biến về chất của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 83 - 83.

Cách giải:

Trong thời gian ở Quảng Châu (Trung Quốc) từ năm 1924 đến năm 1927, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động trang bị lí luận cách mạng cho các cán bộ thông qua các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ hay qua các tác phẩm như Đường Kách mệnh.

Chọn C.


Câu 11:

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, khu vực nào sau đây trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 47.

Cách giải:

Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Chọn C.


Câu 12:

Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 94.

Cách giải:

Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc.

Chọn C.


Câu 13:

Xã hội Việt Nam trong những năm 1930 – 1931 tồn tại những mâu thuẫn cơ bản nào?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 79.

Cách giải:

Xã hội Việt Nam trong những năm 1930 – 1931 tồn tại những mâu thuẫn cơ bản dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và nông dân với địa chủ phong kiến.

Chọn B.


Câu 14:

Bài học thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng cho công cộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là
Xem đáp án

Phương pháp:

Liên hệ.

Cách giải:

Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra từ cách mạng tháng Tám năm 1945 có thể vận dụng trong sự nghiệp xây dụng và bảo vệ tổ quốc hiện nay là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

- Sức mạnh thời đại:

+ Thời cơ “ngàn năm có một”: Nhật Bản đầu hàng đồng minh.

+ Sự ửng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới.

- Sức mạnh dân tộc:

+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Sự chuẩn bị của Đảng và Nhân dân về lực lượng cách mạng và qua các cuộc tập dượt.

+ Tinh thần đoàn kết và yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Hiện nay, trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, bài học này cần được áp dụng triệt để: vừa tranh thủ sự mở rộng của thị trường thế giới, vốn đầu tư của nước ngoài, … vừa phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước…

Chọn B.


Câu 15:

Đến năm 2000, tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đều
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 30.

Cách giải:

Đến năm 2000, tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đều trở thành những quốc gia độc lập, tự chủ.

Chọn C.


Câu 16:

Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu – Mỹ đó là
Xem đáp án

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

Điểm khác biệt của giai cấp công nhân Việt Nam so với giai cấp công nhân ở các nước tư bản Âu – Mỹ đó là giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản. Trong đó, giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, còn đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp tư sản mới ra đời.

Chọn D.


Câu 17:

Nội dung nào sau đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào những năm 20 của thế kỉ XX?
Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào những năm 20 của thế kỉ XX là thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên – một tổ chức tiền cộng sản trước khi thành lập Đảng. Điều này phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam lúc đó. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của một chính đảng cộng sản.

Chọn D.


Câu 18:

Bài học kinh nghiệm quan trọng trong đấu tranh giải phóng dân tộc (1939 – 1945) được Đảng tiếp tục vận dụng trong đấu tranh ngoại giao từ sau ngày 2/9/1945 đến trước ngày 19/12/1946 là
Xem đáp án

Phương pháp:

Liên hệ.

Cách giải:

A loại vì trong đấu tranh ngoại giao giai đoạn 1945 – 1946, ta không giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc do ta đã giành được độc lập năm 1945.

B loại vì trong quá trình đấu tranh ngoại giao 1945 – 1946, Đảng không vận dụng sức mạnh quần chúng nhân dân để đấu tranh.

C loại vì đến khi không thể tiếp tục nhân nhượng được nữa thì ta buộc phải cầm vũ khí chiến đấu để bảo vệ độc lập dân tộc.

D chọn vì trong giai đoạn 1945 – 1946, Đảng đã phân hóa cô lập kẻ thù, tập trung đánh kẻ thù chủ yếu lúc bấy giờ là Pháp.

Chọn A.


Câu 19:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình Việt Nam trong thời kỉ 1954 – 1975?
Xem đáp án

Phương pháp:

Loại trừ phương án.

Cách giải:

Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội không phản ánh đúng tình hình Việt Nam trong thời kỉ 1954 – 1975.

Chọn A.


Câu 20:

Âu mưu thâm độc của Mĩ trong thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm
Xem đáp án

Phương pháp:

Giải thích.

Cách giải:

Âu mưu thâm độc của Mĩ trong thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” nhằm giảm xương máu của người Mĩ trên chiến trường, tận dụng xương máu người Việt Nam.

Chọn C.


Câu 21:

Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là gì?
Xem đáp án

Phương pháp:

Loại trừ phương án.

Cách giải:

Ý nghĩa then chốt của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX là đưa loài người sang nền văn minh trí tuệ với sự sáng tạo ra thế hệ máy tính điện tử mới, nguyên liệu mới, năng lượng mới, vật liệu mới, …Giảm lao động chân tay đến tối đa, tăng lao động trí tuệ…Đặc trưng của văn minh tri thức - trí tuệ là điều khiển học

thông qua tự động hoá, chương trình hoá. Động lực phát triển là những bước đại nhảy vọt về năng suất lao động thông qua sức sáng tạo “thần kỳ” của trí tuệ (của lao động trí óc đầy phiêu lưu, nhưng cũng đầy sáng tạo). Đời sống vật chất cao, xã hội thoáng cởi mở, con người xa rời truyền thống để sống độc lập hơn, tự do hơn.

Chọn A.


Câu 22:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 – 1929) có hoạt động nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 84.

Cách giải:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925 – 1929) có hoạt động tuyên truyền lí luận cách mạng.

Chọn B.


Câu 23:

Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945), nhân dân Việt Nam thực hiện khẩu hiệu nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 112.

Cách giải:

Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945), nhân dân Việt Nam thực hiện khẩu hiệu đánh đổ phát xít Nhật.

Chọn C.


Câu 24:

Đâu không phải là nội dung chiếu Cần Vương?
Xem đáp án

Phương pháp:

Loại trừ phương án.

Cách giải:

Kêu gọi bãi binh, thương lượng với Pháp để bảo vệ vương quyền không phải là nội dung chiếu Cần Vương.

Chọn C.


Câu 25:

Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trực tiếp, trước mắt của nhân dân thế giới là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 98.

Cách giải:

Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) xác định kẻ thù nguy hiểm trực tiếp, trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít.

Chọn C.


Câu 26:

Sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tháng 8/1967 có ý nghĩa
Xem đáp án

Phương pháp:

Loại trừ phương án.

Cách giải:2

A, C loại vì khi thành lập ASEAN chỉ có 6 nước tham gia nên không thể nói đó là thời kì đánh dấu hội nhập của tất cả các nước trong khu vực.

D loại và các nước ASEAN chỉ hợp tác trên 1 số lĩnh vực là hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và hiện nay có thêm hợp tác quốc phòng - an ninh chứ không phải toàn diện trên mọi lĩnh vực.

B chọn vì sự thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tháng 8-1967 đã tạ cơ sở cho quá trình hợp tác giữa các nước trong khu vực. Hiện nay, ASEAN đã phát triển từ 5 lên 10 nước thành viên và trở thành một cộng đồng vững mạnh, có vai trò, vị trí quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Chọn B.


Câu 27:

Một trong những nhiệm vụ của nhân dân Mỹ La – tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 38 - 39.

Cách giải:

Một trong những nhiệm vụ của nhân dân Mỹ La – tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chống lại chế độ độc tài thân Mĩ.

Chọn C.


Câu 28:

Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986) không nằm trong bối cảnh quốc tế nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

Loại trừ phương án.

Cách giải:

Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986) không nằm trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang mở rộng thành viên.

Chọn A.


Câu 29:

Mục tiêu của Ba chương trình kinh tế “lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, xuất khẩu” được đề ra tại đại hội Đảng nào?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 210.

Cách giải:

Mục tiêu của Ba chương trình kinh tế “lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng, xuất khẩu” được đề ra tại Đại hội VI.

Chọn B.


Câu 30:

Chính quyền Ngô Đình Diệm nói riêng và những chính quyền do Mĩ dựng lên ở miền Nam nói chung thực chất là biểu hiện
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 158.

Cách giải:

Chính quyền Ngô Đình Diệm nói riêng và những chính quyền do Mĩ dựng lên ở miền Nam nói chung thực chất là biểu hiện chế độ thực dân kiểu mới.

Chọn B.


Câu 31:

Quân phiệt Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam kể từ sau sự kiện nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 112.

Cách giải:

Quân phiệt Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam kể từ sau sự kiện Nhật là đảo chính Pháp (đêm 9/3/1945).

Chọn D.


Câu 32:

Điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (1945), Định ước Henxinki (8/1945) và Hiệp ước Bali (2/1976) là gì?
Xem đáp án

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

Điểm chung trong nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc (1945), Định ước Henxinki (8/1945) và Hiệp ước Bali (2/1976) là giải quyết các tranh chấp thông qua biện pháp hoà bình.

Chọn D.


Câu 33:

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc kệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để thực hiện nhiệm vụ gì?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 124.

Cách giải:

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc kệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để thực hiện nhiệm vụ chống giặc dốt.

Chọn D.


Câu 34:

Tại Hà Nội năm 1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên đã quyết định
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 202.

Cách giải:

Tại Hà Nội năm 1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên đã quyết định thủ đô là Hà Nội.

Chọn B.

Câu 35:

Lĩnh vực nào không được Pháp chú trọng đầu tư trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 76.

Cách giải:

Công nghiệp nặng không được Pháp chú trọng đầu tư trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương.

Chọn D.


Câu 36:

Vào năm 1953, Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava với mục tiêu cao nhất là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 146.14

Cách giải:

Vào năm 1953, Pháp đề ra kế hoạch quân sự Nava với mục tiêu cao nhất là xoay chuyển tình thế chiến tranh có lợi cho Pháp.

Chọn B.


Câu 37:

Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa quốc tế nào sau đây?
Xem đáp án

Phương pháp:

Loại trừ phương án.

Cách giải:

Sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1949) có ý nghĩa quốc tế là làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Chọn A.


Câu 38:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền Mĩ phải
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, trang 177.

Cách giải:

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền Mĩ phải “xuống thang” chiến tranh trên cả hai miền Nam – Bắc Việt Nam.

Chọn B.


Câu 39:

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã
Xem đáp án

Phương pháp:

Loại trừ phương án.

Cách giải:

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã góp phần làm thất bại tham vọng thiết lập trật tự thế giới đơn cực của Mĩ.

Chọn D.


Câu 40:

Các chiến dịch của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954) đều
Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

A loại vì chiến dịch Việt Bắc diễn ra khi ta chưa nắm được quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

B loại vì với thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc thì kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp thất bại hoàn toàn.

D loại vì trong chiến dịch Việt Bắc, Biên giới ta không đánh công kiên.

Chọn C.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương