(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - trường THPTNgô Gia Tự lần 1 (có đáp án)
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử sở GD&ĐT Vĩnh Phúc - trường THPTNgô Gia Tự lần 1 (có đáp án)
-
106 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Châu Phi.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Tuy-ni-di ở châu Phi tuyên bố độc lập.
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Năm 1972, Liên Xô và Mĩ kí kết Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) và Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT-1) đã góp phần làm giảm tình trạng đối đầu trong quan hệ quốc tế.
Chọn C.
Câu 3:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là biểu hiện của xu thế liên kết khu vực. Các nước muốn liên kết khu vực trên cơ sở đã giành được độc lập, muốn liên kết để khắc phục những khó khăn trong quá trình xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Đặc biệt là hạn chế những ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. Đối với EU và ASEAN đều muốn hạn chế sự ảnh hưởng của Mĩ.
Chọn D.
Câu 4:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1945.
Cách giải:
Chính quyền Xô viết Nghệ-Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam đã thực hiện chính sách trên lĩnh vực văn hóa-xã hội đó là mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ.
Chọn D.
Câu 5:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
Cách giải:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới khởi đầu từ Đông Nam Á.
Chọn C.
Câu 6:
Phương pháp:
Tìm điểm giống nhau.
Cách giải:
Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương đều tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế có khả năng thu lợi nhuận tối đa.
Chọn A.
Câu 7:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1939 – 1945, chính sách áp bức và bóc lột của đế quốc và phát xít Pháp – Nhật, đời sống của các tầng lớp nhân dân vô cùng khổ cực. Mâu thuẫn dân tộc đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước tình hình đó, Đảng đã thực hiện chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng (bắt đầu tự hội nghị tháng 11-1939 và hoàn chỉnh vào hội nghị tháng 5-1941).
=> Chủ trương này đáp ứng nguyện vọng số 1 của giai cấp nông dân đó là: độc lập dân tộc.
Chọn D.
Câu 8:
Phương pháp:
Tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào dân chủ 1936-1939 và phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam đều dựa vào lực lượng chính trị quần chúng.
Chọn C.
Câu 9:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Cách giải:
Phong trào 1936 - 1939 là phong trào đấu tranh công khai đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình, diễn ra dưới hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. 8
Chọn B.
Câu 10:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cách giải:
Thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Campuchia diễn ra ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn D.
Câu 11:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Chiến tranh lạnh.
Cách giải:
Sự kiện diễn ra sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) đó là Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va chấm dứt hoạt động.
Chọn D.
Câu 12:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Ấn Độ.
Cách giải:
Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới.
Chọn D.
Câu 13:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tổ chức trong những năm 1928 - 1929 có vai trò thúc đẩy tính liên kết của phong trào công nhân, vì sau phong trào “vô sản hóa” phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
Chọn A.
Câu 14:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Nhật Bản.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1945-1952, Nhật Bản thực hiện chính sách đối ngoại liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Chọn C.
Câu 15:
Phương pháp:
Nhận xét.
Cách giải:
Nhận xét phản ánh đúng đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến năm 2000 đó là Cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật không tách rời nhau.
Chọn A.
Câu 16:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Nội dung phản ánh đúng lập trường của tư sản dân tộc Việt Nam trong phong trào dân tộc dân chủ (1919-1925) đó là Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam mang tính cải lương, không kiên định, dễ thoả hiệp trước những nhượng bộ của Pháp.
Chọn B.
Câu 17:
Phương pháp:
So sánh, tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1930-1931 và Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945) có điểm tương đồng đó là Sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt.
Chọn B.
Câu 18:
Phương pháp:
So sánh, tìm điểm khác nhau.
Cách giải:
Trong Cương lĩnh chính trị, Nguyễn Ái Quốc xác định lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản, phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
Trong Luận cương, Trần phú xác định lực lượng cách mạng chỉ có nông dân và công nhân.
=> Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng là điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn C.
Câu 19:
Điểm khác nhau cơ bản giữa sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam với các đảng cộng sản trên thế giới là
Phương pháp:
So sánh, tìm điểm khác biệt.
Cách giải:0
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. => Sự tham gia của phong trào yêu nước trong quá trình thành lập Đảng là sự khác biệt cơ bản trong sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam so với các đảng cộng sản khác trên thế giới. Các Đảng Cộng sản khác trên thế giới ra đời chỉ dựa trên sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lê-nin và phong trào công nhân.
Chọn D.
Câu 20:
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ đáp án.
Cách giải:
- Đáp án A lựa chọn vì giai đoạn 1924 – 1927, Nguyễn Ái Quốc đã gây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ nòng cốt Cụ thể, ngay từ năm cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam. Người mở các lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng.
- Đáp án B loại vì sự phân hóa là do thực tiễn lịch sử chứ không phải do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tạo nên.
- Đáp án C loại vì từ sau khi đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin năm 1920 thì Nguyễn Ái Quốc đã tích cực nghiên cứu và truyền bá lí luận cách mạng theo khuynh hướng vô sản về Việt Nam chứ không phải đến giai đoạn 1924 – 1927 mới bắt đầu xây dựng lí luận cách mạng theo khuynh hưởng vô sản.
- Đáp án D loại vì khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 thì cách mạng Việt Nam đã trở thanh 1 bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Chọn A.
Câu 21:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào đấu tranh của Mĩ Latinh.
Cách giải:
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy”.
Chọn C.
Câu 22:
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Sự kiện đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác đó là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, vì Đảng ra đời đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn toàn trưởng thành và phong trào công nhân đã hoàn toàn trở thành phong trào tự giác.
Chọn A.
Câu 23:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 87.
Cách giải:
Cơ quan ngôn luận của Đông Dương Cộng sản Đảng (6-1929) là tờ báo Búa Liềm.
Chọn B.
Câu 24:
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Cuộc bãi công của công nhân Ba Son diễn ra có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu, cuộc bãi công diễn ra nhằm ngăn chặn thuyền Pháp chở lính sang đàn pháp phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc, thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của giai cấp công nhân Việt Nam.
Chọn A.
Câu 25:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam, lực lượng vũ trang ở vai trò quan trọng, hỗ trợ lực lượng chính trị nổi dậy và là lực lượng xung kích tấn công vào những nơi địch ngoan cố.
Chọn D.
Câu 26:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Công cuộc mở cửa của Trung Quốc.
Cách giải:
Trong công cuộc cải cách - mở cửa (1978-2000), Trung Quốc đạt được thành tựu là quốc gia thứ ba trên thế giới có tàu và người bay vào vũ trụ.
Chọn B.
Câu 27:
Phương pháp:
Phân tích.
Cách giải:
Đáp án A loại vì việc thực hiện quan điểm “văn hóa hóa kháng chiến" của Đảng Cộng sản Đông Dương được xác định trong Đại hội II năm 1951. Bên cạnh đó, việc thực hiện quan điểm "văn hóa hóa kháng chiến" được thể hiện ở thành tựu của văn học, nghệ thuật nói chung trong những năm cuối kháng chiến và sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi, không phải ở việc ra đời của Hội Văn Hóa Cứu Quốc. => không phù hợp với câu hỏi.
- Đáp án B loại vì Hội Liên Hiệp Quốc Dân ra đời năm 1946, không liên quan đến thời gian của câu hỏi.2
- Đáp án C loại vì cơ quan chuyên trách chống “giặc dốt" và phổ cập văn hóa là Nha Bình dân học vụ.
- Đáp án D chọn vì sự ra đời của Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam năm 1944 là một minh chứng cho sự thành công trong thực tế của chiến lược đại đoàn kết dân tộc.
Chọn D.
Câu 28:
Phương pháp:
So sánh, tìm điểm tương đồng.
Cách giải:
Điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ La tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đó là kết quả đấu tranh vì phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh đều giành thắng lợi, đưa đến thành lập hàng loạt các nhà nước độc lập.
Chọn C.
Câu 29:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
Cách giải:
Sau Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (5-1929), trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã có sự phân hóa thành các tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng (6-1929), An Nam Cộng sản đảng (8-1929).
Chọn C.
Câu 30:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 45.
Cách giải:
Chiến lược thể hiện sự điều chỉnh căn bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ trong thập niên 90 thế kỉ XX đó là Cam kết và mở rộng.
Chọn B.
Câu 31:
Phương pháp:
Đánh giá.
Cách giải:
Nội dung đúng khi đánh giá về bản chất của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đó là Nhà nước dân chủ nhân dân.
Chọn B.
Câu 32:
Phương pháp:13
SGK Lịch sử 12, nội dung Luận cương chính trị (10/1930).
Cách giải:
Luận cương chính trị (tháng 10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc.
Chọn C.
Câu 33:
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ.
Cách giải:
Nội dung không phản ánh đúng điều kiện lịch sử của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam đó là Phát xít Nhật cấu kết với thực dân Pháp cai trị Đông Dương.
Chọn A.
Câu 34:
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức đã học để suy luận.
Cách giải:
=> Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929) là làm giàu cho kinh tế chính quốc.
Chọn B.
Câu 35:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 114.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1939-1945, Mặt trận Việt Minh được thành lập ở Việt Nam.
Chọn A.
Câu 36:
Phương pháp:
Đánh giá.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là giai đoạn từ năm 1950 đến năm những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, trong đó thành tựu quan trọng, mang tính bao quát nhất là Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). Biểu hiện là:
- Một số ngành có sản lượng cao vào loại nhất thế giới như dầu mỏ, than, thép, ...
- Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
Chọn D.
Câu 37:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) kế thừa chủ trương, mục tiêu số một là độc lập dân tộc trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930).
Chọn B.
Câu 38:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 37.
Cách giải:
Tại Nam Phi, trước áp lực đấu tranh của người da màu, bản Hiến pháp năm 1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai).
Chọn A.
Câu 39:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
Cách giải:
Trong cuộc khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8-1945), nhân dân Bắc Kì và Trung Kì đã thực hiện khẩu hiệu của đảng “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
Chọn B.
Câu 40:
Phương pháp:
Dựa vào kiến thức đã học để suy luận.
Cách giải:
Theo quy định của hội nghị Ianta, các vùng còn lại của châu Á (Đông Nam Á, Tây Á, Nam Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây => Đông Nam Á không thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
Chọn A.