Thứ bảy, 25/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Hà Giang có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Hà Giang có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử THPT Chuyên Hà Giang có đáp án

  • 2008 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

EEC là viết tắt theo tiếng Anh của tổ chức

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Tây Âu.

Cách giải:

EEC là viết tắt theo tiếng Anh của tổ chức Cộng đồng kinh tế Châu Âu.

Chọn A.


Câu 2:

Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là tổ chức nào?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam Quốc dân Đảng.

Cách giải:

Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là tổ chức Nam Đồng thư xã.

Chọn B.


Câu 3:

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản giữ vị trí

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Nhật Bản.

Cách giải:

Từ những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản giữ vị trí một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới.

Chọn A.


Câu 4:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn cơ bản nhất là mẫu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.

Chọn C.


Câu 5:

Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung đường lối đổi mới của Đảng.

Cách giải:

Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của đường lối cải cách - mở cửa từ năm 1978 là đổi mới kinh tế làm trọng tâm.

Chọn D.


Câu 6:

Những nước nào ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á” sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung các nước Đông Bắc Á.

Cách giải:

Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan ở khu vực Đông Bắc Á đã trở thành “con rồng kinh tế Châu Á” sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn A.


Câu 7:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) đã xác định tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936).

Cách giải:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) đã xác định tượng đấu tranh trực tiếp, trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn phản động thuộc địa.

Chọn B.


Câu 8:

Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào?
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Liên Xô.

Cách giải:

Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện chế tạo thành công bom nguyên tử.

Chọn B.


Câu 9:

Tham dự Hội nghị Ianta là nguyên thủ ba cường quốc trụ cột trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít gồm

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị Ianta (2/1945).

Cách giải:

Tham dự Hội nghị Ianta là nguyên thủ ba cường quốc trụ cột trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít gồm Liên Xô, Mỹ, Anh.

Chọn D.


Câu 10:

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương trong hoàn cảnh

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

Cách giải:

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương trong hoàn cảnh chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nước Pháp bị thiệt hại nặng nề.

Chọn C.


Câu 11:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp hoặc tầng lớp nào có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dng sự phân hoá trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cách giải:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân có khả năng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Chọn D.


Câu 12:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những thành tựu mà Mĩ đạt được trong lĩnh vực kinh tế là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nước Mĩ.

Cách giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trong những thành tựu mà Mĩ đạt được trong lĩnh vực kinh tế là sản lượng công nghiệp chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới.

Chọn C.


Câu 13:

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam - Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theo

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hiệp định Gio – ne - vo.

Cách giải:

Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam - Bắc, lấy giới tuyến quân sự tạm thời theo vĩ tuyến 17.

Chọn D.


Câu 14:

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khó khăn lớn nhất đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là
Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945.

Cách giải:

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, khó khăn lớn nhất đưa nước ta vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” là giặc ngoại xâm.

Chọn D.


Câu 15:

Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh nào?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung chiến lược chiến tranh cục bộ.

Cách giải:

Chiến lược “chiến tranh cục bộ” là loại hình chiến tranh thực dân kiểu mới.

Chọn A.


Câu 16:

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dng sự phân hoá trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Cách giải:

Tiểu tư sản, tư sản ra đời do hệ quả của các cuộc khai thác thuộc địa của lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam.

Chọn C.


Câu 17:

Chiến thắng nào mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” khắp miền Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nhân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.

Cách giải:

Chiến thắng Vạn Tường mở đầu cho phong trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” khắp miền Nam.

Chọn A.


Câu 18:

Chiến thuật được sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung chiến lược chiến tranh đặc biệt.10

Cách giải:

Chiến thuật được sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là dồn dân lập “ấp chiến lược”.

Chọn D.


Câu 19:

“Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1965?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung chiến lược chiến tranh đặc biệt.

Cách giải:

“Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam từ 1961-1965.

Chọn B.


Câu 20:

Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Hiệp định sơ bộ.

Cách giải:

Hiệp định Sơ bộ (6 - 3 - 1946) công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do.

Chọn C.


Câu 21:

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung tình hình thế giới những năm 30 của thế kỉ XX.

Cách giải:

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935) đã xác định kẻ thù và nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

Chọn D.


Câu 22:

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng nào?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung nhiệm vụ cách mạng nước ta sau Hiệp định Gionevo 1954.

Cách giải:

Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, nhân dân miền Bắc thực hiện nhiệm vụ cách mạng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Chọn C.


Câu 23:

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Tháng 8/1925, thợ máy xưởng Ba Sơn tại cảng Sài Gòn đã bãi công, không chịu sửa chữa chiến hạm Misole của Pháp trước khi chiến hạm này chở binh lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Với sự kiện này đã đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác.

Chọn B.


Câu 24:

Mở đầu cuộc tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào đâu?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.11

Cách giải:

Mở đầu cuộc tiến công chiến lược 1972, quân ta tấn công vào Quảng Trị.

Chọn B.


Câu 25:

Nội dung nào dưới đây giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976)?

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:

Tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam gia nhập ASEAN giải thích không đúng về ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 - 1976).

Chọn A.


Câu 26:

Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là

Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Việt Nam là một nước thuộc địa, mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân. Vì vậy, nhiệm vụ chiến lược, hàng đầu của cách mạng Việt Nam là chống đế quốc để giải phóng dân tôc.

Chọn B.


Câu 27:

Một hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là đã diễn ra

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung toàn cầu hoá.

Cách giải:

Một hệ quả của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX là đã diễn ra xu thế toàn cầu hoá.

Chọn D.


Câu 28:

Yêu cầu bức thiết nhất của nước ta trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung tình hình hai miền Nam – Bắc sau năm 1975.

Cách giải:

Yêu cầu bức thiết nhất của nước ta trong năm đầu tiên sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi là thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Chọn B.


Câu 29:

Ý nào không phản ánh đúng điểm mới của phong trào 1930-1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930?

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Đã thành lập được mặt trận dân tộc chống đế quốc và tay sai không phản ánh đúng điểm mới của phong trào 1930-1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930.

Chọn C.


Câu 30:

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước nào ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.12

Cách giải:

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nước Đức ở Châu Âu được xem là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô – Mĩ.

Chọn D.


Câu 31:

Chủ trương của Đảng ta đối với vấn đề thù trong giặc ngoài từ tháng 9 - 1945 đến trước 19 - 12 - 1946 được đánh giá là

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Việt Nam phải đối mặt với muôn vàn khó khăn về kinh tế, tài chính, văn hoá – xã hội và đặc biệt là ngoại xâm. Thời điểm đó được đánh giá là chưa bao giờ trên đất nước Việt Nam lại có nhiều quân đội nước ngoài đến vậy. Quân đội nước ngoài vào Việt Nam làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật nhưng đều mang trong mình những toan tính riêng. Để đối phó với các lực lượng quân đội đó, Đảng đã vô cùng nhanh chóng đưa ra những chủ trương nhưng cứng rắn về nguyên tắc và mềm dẻo về sách lược cho phù hợp với từng hoà cảnh.

Chọn C.


Câu 32:

Hãy lựa chọn phương án thích hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: “phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng”

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung phong trào Đồng khởi (1960).

Cách giải:

“phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị Mĩ-Diệm.”

Chọn B.


Câu 33:

Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ Bộ (6 - 3 - 1946) và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (21 - 7 - 1954) là

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định

Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là không vi phạm chủ quyền quốc gia.

- Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): các điều khoản đều không vi phạm chủ quyền quốc gia. Kể cả bản Tạm ước

(9/1946) ta cũng chỉ nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế - văn hoá Việt Nam.

- Hiệp đinh Giơnevơ về Đông Dương (1954): Pháp và các nước công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nước Đông Dương: độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Chọn A.


Câu 34:

Điểm sáng tạo nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích, đánh giá.

Cách giải:

Trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, là một tổ chức yêu nước theo khuynh hướng vô sản, là một tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.13

Vào năm 1925, Việt Nam chưa có đủ điều kiện để thành lập một Đảng Cộng sản vì vậy, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Hội là nơi tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Hội có vai trò chuẩn bị về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.

Chọn D.


Câu 35:

Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) với Luận cương chính trị (10-1930) là xác định đúng

Xem đáp án

Phương pháp: So sánh.

Cách giải:

Điểm giống nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (đầu năm 1930) với Luận cương chính trị (10-1930) là xác định đúng giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Chọn D.


Câu 36:

Nội dung nào sau đây phản ánh đầy đủ nhất về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-nevơ năm 1954 về Đông Dương?

Xem đáp án

Phương pháp: Loại trừ phương án.

Cách giải:

Miền Bắc được giải phóng, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền phản ánh đầy đủ nhất về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

Chọn C.


Câu 37:

Bài hát “Tiến quân ca“ của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam tại

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976).

Cách giải:

Bài hát “Tiến quân ca“ của nhạc sĩ Văn Cao lần đầu tiên được chọn làm Quốc ca của nước Việt Nam tại Kì họp đầu tiên của Quốc hội khoá VI (7 - 1976).

Chọn B.


Câu 38:

Hãy chọn đáp án đúng điền vào những cụm từ còn thiếu cho đúng với Nghị quyết Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975): " (1)....vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là (2) ... của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam".

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976).

Cách giải:

Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 - 1975): " thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam".

Chọn A.


Câu 39:

Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, nội dung ý nghĩa của phong trào Đồng khởi.

Cách giải:

Trong thời kì 1954-1975, phong Đồng khởi là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

Chọn A.14


Câu 40:

Thực tiễn lịch sử nào là yếu tố quyết định nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1954-1975?

Xem đáp án

Phương pháp: Giải thích.

Cách giải:

Sau khi kí Hiệp định Gionevo, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng tại miền Nam, Mĩ nhanh chóng thế chân Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm với âm mưu chia cắt nước ta, biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á. Vì thực tiễn lịch sử trên, nhân dân Việt Nam phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1954 – 1075.

Chọn B.


Bắt đầu thi ngay