Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử Bộ giáo dục và đạo tạo năm 2023 có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử Bộ giáo dục và đạo tạo năm 2023 có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử Bộ giáo dục và đạo tạo năm 2023 có đáp án

  • 4535 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng nào sau đây?

Xem đáp án

Chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn.

Chọn D.


Câu 2:

Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây?

Xem đáp án

Trong phong trào giải phóng dân tộc 1939-1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động xây dựng Khu giải phóng Việt Bắc.

Chọn A.


Câu 3:

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới trong bối cảnh đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.

Chọn C.


Câu 4:

Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước khó khăn nào sau đây?

Xem đáp án

Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đứng trước khó khăn nạn đói chưa được đẩy lùi.

Chọn A.


Câu 5:

Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây có nền kinh tế đứng đầu thế giới?

Xem đáp án

Trong thập niên 90 của thế kỉ XX, Mĩ có nền kinh tế đứng đầu thế giới.

Chọn B.


Câu 6:

Sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một trong những biểu hiện của

Xem đáp án

Sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá.

Chọn A.


Câu 7:

Các xô viết ở Nghệ An, Hà Tĩnh ra đời trong phong trào nào sau đây?

Xem đáp án

Các xô viết ở Nghệ An, Hà Tĩnh ra đời trong phong trào cách mạng 1930 - 1931.

Chọn D.


Câu 8:

Từ năm 1959 đến năm 1960, nhân dân miền Nam Việt Nam nổi dậy chống Mĩ-Diệm trong phong trào nào sau đây?

Xem đáp án

Từ năm 1959 đến năm 1960, nhân dân miền Nam Việt Nam nổi dậy chống Mĩ-Diệm trong phong trào Đồng khởi.

Chọn A.


Câu 9:

Sau chiến thắng Đường 14-Phước Long đầu năm 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam, Mĩ có phản ứng nào sau đây?

Xem đáp án

Sau chiến thắng Đường 14-Phước Long đầu năm 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam, Mĩ có phản ứng dùng áp lực đe doạ từ xa.

Chọn B.


Câu 10:

Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam, quân Mĩ thất bại khi tiến hành cuộc hành quân “tìm diệt” vào địa bàn nào sau đây?

Xem đáp án

Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam, quân Mĩ thất bại khi tiến hành cuộc hành quân “tìm diệt” vào địa bàn Vạn Tường.

Chọn A.


Câu 11:

Trong cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, khởi nghĩa Hương Khê nằm trong phong trào nào sau đây?

Xem đáp án

Trong cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, khởi nghĩa Hương Khê nằm trong phong trào Cần Vương.

Chọn A.


Câu 12:

Quốc gia nào sau đây là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Thái Lan là một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chọn C.


Câu 13:

Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai khi đang hoạt động ở quốc gia Pháp.

Chọn D.


Câu 14:

Năm 1975, các quốc gia ở khu vực nào sau đây tham gia Định ước Henxinki?

Xem đáp án

Năm 1975, các quốc gia ở khu vực Tây Âu tham gia Định ước Henxinki.

Chọn C.


Câu 15:

Theo kế hoạch Nava (1953-1954), nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam là

Xem đáp án

Theo kế hoạch Nava (1953-1954), nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam là đồng bằng Bắc Bộ.

Chọn C.


Câu 16:

Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du đưa thanh niên Việt Nam sang học tập ở nước nào sau đây?

Xem đáp án

Đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du đưa thanh niên Việt Nam sang học tập ở nước Nhật Bản.

Chọn B.


Câu 17:

Trong giai đoạn 1945-1950, Mĩ có hoạt động nào sau đây để lôi kéo đồng minh?

Xem đáp án

Trong giai đoạn 1945-1950, Mĩ có hoạt động đề ra và thực hiện Kế hoạch Mácsan để lôi kéo đồng minh.

Chọn C.


Câu 18:

Từ những năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ?

Xem đáp án

Từ những năm 50 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ.

Chọn B.


Câu 19:

Trong những năm 1927-1930, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động chủ yếu ở địa bàn nào sau đây?

Xem đáp án

Trong những năm 1927-1930, Việt Nam Quốc dân đảng hoạt động chủ yếu ở địa bàn Bắc kì.

Chọn B.


Câu 20:

Cuộc cách mạng nào sau đây tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Cuộc cách mạng Cuba tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn C.


Câu 21:

Trong thu-đông năm 1947, quân dân Việt Nam có hoạt động quân sự nào sau đây?

Xem đáp án

Trong thu-đông năm 1947, quân dân Việt Nam có hoạt động quân sự mở chiến dịch phản công ở Việt Bắc.

Chọn A.


Câu 22:

Quốc gia nào sau đây tham dự Hội nghị Ianta (tháng 2-1945)?

Xem đáp án

Liên Xô tham dự Hội nghị Ianta (tháng 2-1945).

Chọn D.


Câu 23:

Nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa trong những năm 1919-1929 do chính sách

Xem đáp án

Nông dân Việt Nam bị bần cùng hóa trong những năm 1919-1929 do chính sách tước đoạt ruộng đất của thực dân Pháp.

Chọn A.


Câu 24:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đều nhận viện trợ quân sự và kinh tế của Mĩ phản ánh không đúng về phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn B.


Câu 25:

Trong những năm 1965-1973, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc?

Xem đáp án

Trong những năm 1965-1973, trận “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Việt Nam buộc Mĩ tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc.

Chọn B.


Câu 26:

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ với thắng lợi nào sau đây?

Xem đáp án

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ với thắng lợi Biên giới 1950.

Chọn C.


Câu 27:

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 là liên minh chặt chẽ với

Xem đáp án

Nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 là liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Chọn A.


Câu 28:

Từ năm 1921 đến năm 1925, bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), nền kinh tế của nước Nga Xô viết có chuyển biến nào sau đây?

Xem đáp án

Từ năm 1921 đến năm 1925, bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), nền kinh tế của nước Nga Xô viết có chuyển biến phục hồi và phát triển.

Chọn C.


Câu 29:

Quốc gia nào sau đây phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

Xem đáp án

- Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phe phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản nên chủ trương không liên minh với Liên Xô.... ⟹ Muốn làm suy yếu Liên Xô và các nước phát xít để giữ nguyên hiện trạng của trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hoà bình, đẩy chủ nghĩa phát xít hướng mũi nhọn chiến tranh vào Lên Xô.

- Tháng 9/1938, hội nghị Muy-ních bàn về quan hệ giữa nước Đức phát xít và Tiệp Khắc, nhưng Tiệp Khắc và Liên Xô lại không được mời tham dự.

- Tại hội nghị Muy-ních, Anh và Pháp đã bán rẻ đồng minh của mình bằng cách kí kết hiệp ước trao vùng Xuy- đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy sự cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính các nước châu Âu.

⟹ Trước những hành động xâm lược của chủ nghĩa phát xít, các nước Mỹ, Anh, Pháp đã không hợp tác với Liên Xô để chống lại chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh, mà còn có hành động dọn đường, tiếp tay cho các nước phát xít. Những việc làm đó vô hình chung đã góp phần vào việc thúc đẩy các nước phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).

Chọn A.


Câu 30:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về nhiệm vụ trước mắt của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đòi Mĩ thi hành Hiệp định Pari phản ánh không đúng về nhiệm vụ trước mắt của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam.

Chọn A.


Câu 31:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản ở Việt Nam (1920-1930)?

Xem đáp án

A loại vì năm 1930, Nguyễn Ái Quốc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam.

B chọn vì sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực xây dựng lí luận giải phóng dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa Mac – Lenin.

C loại vì Nguyễn Ái Quốc không phải là người thành lập và trực tiếp lãnh đạo tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

D loại vì Nguyễn Ái Quốc không xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất do giai cấp công nhân lãnh đạo.

Chọn B.


Câu 32:

Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1930-1945) và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) ở Việt Nam có điểm chung nào sau đây?

Xem đáp án

Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1930-1945) và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) ở Việt Nam có điểm chung gắn liền với quá trình xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp. Trong quá trình giải phóng dân tộc (1930 – 1945), chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc (1945 – 1975), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn chú trọng công tác chuẩn bị. Để dành chiến thắng trong cách mạng tháng Tám 1945, Đảng đã có sự chuẩn bị 15 năm về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa. Hay trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) và kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 – 1975), Đảng chú trọng xây dựng hậu phương, hậu phương chính là nơi xây dựng, dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,…; là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh. Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh tổng hợp tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.

Chọn D.


Câu 33:

Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3-1945) có đóng góp nào sau đây đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

Xem đáp án

Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3-1945) có đóng góp giành chính quyền bộ phận, mở rộng căn cứ địa cách mạng và các tổ chức quần chúng.

Chọn A.


Câu 34:

Nội dung chương trình khai thác thuộc địa do tư bản Pháp thực hiện từ năm 1919 đến năm 1929 phản ánh đúng đặc điểm nào của chế độ cai trị thực dân ở Đông Dương?

Xem đáp án

Nội dung chương trình khai thác thuộc địa do tư bản Pháp thực hiện từ năm 1919 đến năm 1929 phản ánh đúng đặc điểm phục vụ tối đa lợi ích chính quốc, nâng cao vị thế của nước Pháp ở châu Á.

Chọn D.


Câu 35:

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về bước phát triển mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó ở Việt Nam?

Xem đáp án

A, C, D loại vì ba phương án trên là bước phát triển mới của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó ở Việt Nam.

Thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất do công nhân lãnh đạo phản ánh không đúng về bước phát triển mới của phong trào cách mạng 1930-1931 so với các phong trào đấu tranh trước đó ở Việt Nam. Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 chỉ mới thành lập được liên minh công – nông chứ chưa thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất.

Chọn C.


Câu 36:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những tác động của sự chuyển biến kinh tế, xã hội đến phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

Xem đáp án

A loại vì vấn đề dân chủ không phải là nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Việt Nam.

B loại vì những chuyển biến về kinh tế, xã hội trong những năm 1919 – 1925 chưa thể chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho sự ra đời của chính đảng vô sản.

C loại vì hai khuynh hướng cứu nước không xuất hiện cùng nhau.

D chọn vì sự chuyển biến về kinh tế, xã hội là cơ sở để xuất hiện các giai tầng xã hội mới, bổ sung cho lực lượng cách mạng.

Chọn D.


Câu 37:

Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về hậu phương chiến tranh nhân dân ở Việt Nam thời kì 1945-1954?

Xem đáp án

Hậu phương chính là nơi xây dựng, dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội,…; là nơi chi viện nhân lực, vật lực, là chỗ dựa tinh thần cho tiền tuyến. Hậu phương mạnh thì tiền tuyến mạnh.

Sức mạnh của hậu phương là sức mạnh tổng hợp tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Có vai trò giải quyết vấn đề tiềm lực cho kháng chiến và gây dựng xã hội mới.3

Chọn C.


Câu 38:

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) kế thừa nội dung nào trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)?

Xem đáp án

A loại vì trong Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thay cho chính phủ công nông binh.

B chọn vì trong Cương lĩnh chính trị, phần xác định lực lượng cách mạng đã thể hiện rõ tinh thần Đại đoàn kết của Nguyễn Ái Quốc. Một lần nữa trong HN BCHTUD lần thứ 8, Đảng đã nhất mạnh, chú trọng phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc qua việc thành lập Mặt trận Việt Minh.

C loại vì Cương lĩnh không xác định hình thái cuộc khởi nghĩa.

D loại vì vấn đề ruộng đất không phải là vấn đề nền tảng của cách mạng.

Chọn B.


Câu 39:

Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946, các biện pháp xây dựng chế độ mới của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã

Xem đáp án

A loại vì những biện pháp xây dựng chế độ mới không làm thất bại âm mưu xâm lược trở lại của Pháp.

C loại vì Việt Nam lúc bấy giờ chưa thực sự đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

D loại vì không xoá bỏ giai cấp bóc lột.

⟹ Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946, các biện pháp xây dựng chế độ mới của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạo thế hợp pháp, hợp hiến cho Nhà nước độc lập, tự chủ.

Chọn B.


Câu 40:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam?

Xem đáp án

Là trận quyết chiến chiến lược huy động cao nhất sức mạnh nội lực phản ánh đúng điểm tương đồng giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ở Việt Nam. Hai chiến dịch được toàn Đảng toàn dân chuẩn bị cao nhất về cả vật chất lẫn tinh thần, chiến đấu với quyết tâm quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.

Chọn C.


Bắt đầu thi ngay