(2023) Đề thi thử Lịch sử Liên trường Nghệ An, Nghệ An (Lần 1) có đáp án
(2023) Đề thi thử Lịch sử Liên trường Nghệ An, Nghệ An (Lần 1) có đáp án
-
972 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một trong những hướng tiến công chủ yếu của bộ đội chủ lực Việt Nam trong đông - xuân 1953 - 1954 là
Một trong những hướng tiến công chủ yếu của bộ đội chủ lực Việt Nam trong đông - xuân 1953 - 1954 là Tây Bắc.
Chọn B.
Câu 2:
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX là Hương Khê.
Chọn B.
Câu 3:
Cây cầu nào sau đây do người Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914)?
Cầu Tràng Tiền do người Pháp xây dựng trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914).
Chọn D.
Câu 4:
Quốc gia nào sau đây là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc?
Mĩ là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Chọn C.
Câu 5:
Năm 1963, phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh ở đô thị lớn nào sau đây?
Năm 1963, phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh ở Sài Gòn.
Chọn A.
Câu 6:
Sau thất bại ở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, Pháp - Mĩ đã đề ra kế hoạch nào sau đây?
Sau thất bại ở chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950, Pháp - Mĩ đã đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
Chọn B.
Câu 7:
Năm 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế chính trị là
Năm 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể chế chính trị là Tổng thống Liên bang.
Chọn B.
Câu 8:
Mĩ thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” trong giai đoạn nào sau đây?
Mĩ thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng” trong giai đoạn 1991 - 2000.
Chọn C.
Câu 9:
Chính quyền công - nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào cách mạng nào sau đây?
Chính quyền công - nông lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 - 1931.
Chọn C.
Câu 10:
Trong giai đoạn 1969 - 1973, Mĩ đã thực hiện chiến lược chiến tranh nào sau đây ở miền Nam?
Trong giai đoạn 1969 - 1973, Mĩ đã thực hiện chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh.
Chọn B.
Câu 11:
Trong những năm 1963 - 1973, thắng lợi nào sau đây của quân và dân ta buộc Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán ở Pari?
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân ta buộc Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán ở Pari.
Chọn D.
Câu 12:
Trong chiến dịch Tây Nguyên (3 - 1975), quân ta đã đánh nghi binh vào địa phương nào sau đây?
Trong chiến dịch Tây Nguyên (3 - 1975), quân ta đã đánh nghi binh vào Kon Tum.
Chọn D.Câu 13:
Nội dung nào sau đây là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Chọn D.
Câu 14:
Ngày 16 - 5 - 1955, lực lượng nào sau đây rút khỏi miền Bắc nước ta?
Ngày 16 - 5 - 1955, quân Pháp rút khỏi miền Bắc nước ta.
Chọn C.
Câu 15:
Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp giai đoạn 1919 - 1923 là
Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp giai đoạn 1919 - 1923 là tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari.
Chọn A.
Câu 16:
Tháng 6 - 1929, Đông Dương Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức cách mạng nào sau đây?
Tháng 6 - 1929, Đông Dương Cộng sản đảng ra đời từ sự phân hóa của tổ chức cách mạng Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Chọn D.
Câu 17:
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào "Tuần lễ vàng" để
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động phong trào "Tuần lễ vàng" để giải quyết khó khăn về tài chính.
Chọn D.
Câu 18:
Sau khi giành độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đều tiến hành
Sau khi giành độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN đều tiến hành công nghiệp hoá.
Chọn A.
Câu 19:
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về lĩnh vực nào?
Từ nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, Nhật Bản đã vươn lên thành siêu cường số một thế giới về lĩnh vực tài chính.9
Chọn C.
Câu 20:
Trong những năm 80 - 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của quốc gia nào ở châu Á có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới?
Trong những năm 80 - 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế của Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
Chọn B.
Câu 21:
Năm 1949, quốc gia nào sau đây đã tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)?
Năm 1949, Italia đã tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Chọn B.
Câu 22:
Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam đã
Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam đã đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ.
Chọn D.
Câu 23:
Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định như thế nào trong Hiệp định Pari năm 1973?
Vấn đề thống nhất đất nước của Việt Nam được quy định trong Hiệp định Pari năm 1973 là nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Chọn C.
Câu 24:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950?
Làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp không phản ánh đúng ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
Chọn C.
Câu 25:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoàn cảnh bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 -1931 ở Việt Nam?
Mâu thuẫn Nhật - Pháp phát triển gay gắt không phản ánh đúng hoàn cảnh bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 -1931 ở Việt Nam.
Chọn A.10
Câu 26:
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới như thế nào?
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới là làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
Chọn D.
Câu 27:
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh có vai trò là
Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh có vai trò là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
Chọn B.
Câu 28:
Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Môdămbích, Ănggôla đã làm cho
Năm 1975, thắng lợi của cách mạng Môdămbích, Ănggôla đã làm cho chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi bị sụp đổ hoàn toàn.
Chọn B.
Câu 29:
Giai đoạn 1991 - 2000, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh như thế nào trong chính sách đối ngoại?
Giai đoạn 1991 - 2000, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại là mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
Chọn B.
Câu 30:
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh việc tăng thuế ở Việt Nam để
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đẩy mạnh việc tăng thuế ở Việt Nam để tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Đông Dương.
Chọn D.
Câu 31:
Điểm mới trong phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân miền Nam ở các đô thị lớn giai đoạn 1965 - 1968 so với giai đoạn 1954 - 1965 là
Điểm mới trong phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân miền Nam ở các đô thị lớn giai đoạn 1965 - 1968 so với giai đoạn 1954 - 1965 là đấu tranh đòi Mĩ rút quân về nước, đòi tự do dân chủ.
Chọn C.11
Câu 32:
Từ phong trào đấu tranh của tiểu tư sản trí thức giai đoạn 1919 - 1925, để lại bài học kinh nghiệm nào trong việc phát huy vai trò của tiểu tư sản hiện nay?
Từ phong trào đấu tranh của tiểu tư sản trí thức giai đoạn 1919 - 1925, để lại bài học kinh nghiệm trong việc phát huy vai trò của tiểu tư sản hiện nay là bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao để phù hợp với xu thế của thời đại.
Chọn B.
Câu 33:
Trong thời kì 1939 - 1945, các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập ở Việt Nam đều
Trong thời kì 1939 - 1945, các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất được thành lập ở Việt Nam đều thực hiện mục tiêu phân hóa cao độ kẻ thù.
Chọn A.
Câu 34:
Phong trào đấu tranh của các giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam (1919 - 1925) có điểm tương đồng nào sau đây?
Phong trào đấu tranh của các giai cấp công nhân, tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam (1919 - 1925) có điểm tương đồng là diễn ra chủ yếu ở các đô thị, trung tâm kinh tế, chính trị.
Chọn C.
Câu 35:
Thực tiễn việc giải quyết những vấn đề về đối nội và đối ngoại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Mười (1917) và ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945) để lại bài học kinh nghiệm gì?
Thực tiễn việc giải quyết những vấn đề về đối nội và đối ngoại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Mười (1917) và ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám (1945) để lại bài học kinh nghiệm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc.
Chọn A.
Câu 36:
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928 - 1929?
Cuối năm 1928, Hội Việt Nam thực hiện chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mẽ và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc.
Chọn A.
Câu 37:
Điểm giống nhau về nghệ thuật quân sự trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789 là
Điểm giống nhau về nghệ thuật quân sự trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 với cuộc kháng chiến chống quân Thanh năm 1789 là tạo yếu tố bất ngờ về chiến thuật.
Chọn A.
Câu 38:
Điểm khác biệt giữa Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam với Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là
Điểm khác biệt giữa Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam với Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là hình thái của cuộc cách mạng.
Hình thái vận động của Cách mạng tháng Mười Nga là nổ ra ở thành thị sau đó phát triển về nông thôn. Còn hình thái vận động của Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam là kết hợp hài hoà cả nông thôn và thành thị.
Chọn D.
Câu 39:
Ở Việt Nam, cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975 và Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có điểm giống nhau nào sau đây?
Ở Việt Nam, cuộc Tổng tiến công nổi dậy Xuân 1975 và Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có điểm giống nhau là huy động lực lượng đến mức cao nhất.
Chọn A.
Câu 40:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về quá trình xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam?
Xây dựng tiềm lực mọi mặt cho cuộc kháng chiến dựa trên cơ sở chính trị phản ánh đúng về quá trình xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) ở Việt Nam. Việc xây dựng tiềm lực mọi mặt cho kháng chiến gồm kính tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục quốc phòng... Cơ sở của việc xây dựng là dựa trên liên minh Công nông trí thức, lực lượng chính trị, mặt trận dân tộc thống nhất....
Chọn C.