(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT chuyên Thái Bình lần 1 (có đáp án)
(2024) Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử trường THPT chuyên Thái Bình lần 1 (có đáp án)
-
417 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đâu không phải là hoạt động của tư sản Việt Nam những năm 1919 - 1925?
Phương pháp:
Dựa vào SGK Lịch sử 12 trang 80, suy luận.
Cách giải:
Xuất bản nhiều tờ báo tiếng Pháp và tiếng Việt tiến bộ không phải là hoạt động của tư sản Việt Nam những năm 1919 – 1925.
Chọn D.
Câu 2:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Cách giải:
Phong trào cách mạng 1930 -1931 là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Chọn D.
Câu 3:
Từ năm 1925-1930, sự kiện nào có tác dụng trực tiếp đối với sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Việc ra đời của ba tổ chức cộng sản được ở Việt Nam vào năm 1929, nhưng lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn đây chính là sự kiện trực tiếp dẫn đến việc thành lập Đảng Cộng sản vào đầu năm 1930.
Chọn A.
Câu 4:
Đâu không phải là biểu hiện sự phát triển của nước Mĩ giai đoạn 1945-1973?
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1945-1973, nước Mỹ đã trải qua một thời kỳ phát triển mạnh mẽ với nhiều biểu hiện như chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới, khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, và nắm giữ một lượng lớn tàu bè đi lại trên mặt biển.
=> Do đó, phương án D “Chiếm tới 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế toàn thế giới” không phải là biểu hiện sự phát triển của nước Mỹ trong giai đoạn 1945-1973.
Chọn D.
Câu 5:
Cách mạng tháng Tám thành công diễn ra nhanh gọn, ít đổ máu là do
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Cách mạng tháng Tám thành công diễn ra nhanh gọn và ít đổ máu chủ yếu là do Đảng và quần chúng nhân dân đã có sự chuẩn bị chu đáo và chớp thời cơ. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và việc nắm bắt thời cơ chính xác khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Minh giành chính quyền một cách nhanh chóng và ít đổ máu.
Chọn D.
Câu 6:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 89.
Cách giải:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mac- Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Chọn B.
Câu 7:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp là?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Nước Mĩ.
Cách giải:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
Chọn B.
Câu 8:
Đây là “một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.” (SGK Lịch sử 12, tr.88, 2012). Nhận định trên đề cập đến văn kiện nào?
Phương pháp:
Dựa trên kiến thức đã học để suy luận.
Cách giải:
Đây là “một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập và tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh.” (SGK Lịch sử 12, tr.88, 2012). Nhận định trên đề cập đến Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chọn C.
Câu 9:
Mục tiêu đấu tranh chính trong phong trào cách mạng 1936 – 1939 là gì?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 100.
Cách giải:
Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là Chính bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.
Chọn B.
Câu 10:
Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị được thực hiện trên thực tế lần đầu tiên qua sự kiện nào?
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị được thực hiện trên thực tế lần đầu tiên qua sự kiện Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh được thành lập. Đây là bước đi quan trọng trong việc tập hợp các lực lượng cách mạng, đoàn kết toàn dân tộc để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, dẫn đến sự thành công của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Chọn D.
Câu 11:
Việt Nam giải phóng quân ra đời trên cơ sở thống nhất của những lực lượng vũ trang nào?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì (tháng 4-1945).
Cách giải:
Thực hiện nghị quyết của hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì, ngày 15-5-1945, Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
Chọn B.
Câu 12:
Cách mạng tháng Tám thành công đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu nào cho Đảng và nhân dân trong quá trình đấu tranh gìn giữ, bảo vệ độc lập dân tộc?
Phương pháp:
Suy luận dựa trên thành công của Cách mạng tháng Tám (1945).
Cách giải:
Cách mạng tháng Tám thành công đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho Đảng và nhân dân trong quá trình đấu tranh gìn giữ, bảo vệ độc lập dân tộc đó là luôn phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.
Chọn B.
Câu 13:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 83.
Cách giải:
Phần lớn những hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên sau khi học xong lớp huấn luyện, đào tạo họ sẽ được bí mật về nước truyền bá lí luận giải phóng dân tộc và tổ chức nhân dân.
Chọn A.
Câu 14:
Phương pháp:
Nhận xét nhận định.
Cách giải:
Khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới. Nhận định trên là đúng, vì sau chiến tranh, Mĩ đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp, sản lượng nông nghiệp, dự trữ vàng.
Chọn C.
Câu 15:
Phong trào 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao vào thời gian nào?
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Cách giải:
Phong trào 1930 - 1931 phát triển đến đỉnh cao vào thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 năm 1930. Đây là giai đoạn mà phong trào cách mạng đã đạt đến đỉnh cao với việc thành lập các Xô viết ở nhiều địa phương thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh. Do đó, phương án C là đáp án chính xác.
Chọn C.
Câu 16:
Tư tưởng xuyên suốt, chủ đạo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ những năm 1930 đến 1945 là
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Tư tưởng xuyên suốt, chủ đạo của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh từ những năm 1930 đến 1945 là đặt nhiệm vụ số một của cách mạng Việt Nam là giải phóng giai cấp.
Chọn B.
Câu 17:
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930) qua chủ trương
Phương pháp:
Nhận xét, đánh giá.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được hạn chế của Luận cương chính trị (10/1930) qua chủ trương
*Luận cương chính trị có hai hạn chế sau:
- Xác định nhiệm vụ chiến lược là chống phong kiến và chống đế quốc => thiên về nhiệm vụ giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Xác định động lực cách mạng là công nhân và nông dân => Chưa tập hợp được toàn dân tộc chống đế quốc, chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác ngoài công nhân và nông dân.
*Trong giai đoạn 1939 - 1945, đảng đã khắc phục được hai 2 hạn chế này thông qua quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng ở hai hội nghị tháng 11-1939 và hội nghị tháng 5-1941. Đặc biệt, hội nghị tháng 5- 1941 đã khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị trước đó bằng việc xác định:
- Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Thành lập mặt trận của riêng Việt Nam là Mặt trận Việt Minh, tập hợp tất cả các giai cấp tầng lớp Việt Nam chống đế quốc, phát xít Pháp - Nhật.
=> Như vậy, trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.
Chọn B.
Câu 18:
Năm 1972, hai siêu cường Xô – Mĩ kí các thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược đã chứng tỏ
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Năm 1972, hai siêu cường Xô – Mĩ kí các thỏa thuận về hạn chế vũ khí chiến lược đã chứng tỏ quan hệ hòa hoãn giữa hai nước lớn trong bối cảnh chiến tranh lạnh.
Chọn B.Câu 19:
“Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà! ...”. Đoạn trích trên đề cập đến sự kiện lịch sử nào?
Phương pháp:
Suy luận dựa trên kiến thức đã học.
Cách giải:
“Giờ Tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà! ...”. Đoạn trích trên đề cập đến sự kiện Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đây là thời điểm mà nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm bắt cơ hội lịch sử, đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền và tuyên bố độc lập, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.
Chọn D.
Câu 20:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 113.
Cách giải:
Trong khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến tháng 8 – 1945), nhân dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì thực hiện khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.
Chọn C.
Câu 21:
Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra trong bối cảnh
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Cách giải:
Phong trào cách mạng 1930-1931 diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra gay gắt và phong trào cách mạng thế giới dâng cao.
Chọn C.
Câu 22:
Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác biệt nào sau đây về bối cảnh lịch sử so với phong trào cách mạng 1930 - 1931?
Phương pháp:
So sánh, tìm điểm khác.
Cách giải:
Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm khác biệt về bối cảnh lịch sử so với phong trào cách mạng 1930 – 1931 đó là lúc này Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp đã thực hiện các chính sách tiến bộ, trong đó có việc nới lỏng chính sách cai trị ở thuộc địa.
Chọn D.
Câu 23:
Sự kiện nào đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam?
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Sự kiện đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam là A. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin (giữa năm 1920).
Bản Sơ thảo Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức rõ ràng về con đường cách mạng vô sản là con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc.
Chọn A.
Câu 24:
Phương pháp:
Phân tích diễn biến phong trào cách mạng 1930 - 1931, đánh giá.
Cách giải:
Nhận xét đúng khi nói về phong trào cách mạng 1930 - 1931 của nhân dân Việt Nam là Phong trào đầu tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Phong trào này đã được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và sự lan rộng của phong trào đấu tranh.
Chọn C.
Câu 25:
Điểm chung về kinh tế của các nước tư bản khi bước vào năm 1973 là gì?
Phương pháp:
Suy luận, tìm điểm chung.
Cách giải:
Điểm chung về kinh tế của các nước tư bản khi bước vào năm 1973 là Kinh tế suy thoái do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng năng lượng. Năm 1973 đánh dấu sự bắt đầu của cuộc khủng hoảng năng lượng, khi các nước sản xuất dầu mỏ của OPEC áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, dẫn đến tình trạng thiếu hụt năng lượng và suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia tư bản.
Chọn A.
Câu 26:
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Liên minh Châu Âu.
Cách giải:
Mục đích của tổ chức Liên minh châu Âu là
- Xây dựng, phát triển một khu vực mà ở đó hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn được tự do lưu thông giữa các thành viên.
- Tăng cường hợp tác, liên kết không chỉ về kinh tế, luật pháp nội vụ mà cả trên lĩnh vực an ninh và đối ngoại.
=> Hợp tác liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, chính trị, đối ngoại, an ninh chung.
Chọn D.
Câu 27:
Hạn chế lớn nhất về hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm đầu hoạt động trong phong trào dân tộc dân chủ (1919 – 1925) là?
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam bị tư bản Pháp chèn ép gay gắt nên cũng cố vương lên đấu tranh chống lại chúng mong có được một số quyền lợi về kinh tế và chính trị. Nhưng khi được thực dân Pháp nhượng bộ cho ít quyền lợi (như tham gia Hội đồng quản hạt Nam Kì) thì họ lại thỏa hiệp với chúng và dễ dàng bị phong trào quần chúng vượt qua. Điều này là do hạn chế bởi “tính chất hai mặt”, cải lương, dễ thỏa hiệp của tư sản dân tộc Việt Nam.
=> Hạn chế lớn nhất về hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam trong những năm đầu hoạt động trong phong trào dân tộc dân chủ (1919 – 1925) là khi đấu tranh lập trường thiếu sự kiên định.
Chọn C.
Câu 28:
Bốn tỉnh giành được chính quyền sớm nhất trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Cách giải:
Ngày 18-8-1945, nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành được chính quyền ở tỉnh lị. Đây là các địa phương giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước.
Chọn A.
Câu 29:
Chính sách đối ngoại nổi bật của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950 là?
Phương pháp:
Suy luận dựa trên nội dung chữ nhỏ trong SGK Lịch sử 12, trang 47.
Cách giải:
Chính sách đối ngoại nổi bật của các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1950 là tái chiếm thuộc địa cũ.
Chọn A.
Câu 30:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta là?
Phương pháp:
Suy luận dựa trên nguyên nhân sụp đổ của trật tự hai cực Ianta.
Cách giải:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta là Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới, đặc biệt là sự nổi lên của Nhật Bản và Tây Âu.
Chọn D.
Câu 31:
Vì sao sau chiến tranh lạnh, Mĩ không dễ thực hiện tham vọng thiết lập trật tự thế giới “một cực” để làm bá chủ thế giới?
Phương pháp:
Giải thích.
Cách giải:
Sau chiến tranh lạnh, Mĩ không dễ thực hiện tham vọng thiết lập trật tự thế giới “một cực” để làm bá chủ thế giới do tương quan lực lượng giữa các cường quốc.
Chọn A.
Câu 32:
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) họp tại
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, nội dung Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930).
Cách giải:
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) họp tại Hương Cảng (Trung Quốc).
Chọn B.
Câu 33:
Trong giai đoạn 1950-1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 48.
Cách giải:
Trong giai đoạn 1950-1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu. thời kì “phi thực dân hóa” trên phạm vi thế giới.
Chọn C.
Câu 34:
Đâu không phải là nguyên nhân để Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương?
Phương pháp:
Dựa vào tình hình Đông Dương trong những năm 1939-1941 để phân tích, đánh giá.
Cách giải:
Do yêu cầu tập trung tối đa lực lượng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc; do yêu cầu cần thực hiện quyền tự quyết của các dân tộc để làm thất bại âm mưu chia rẽ của kẻ thù và do mỗi nước có một đặc điểm lịch sử - văn hóa- xã hội riêng nên Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5- 1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Còn Liên bang Đông Dương đã được thực dân Pháp thành lập từ năm 1887.
=> Đáp án D: không giải thích đúng nguyên nhân để Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5 - 1941) chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
Chọn D.
Câu 35:
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi đã mở đầu kỉ nguyên mới của Việt Nam: kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi này không chỉ giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân và phát xít mà còn khơi dậy tinh thần đấu tranh giành độc lập cho các dân tộc khác, đồng thời góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc
Chọn D.
Câu 36:
Điểm khác nhau về nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản so với các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Phương pháp:
Suy luận.
Cách giải:
- Các đáp án B, C, D là điểm tương đồng của Tây Âu và Nhật Bản trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Đáp án A là điểm khác biệt, Nhật Bản có chi phí quốc phòng thấp (không vượt quá 1% GDP) nhưng Tây Âu thì không có nhân tố này.
Chọn A.
Câu 37:
Phương pháp:
Phân tích, loại trừ.
Cách giải:
Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay bao gồm:
- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế
- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia
- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ty thành những tập đoàn lớn
- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực
=> Sự phát triển mạnh mẽ của các nước về khoa học công nghệ không phải biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Chọn A.
Câu 38:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh lịch sử?
Phương pháp:
Dựa vào SGK Lịch sử 12 trang 115 – 117 để trả lời.
Cách giải:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Nhật đầu hàng đồng minh (15/8/1945), đây là thời cơ “ngàn năm có một”.
Chọn D.
Câu 39:
Luận cương chính trị (10/1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là
Phương pháp:
SGK Lịch sử 12, trang 95.
Cách giải:
Luận cương chính trị (10/1930) xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Chọn B.
Câu 40:
“Hình thái cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa”. Đó là nội dung quan trọng được đề ra trong hội nghị nào?
Phương pháp:
Dựa vào nội dung của các Hội nghị để trả lời.
Cách giải:
Hội nghị BCH trung ương Đảng tháng 5/1941 xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa.
Chọn B.