Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử (2023) Đề thi thử Lịch sử Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Lịch sử Sở giáo dục và đào tạo Thái Bình (Lần 1) có đáp án

  • 735 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã nhất trí

Xem đáp án

Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đã nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản.

Chọn B.


Câu 2:

Theo Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, quốc gia châu Âu nào là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an?

Xem đáp án

Theo Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, quốc gia châu Âu là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là Pháp.

Chọn D.


Câu 3:

Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)?

Xem đáp án

Sự kiện diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989) là Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập.

Chọn D.


Câu 4:

“Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc” là đường lối đối ngoại của quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc” là đường lối đối ngoại của Ấn Độ.

Chọn B.


Câu 5:

Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong những năm 1919-1923 là:

Xem đáp án

Một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp trong những năm 1919-1923 là là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ báo Người cùng khổ.

Chọn B.


Câu 6:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), bên cạnh nông nghiệp là ngành được đầu tư vốn nhiều nhất, thực dân Pháp còn coi trọng đến ngành

Xem đáp án

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919-1929), bên cạnh nông nghiệp là ngành được đầu tư vốn nhiều nhất, thực dân Pháp còn coi trọng đến ngành khai mỏ.

Chọn B.


Câu 7:

Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta?

Xem đáp án

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam, mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.

Chọn A.


Câu 8:

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, quốc gia nào được xem là “lò lửa chiến tranh” ở châu Á?

Xem đáp án

Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Nhật Bản được xem là “lò lửa chiến tranh” ở châu Á.

Chọn C.


Câu 9:

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện của xu thế

Xem đáp án

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hoá.

Chọn C.


Câu 10:

Quốc gia nào sau đây không phải là thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?

Xem đáp án

Việt Nam không phải là thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chọn A.


Câu 11:

Một trong những lực lượng tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong những năm 1919-1930 là

Xem đáp án

Một trong những lực lượng tham gia phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam trong những năm 1919-1930 là giai cấp nông dân.

Chọn C.


Câu 12:

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX kết thúc sau khi thực dân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa nào dưới đây?

Xem đáp án

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX kết thúc sau khi thực dân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

Chọn D.


Câu 13:

Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế, khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Chi phí cho quốc phòng thấp (không quá 1% GDP) không phải là hạn chế, khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn D.


Câu 14:

Hoạt động nào dưới đây không gắn liền với nhà yêu nước Phan Châu Trinh?

Xem đáp án

Thành lập Việt Nam Quang phục hội không gắn liền với nhà yêu nước Phan Châu Trinh.

Chọn B.


Câu 15:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa

Xem đáp án

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai.

Chọn A.


Câu 16:

Sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài là

Xem đáp án

Sau khi Liên Xô tan rã (năm 1991), quốc gia được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài là Liên bang Nga.

Chọn C.


Câu 17:

Ở Nam Phi, bản Hiến pháp tháng 11/1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ

Xem đáp án

Ở Nam Phi, bản Hiến pháp tháng 11/1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

Chọn C.


Câu 18:

Khi thực hiện “Kế hoạch Mac-san” để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ còn có mục đích

Xem đáp án

Khi thực hiện “Kế hoạch Mac-san” để giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ còn có mục đích lôi kéo đồng minh để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội.

Chọn D.


Câu 19:

Từ khi thành lập đến nay, Liên minh châu Âu (EU) có hoạt động nào sau đây?

Xem đáp án

Từ khi thành lập đến nay, Liên minh châu Âu (EU) có hoạt động phát hành đồng tiền chung châu Âu.

Chọn B.


Câu 20:

Năm 1921, chính sách Kinh tế mới (NEP) đã tạo ra chuyển biến tích cực trong nền kinh tế của nước nào sau đây?

Xem đáp án

Năm 1921, chính sách Kinh tế mới (NEP) đã tạo ra chuyển biến tích cực trong nền kinh tế của Nga Xô viết.

Chọn C.


Câu 21:

Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với Việt Nam Quốc dân đảng là

Xem đáp án

Điểm khác nhau căn bản trong hoạt động của hội Việt Nam Cách mạng thanh niên với Việt Nam Quốc dân đảng là chú trọng tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin. Hai tổ chức yêu nước này theo hai khuynh hướng chính trị khác nhau

Chọn A.


Câu 22:

Hình thức đấu tranh cao nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào cách mạng 1939-1945 là

Xem đáp án

Hình thức đấu tranh cao nhất của phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào cách mạng 1939-1945 là bạo lực cách mạng.

Chọn B.


Câu 23:

Đảng cộng sản Đông Dương tổ chức quần chúng “đón rước” phái viên Chính phủ Pháp G. Gôđa là sự kiện diễn ra trong phong trào nào sau đây?

Xem đáp án

Đảng cộng sản Đông Dương tổ chức quần chúng “đón rước” phái viên Chính phủ Pháp G. Gôđa là sự kiện diễn ra trong phong trào dân chủ 1936 - 1939.

Chọn B.


Câu 24:

Nhận định nào dưới đây không đúng về mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh trong giai đoạn 1941-1945?

Xem đáp án

Tổ chức mặt trận tiêu biểu nhất, đánh dấu sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất là nhận định không đúng về mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh trong giai đoạn 1941-1945.

Chọn C.


Câu 25:

Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử?

Xem đáp án

Ngay từ đầu Việt Nam Quốc dân đảng đã nhận thức đúng hiện thực khách quan là phải tiến hành cuộc cách mạng bạo lực với thực dân Pháp thì mới giành được độc lập, tự chủ. Việt Nam Quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng máu và sắt” với mục đích đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc.

Chọn D.


Câu 26:

Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975) được đánh giá là “hồi chuông báo tử của thực dân Pháp trên khắp quả địa cầu”, là “ánh đèn pha chiếu sáng con đường đi của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”.4

Xem đáp án

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 được đánh giá là “hồi chuông báo tử của thực dân Pháp trên khắp quả địa cầu”, là “ánh đèn pha chiếu sáng con đường đi của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới”.

Chọn A.


Câu 27:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi

Xem đáp án

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai ở Việt Nam với tên gọi Đảng Lao động Việt Nam.

Chọn A.


Câu 28:

Để phát triển hậu phương của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Đảng đã tổ chức cuộc vận động nào trong lĩnh vực kinh tế?

Xem đáp án

Để phát triển hậu phương của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Đảng đã tổ chức cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm.

Chọn D.


Câu 29:

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là

Xem đáp án

Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là kinh tế.

Chọn A.


Câu 30:

Trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam, quân dân ta đã có chiến thắng nào?

Xem đáp án

Trong cuộc chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam, quân dân ta đã có chiến thắng Núi Thành.11

Chọn A.


Câu 31:

Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 2/1/1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18/8/1965 của quân dân miền Nam đều chứng tỏ

Xem đáp án

Chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 2/1/1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18/8/1965 của quân dân miền Nam đều chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ.

Chọn C.


Câu 32:

Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI năm 1976 quyết định

Xem đáp án

Kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa VI năm 1976 quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chọn A.


Câu 33:

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam?

Xem đáp án

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, những thế lực ngoại xâm nào có mặt ở Việt Nam từ vĩtuyến 16 trở vào Nam phát xít Nhật, đế quốc Anh, thực dân Pháp.

Chọn C.


Câu 34:

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, thắng lợi của chiến dịch nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam?

Xem đáp án

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam sang giai đoạn tổng tiến công chiến lược để giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Chọn B.


Câu 35:

Trong thời kì 1954-1975, thắng lợi quân sự nào của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

Xem đáp án

Trong thời kì 1954-1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của quân dân Việt Nam đã buộc chính quyền Mỹ phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chọn C.


Câu 36:

Điểm giống nhau cơ bản trong Nghị quyết của Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 15 (1/1959) và lần thứ 21 (7/1973) là

Xem đáp án

Điểm giống nhau cơ bản trong Nghị quyết của Hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 15 (1/1959) và lần thứ 21 (7/1973) là quyết định sử dụng bạo lực cách mạng ở miền Nam chống Mỹ và tay sai.

Chọn A.


Câu 37:

Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản tri thức Việt Nam có vai trò nào sau đây?

Xem đáp án

Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, lực lượng tiểu tư sản tri thức Việt Nam có vai trò góp phần định hướng về mục tiêu đấu tranh cho quần chúng.

Chọn B.


Câu 38:

Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

Xem đáp án

Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Chọn D.


Câu 39:

Trong giai đoạn 1969-1973, đế quốc Mỹ có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

Trong giai đoạn 1969-1973, đế quốc Mỹ tăng cường viện trợ cho ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam.

Chọn D.


Câu 40:

Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng sự phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1950)?

Xem đáp án

Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945 – 1950) ta chủ động phòng ngự tích cực, thể hiện qua các sự kiện như kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ, cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16, chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947….

Chọn D.


Bắt đầu thi ngay