Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Biên Hòa Lần 1 có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Biên Hòa Lần 1 có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Biên Hòa Lần 1 có đáp án

  • 1298 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nghệ thuật quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) có gì khác biệt so với các chiến dịch khác trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?

Xem đáp án

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

Nghệ thuật quân sự của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) có điểm khác biệt so với các chiến dịch khác trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chủ động tấn công vào nơi bất khả xâm phạm của đối phương

Chọn B.


Câu 2:

Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản từ sau

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào cách mạng 1930 – 1931.

Cách giải:

Đảng Cộng sản Đông Dương được công nhận là phân bộ độc lập, trực thuộc Quốc tế Cộng sản từ sau cách mạng 1930 – 1931.

Chọn C.


Câu 3:

Một trong những điểm khác biệt giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) do Mĩ thực hiện ở Việt Nam là gì?

Xem đáp án

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

Một trong những điểm khác biệt giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) do Mĩ thực hiện ở Việt Nam là tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn.

Chọn A.


Câu 4:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) xác định Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung tình hình và nhiệm vụ cách mạng nước ta sau năm 1954.

Cách giải:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) xác định Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất.8

Chọn D.


Câu 5:

Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) là

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).

Cách giải:

Chiến dịch phản công lớn đầu tiên của bộ đội ta trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) là chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).

Chọn B.


Câu 6:

Chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga sụp đổ sau sự kiện

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 11.

Cách giải:

Chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga sụp đổ sau sự kiện cách mạng tháng Hai năm 1917 thắng lợi.

Chọn C.


Câu 7:

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, là một trong những biểu hiện của xu thế

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung toàn cầu hoá.

Cách giải:

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá.

Chọn B.


Câu 8:

Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) là gì?

Xem đáp án

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) so với Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) là thành lập mỗi nước một mặt trận riêng nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.

Chọn D.


Câu 9:

Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng là nội dung của kế hoạch quân sự nào của Mĩ?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

Cách giải:

Bình định miền Nam trong vòng 18 tháng là nội dung của kế hoạch quân sự Xtalây-Taylo.

Chọn C.


Câu 10:

Đặc điểm bao trùm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là

Xem đáp án

Phương pháp:

Loại trừ phương án.

Cách giải:

Đặc điểm bao trùm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến đầu năm 1930 là khuynh hướng vô sản và khuynh hướng dân chủ tư sản cùng song hành phát triển.

Chọn D.


Câu 11:

Đâu là một trong những hoạt động của Phan Bội Châu trong phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX đến trước năm 1914?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 11.

Cách giải:

Phát động phong trào Đông du là một trong những hoạt động của Phan Bội Châu trong phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỉ XX đến trước năm 1914.

Chọn A.


Câu 12:

So với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) có điểm khác biệt nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

So với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lực lượng cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) có điểm khác biệt là tư sản, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ cũng là lực lượng của cách mạng.

Chọn C.


Câu 13:

Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7/1973) xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7/1973).

Cách giải:

Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7/1973) xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Chọn A.


Câu 14:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, yếu tố nào ở Việt Nam đã tạo điều kiện để “chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.”?

Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích phương án.

Cách giải:

A chọn vì chuyển biến về kinh tế và xã hội đã tạo tiền đề cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX

B loại vì tư tưởng phong kiến đã lạc hậu không phải là điều kiện để Chủ nghĩa xã hội gieo hạt giống của công cuộc giải phóng.10

C loại vì vì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở nước ta từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

D loại vì thiếu sự chuyển biến về kinh tế.

Chọn A.


Câu 15:

Sự kiện nào đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị sụp đổ?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung châu Phi.

Cách giải:

Nhân dân Môdămbích và Ănggôla lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha (1975) đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị sụp đổ.

Chọn D.


Câu 16:

Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 11.

Cách giải:

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX.

Chọn B.


Câu 17:

Các chiến lược chiến tranh do đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) có điểm khác biệt cơ bản trong việc

Xem đáp án

Phương pháp:

So sánh.

Cách giải:

Các chiến lược chiến tranh do đế quốc Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1973) có điểm khác biệt cơ bản trong việc điều chỉnh vai trò của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn.

Trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ giữ vai trò chính. Còn từ chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” vai trò của lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ chủ huy bằng hệ thống cố vấn.

Chọn D.


Câu 18:

Sau khi giành độc lập, quốc gia nào đã thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, tích cực?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Ấn Độ.

Cách giải:

Sau khi giành độc lập, Ấn Độ đã thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập, tích cực.

Chọn D.


Câu 19:

Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức nào?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945.

Cách giải:

Việt Nam Giải phóng quân ra đời là sự hợp nhất của các tổ chức Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với Cứu quốc quân.

Chọn A.


Câu 20:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Đông Nam Á.

Cách giải:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh nhiều nước ở Đông Nam Á đã giành được độc lập.

Chọn D.


Câu 22:

Ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975, nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam sau năm 1975.

Cách giải:

Ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975, nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam là có một chính phủ thống nhất.

Chọn D.


Câu 23:

Trong những năm 1947 -1991, sự kiện nào đã tạo ra một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu Âu?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung xu thế hoà hoãn Đông – Tây.

Cách giải:

Trong những năm 1947 -1991, Định ước Henxinki được kí kết giữa Mĩ, Canađa và nhiều nước châu Âu đã tạo ra một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu Âu.

Chọn A.


Câu 24:

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù của cách mạng thế giới là

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935).

Cách giải:2

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù của cách mạng thế giới là chủ nghĩa phát xít.

Chọn D.


Câu 25:

Mục tiêu đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào cách mạng 1930 – 1931.

Cách giải:

Mục tiêu đấu tranh chủ yếu trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam là đánh đổ đế quốc, đánh đổ phong kiến.

Chọn C.


Câu 26:

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại trở về châu Á dựa trên cơ sở nào?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Nhật Bản.

Cách giải:

Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại trở về châu Á dựa trên cơ sở tiềm lực kinh tế - tài chính hùng hậu.

Chọn B.


Câu 27:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung cách mạng khoa học – kĩ thuật.

Cách giải:

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại có nguồn gốc sâu xa từ những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất.

Chọn A.


Câu 28:

Thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích.

Cách giải:

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam rơi vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, tình hình đất nước gặp vô vàn khó khăn từ kinh tế - tài chính, văn hoá, xã hội đến ngoại xâm. Trước tình hình đó, Đảng và Chính phủ đã thực hiện những chính sách để vừa khôi phục đất nước vừa đấu tranh chống ngoại xâm để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám. Như vậy, thực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946 phản ánh quy luật của lịch sử dân tộc Việt Nam là dựng nước đi đôi với giữ nước.

Chọn A.


Câu 29:

Đâu là ý nghĩa lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp:13

Loại trừ phương án.

Cách giải:

Bước chuyển biến có ý nghĩa chiến lược với cách mạng miền Nam là chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công – đây là ý nghĩa lớn nhất của phong trào Đồng khởi (1959 – 1960).

Chọn D.


Câu 30:

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô trong giai đoạn 1945 – 1950 là
Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô.

Cách giải:

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô trong giai đoạn 1945 – 1950 là khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Chọn D.


Câu 31:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) đã đưa tới sự ra đời của giai cấp

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam.

Cách giải:

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1919 - 1929) đã đưa tới sự ra đời của giai cấp tiểu tư sản.

Chọn B.


Câu 32:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng?
Xem đáp án

Phương pháp:

Loại trừ phương án.

Cách giải:

Chú trọng công tác tuyên truyền, huấn luyện Đảng viên phản ánh không đúng về tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.

Chọn A.


Câu 33:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là

Xem đáp án

Phương pháp:

Loại trừ phương án.

Cách giải:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX là mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa.

Chọn A.


Câu 34:

Trong thời kỳ 1954 - 1975, đâu là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm cho Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?

Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích.14

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ vươn lên trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới. Với tiềm lực kinh tế và quân sự vững chắc, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra chiến lược toàn cầu, tham vọng làm bá chủ thế giới. Trong giai đoạn 1954-1975 trọng tâm chiến lược toàn cầu là ở Việt Nam. Cuộc chiến tranh Việt Nam mà người Mĩ theo đuổi kéo dài suốt 5 đời tổng thống, sử dụng hầu hết các chiến lược chiến tranh, các phương tiện vũ khí hiện đại với những khoản chi phí khổng lồ.

Chọn C.


Câu 35:

Chiến thắng nào của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung nhân dân miền Nam Việt Nam đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”.

Cách giải:

Chiến thắng Vạn Tường của quân dân miền Nam đã mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

Chọn D.


Câu 36:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), quân đội Liên Xô không chiếm đóng khu vực nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị Ianta (2/1945).

Cách giải:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), quân đội Liên Xô không chiếm đóng khu vực Đông Nam Á.

Chọn B.


Câu 37:

Nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào cách mạng 1930 – 1931.

Cách giải:

Nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là Nghệ - Tĩnh.

Chọn B.


Câu 38:

Những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung Cách mạng tháng Tám 1945.

Cách giải:

Những địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

Chọn A.


Câu 39:

Trong hai mươi năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất là

Xem đáp án

Phương pháp:

SGK Lịch sử 12, nội dung nước Mĩ.15

Cách giải:

Trong hai mươi năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đã vươn lên trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất là Mĩ.

Chọn D.


Câu 40:

Nhận xét nào sau đây là đúng về bản Hiệp định Sơ bộ Chính phủ Việt Nam kí với Chính phủ Pháp ngày 6/3/1946?

Xem đáp án

Phương pháp:

Phân tích, loại trừ phương án.

Cách giải:

A loại vì thời gian trước đó ta chưa từng hoà hoãn với Pháp nên không thể sử dụng từ tiếp tục.

B loại vì Pháp chưa từng là đối tác của ta trong kháng chiến chống Pháp.

C loại vì Pháp không công nhận quyền tự quyết của ta.

D chọn vì trước những chuyển biến của hoàn cảnh lịch sử, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng, chủ động đề nghị hoà hoãn với Pháp.

Chọn D.


Bắt đầu thi ngay