Chủ nhật, 05/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án

Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án

Tổng hợp Đề thi THPTQG 2019 môn Lịch sử có đáp án (P2)

  • 8015 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12 – 3 – 1945) đã xác định kẻ thù chính của dân tộc ta là

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12-3-1945) đã nhận định: phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương. Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp – Nhật” thành khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.


Câu 2:

Thái độ của Pháp sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3- 1946) là

Xem đáp án

Đáp án D

Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, lập Chính phủ tự trị ở Nam Kì, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích ở Đông Dương khiến cho mối quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng


Câu 3:

Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt của cách mạng Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là

Xem đáp án

Đáp án A

Hội nghị tháng 7-1936 đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Đương là: Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, giành tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình


Câu 4:

Tháng 4 – 1917, Lê nin có bản báo cáo quan trọng, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa đi vào lịch sử với tên gọi là

Xem đáp án

Đáp án D

Tháng 4 – 1917, Lê nin có bản báo cáo quan trọng, chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa đi vào lịch sử với tên gọi là Luận cương tháng Tư


Câu 5:

Nội dung nào không phải là quyết định của hội nghị Ianta (2 – 1945)?

Xem đáp án

Đáp án C

Hội nghị Ianta (2-1945) thông qua các quyết định quan trọng sau:

- Thống nhất tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật Bản.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Thỏa thuận việc đóng quân và phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

=> Đáp án C: không thuộc nội dung của hội nghị Ianta


Câu 6:

Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mỹ phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án B

- Các đáp án A, C, D: đều thuộc nguyên nhân đưa đến sự phát triển của nền kinh tế Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án B: Chiến lược toàn cầu thuộc chính sách đối ngoại xuyên suốt của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính sách này đã tiêu tốn nhiều tiền của của Mỹ => Không phải nhân tố đưa kinh tế Mỹ phát triển


Câu 7:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919), thực dân Pháp sử dụng biện pháp nào để tăng ngân sách Đông Dương?

Xem đáp án

Đáp án C

Để tăng thêm ngân sách Đông Dương, thực dân Pháp phát hành tiền giấy và chp vay lãi. Ngoài ra, Pháp còn thực hiện biện pháp tăng thuế. Chính vì thế, ngân sách Đông Dương thu được năm 1930 tăng gấp ba lần so với năm 1912


Câu 8:

Thuận lợi chủ yếu của Liên Xô trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô bị thiệt hại nặng nề về người và của. Nhờ tinh thần tự lực tự cường của nhân dân, Liên Xô đã hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước 9 tháng. Đây cũng là nhân tố tối quan trọng đưa đến sự phục hồi và phát triển của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai


Câu 9:

Chính quyền cách mạng ở Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 – 1931 được gọi là

Xem đáp án

Đáp án B

Trong tình hình hệ thống chính quyền địch bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chứ năng của chính quyền, gọi là “Xô viết”


Câu 10:

Mục tiêu của Trung Quốc trong cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978 là

Xem đáp án

Đáp án A

Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc (được đề ra từ tháng 12-1978) nhằm mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh


Câu 11:

Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ...” được trích trong văn kiện nào?

Xem đáp án

Đáp án D

“Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ…” là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)


Câu 12:

Thời cơ “ngàn năm có một” của Cách mạng tháng 8 năm 1945 tồn tại trong khoảng thời gian nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Thời cơ “ngàn năm có một” để nhân dân Việt Nam tổng khởi nghĩa giành chính quyền chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ khi Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật. Vì nếu như nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền khi quân Đồng minh đã vào tức là Việt Nam đang vi phạm luật pháp quốc tế và chính quyền được lập ra cũng không được coi là hợp pháp


Câu 13:

Từ sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cuộc kháng chiến của ta có thêm thuận lợi mới là

Xem đáp án

Đáp án C

Sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông (1947), cuộc kháng chiến của ta có thêm thuận lợi mới là các nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. Cụ thể:

- Ngày 18-1-1950, Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đặt quan hệ ngoại giao với ta.

- Ngày 30-1-1950 và trong vòng 1 tháng sau đó, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


Câu 14:

So với phong trào 1930 - 1931, điểm khác biệt về phương pháp đấu tranh của thời kì 1936 - 1939 là

Xem đáp án

Đáp án A

- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 phương pháp đấu tranh là bí mật và bất hợp pháp.

- Phong trào dân chủ 1936 – 1939 phương pháp đấu tranh là công khai và nửa công khai


Câu 15:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm xuất hiện các giai cấp và tầng lớp xã hội mới, đó là

Xem đáp án

Đáp án C

- Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã họi Việt Nam có 2 giai cấp cơ bản là: nông dân và địa chủ phong kiến.

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới bao gồm:

+ Giai cấp mới: công nhân.

+ Tằng lớp mới: tư sản và tiểu tư sản


Câu 16:

Sự kiện nào đặt nền tảng mới cho quan hệ giữ Mỹ và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án A

Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật (kí ngày 8-9-1951), đặt nền tảng mới cho quan hệ mới giữa hai nước. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản


Câu 17:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, biểu hiện nào chứng tỏ các nước Tây âu liên minh chặt chẽ với Mỹ về quân sự?

Xem đáp án

Đáp án B

Biểu hiện chứng tỏ các nước Tây âu liên minh chặt chẽ với Mỹ về quân sự là nhiều nước Tây Âu như: Anh, Pháp, Italia, Đồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan, …đã tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu


Câu 18:

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 mang tính dân tộc sâu sắc vì?

Xem đáp án

Đáp án B

Phong trào 1936 – 1939 không chỉ mang tính dân tộc điển hình mà còn mang tính dân tộc sâu sắc. Phong trào 1936 - 1939 là là giai đoạn Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, sau đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ từ quần chúng nhân dân lao động đến các tầng lớp trên và kể cả những lực lượng thân Pháp nhưng có xu hướng chống phát xít ở Đông Dương, nhưng lực lượng chủ yếu trong mặt trận này vẫn là lực lượng dân tộc, mà đông đảo nhất là công nhân, nông dân. Vì thế xét về lực lượng thì đây là phong trào mang tính chất dân tộc


Câu 19:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi được gọi là “Lục địa trỗi dậy” vì?

Xem đáp án

Đáp án B

- Trước đó, châu Phi nằm dưới sự thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ và được coi là “lục địa ngủ yên” khi chưa nổi dậy đấu tranh giành lại độc lập.

- Tuy nhiên, sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Châu Phi phát triển mạnh mẽ. Châu Phi đã thành lập được tổ chức lãnh đạo là “Tổ chức thống nhất châu Phi” (OAU) năm 1963; giữ vai trò quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh cách mạng của các nước châu Phi…  Giai cấp tư sản châu Phi ngày càng trưởng thành, nhanh chóng nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng thông qua các chính đảng hoặc các tổ chức chính trị của mình. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi ở châu lục này, được mệnh danh là “lục địa mới trỗi dậy”


Câu 20:

Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì?

Xem đáp án

Đáp án A

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam từ những lí do sau:

*Về mục đích của sự thành lập (chuẩn bị về tư tưởng)

 Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên trong đó có Cộng sản Đoàn làm nòng cốt để đào tạo những người yêu nước Việt Nam thành những cán bộ tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, bồi dưỡng rèn luyện những người yêu nước Việt Nam thành những chiến sĩ cộng sản, chuẩn bị điều kiện cho sự thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam.                                                 

*Về đường lối chính trị (chuẩn bị về đường lối chính trị)

- Mục đích tôn chỉ của Hội: làm cách mạng dân tộc (đánh đuổi thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở, rồi sau làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản).           

- Lực lượng cách mạng: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng do công nông làm nòng cốt.

- Cách mạng phải có Đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo.                       

- Cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ phận của cách mạng thế giới.                                                           

*Về hệ thống tổ chức (chuẩn bị về tổ chức)

- Gồm năm cấp đồng thời xây dựng các tổ chức quần chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ.                                                 

- Trên cơ sở hoạt động đến 1929 đã làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam góp phần dẫn tới sự phân hóa về tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên hình thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương Công sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng. Đến năm 1930 hợp nhất với Đông Dương Cộng sản liên đoàn hình thành nên Đảng Cộng sản Việt Nam.                                                 

=> Như vậy, có thể khẳng định Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên chính là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam


Câu 21:

Vì sao từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại?

Xem đáp án

Đáp án D

Từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, xuất phát từ những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội, các nước sáng lập ASEAN đã chuyển sang chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo (chiến lược kinh tế hướng ngoại)


Câu 22:

Với chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp chuyển sang giai đoạn mới vì

Xem đáp án

Đáp án D

Chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947 đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp. Buộc Pháp phải chuyển sang “đánh lâu dài”, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” => Cuộc kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới.

Chú ý:

Các đáp án A, B, C: là kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947


Câu 23:

Mục tiêu đấu tranh trước mắt của phong trào dân chủ 1936-1939 có gì khác so với phong trào cách mạng 1930-1931?

Xem đáp án

Đáp án A

- Phong trào 1930 – 1931: thực hiện đúng nhiệm vụ trước mắt cũng là quan trọng nhất của cách mạng theo nội dung của Cương lĩnh chính trị, đó là: chống đế quốc và chống phong kiến.

- Phong trào 1936 – 1939: do hoàn cảnh lịch sử thẻ giới và trong nước có nhiều thay đổi nên nhiệm vụ dân tộc tạm thời được gác lại để thực hiện nhiệm vụ trước mắt là: đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, giành tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình


Câu 24:

Một trong những tác động tích cực của xu thế toàn cầu hóa là

Xem đáp án

Đáp án C

- Các đáp án A, B, D: là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.

- Đáp án C: Xu thế toàn cầu hóa về mặt tích cực đã thúc đẩy rất mạnh, sự phát triển và xã hội hóa sản xuất, đem lại sự tăng trưởng cao


Câu 25:

Quân Nhật ở Đông Dương rệt rã Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang tột độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến” (SGK Lịch sử 12, trang 115). Điều kiện khách quan thuận lợi trong đoạn trích trên được hiểu là

Xem đáp án

Đáp án D

Điều kiện khách quan được nhắc đến ở đoạn trích trên chỉ sự kiện phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện


Câu 26:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến nền kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên nhân hàng đầu đưa đến sự phát triển kinh tế của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai chính là nguyên nhân phát triển chung nhất của các nước này, đó là: Dựa vào thành tựu Khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm


Câu 27:

Sau cách mạng tháng Tám 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã “tạm thời hòa hoãn tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc” nhằm thực hiện chủ trương

Xem đáp án

Đáp án C

Sau Cách mạng tháng Tám, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp một minh phải đối phó với nhiều kẻ thù cũng một lúc, từ đó chủ trương tạm thời hòa hoãn, tranh xung đột với Trung Hoa Dân Quốc


Câu 28:

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 đã tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài cũng có nghĩa là kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp bước đầu thất bại


Câu 29:

Hạn chế của “Luận cương chính trị” (10-1930) so với “Cương lĩnh chính trị đầu tiên” (2-1930) của Đảng là

Xem đáp án

Đáp án D

- Cương lĩnh chính trị (2-1930) xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: Chống đế quốc và chống phong kiến.

- Luận cương chính trị (10-1930) xác định nhiệm vụ chiến lược là: Chống phong kiến và chống đế quốc cũng có nghĩa là nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất hơn là nhiệm vụ dân tộc.

Chú ý:

- Tả khuynh hay cánh tả, phái tả dùng để chỉ những người trong guồng máy chính trị nhưng có tư tưởng tiến bộ, đổi mới, dân chủ.

Ngược lại, từ hữu khuynh hay cánh hữu, phái hữu dùng để chỉ người có tư tưởng thụt lùi, bảo thủ.
- Giáo điều là khuynh hướng tư tưởng cường điệu vai trò lý luận, coi nhẹ thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử - cụ thể, áp dụng kinh nghiệm một cách rập khuôn, máy móc.

Biểu hiện của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ theo kiểu “tầm chương trích cú”; hiểu lý luận một cách phiến diện, hời hợt, biến lý luận thành tín điều và áp dụng lý luận một cách máy móc; vận dụng sai lý luận vào thực tiễn, không bổ sung, điều chỉnh lý luận. Nguyên nhân của bệnh giáo điều là do yếu kém về lý luận, cụ thể:

+ Hiểu lý luận bằng kinh nghiệm, hiểu lý luận một cách đơn giản, phiến diện, cắt xén, sơ lược…

+ Xuyên tạc, bóp méo lý luận…


Câu 30:

Quyết định nào của hội nghị Ianta (2-1945) đưa đến sự phân chia thế giới thành hai cực?

Xem đáp án

Đáp án B

Một trong những nội dung quan trọng trong Hội nghị Ianta (2-1945) là: phân chia khu vực ảnh hưởng giữa các nước ở châu Âu và châu Á. Xét nội dung cụ thể, có thể thấy Liên Xô và Mĩ là hai cường quốc có vùng ảnh hưởng lớn nhất. Trong khi đó, Liên Xô và Mĩ lại đại diện cho hai phe đối lập về hệ tư tưởng đó là Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.

=> Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á là quyết định đưa đến sự phân chia thế giới thành hai cực


Câu 31:

Sự kiện nào dưới đây đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một chiến sĩ yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản?

Xem đáp án

Đáp án B

Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản. Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một người chiến sĩ yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản


Câu 32:

Điểm khác trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929-1939 là

Xem đáp án

Đáp án D

Chính sách đối ngoại của Mĩ và Nhật Bản trong những năm 1929 – 1939:

- Mĩ: trước nguy cơ của chủ nghĩa phát xít và chiến tranh bao trùm toàn thế giới, Quốc hội Mĩ đã thông qua hàng loạt đạo luật để giữ vai trò trung lập trước các xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.

- Nhật Bản: Tăng cường chạy đua vũ trang, đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Nhật là lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới


Câu 33:

Nét khác biệt cơ bản giữa tổ chức ASEAN với Liên minh Châu Âu (EU) là

Xem đáp án

Đáp án D

- ASEAN: là tổ chức liên kết khu vực xem hợp tác và phát triển kinh tế, tài chính là hoạt động chủ yếu.

- EU: là tổ chức liên kết khu vực hợp tác trên nhiều mặt, bao gồm kinh tế, chính trị, tiền tệ, đối ngoại và an ninh chung


Câu 34:

Bài học kinh nghiệm quan trọng từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 mà Đảng Cộng sản Việt Nam có thể áp dụng trong đấu tranh bảo về chủ quyền lãnh thổ hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án D

Cách mạng tháng Tám để lại bài học về xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân: Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 là một minh chứng hùng hồn trong thực tiễn, khẳng định vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân trong cách mạng, của khối đại đoàn kết: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công", với các hình thức vận động, tập hợp và quy tụ quần chúng phù hợp, hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, các hình thức Mặt trận, trong đó Mặt trận Việt Minh "coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do độc lập”, với các tổ chức quần chúng như Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Nông dân cứu quốc…. đã không chỉ quy tụ, mà còn là nơi các tầng lớp nhân dân tham gia tham đóng góp sức mình vào công việc của của nước nhà.

Với ý nghĩa đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phải đổi mới phương thức hoạt động, đa dạng hóa các hình thức tổ chức, để phát huy vai trò, nhất là giám sát và phản biện xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc


Câu 35:

Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 đóng vai trò như thế nào trong việc xác định con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918 tuy mới chỉ là bước đầu nhưng là cơ sở quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam


Câu 36:

Điểm khác biệt nổi bật nhất của Liên minh châu Âu (EU) với các tổ chức liên kết khu vực trên thế giới là

Xem đáp án

Đáp án B

- Eu diễn ra quá trình nhất thể hóa về:

+ Kinh tế.

+ Chính trị và an ninh – quốc phòng.

Biểu hiện:

Ngày 18/4/1951, sáu nước bao gồm Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua đã thành lập Cộng đồng than

- thép châu Âu (ECSC).

Ngày 25/3/1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC).

- Ngày 1/7/1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Tháng 12/1991 các nước EC đã ký tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1/1/1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).

- Tháng 12/1995 các nhà lãnh đạo của EU quyết định. Đây là một sự kiện lịch sử quan trọng đối với quá trình nhất thể hoá châu Âu và với sự phát triển của hệ thống tiền tệ thế giới. Tham gia sử dụng đồng Euro đợt đầu có 11 nước thành viên của EU và sau này có thêm Hy Lạp.

=> Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995 EU đã có 15 nước thành viên và đến năm 2007 tăng lên 27 thành viên. Việc Croatia chính thức trở thành nước thành viên thứ 28 của EU vào năm 2013 đánh dấu mốc quan trọng trong việc xây dựng một châu Âu thống nhất và là tín hiệu ghi nhận sự chuyển biến trong việc kết nạp những quốc gia vốn còn bị giằng xé do xung đột chỉ cách đó hai thập kỷ trước


Câu 37:

Đặc điểm lớn nhất của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là

Xem đáp án

Đáp án C

Đầu thế kỉ XX, đặc biệt từ năm 1919 đến năm 1930, xuất hiện khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản song song tồn tại cùng huynh hướng vô sản, đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

+ Khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu nhất là Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại cùng với sự không thành công của cuộc khởi nghĩa Yên Bái. (1930)

+ Khuynh hướng vô sản, do Nguyễn Ái Quốc tìm ra sau khi đôc Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Đây là đường lối phù hợp với hầu hết các giai tầng trong xã hội, Nhân dân đấu tranh không phải lập lai chế độ phong kiến hay chế độ quân chủ lập hiến mà là chế độ cộng sản, đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Khuynh hướng vô sản thực sự thắng thế đánh dấu mốc bắng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930), khẳng định quyền lãnh đạo và sự trưởng thành của giai cấp công nhân


Câu 38:

Thách thức lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt trong xu thế toàn cầu hóa là

Xem đáp án

Đáp án C

Toàn cầu hòa là xu thế đang có tác động đến mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế. Bởi vì nói đến quá trình toàn cầu hóa, như trên trình bày, trước hết phải nói đến toàn cầu hóa về kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hóa nói chung. ngay từ năm 1994, nhiều nhà kinh tế cũng như lãnh đạo của Việt Nam đã nói đến nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Cho đến nay, trải qua hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, nguy cơ đó vẫn tồn tại và hết sức lớn. Để tránh nguy cơ đó, trong những năm gần đây, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hóa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong môi trường hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để khắc phục nguy cơ tụt hậu. Tuy nhiên, chủ trương đó được thực hiện trong điều kiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp xa so với yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; tích luỹ từ nền kinh tế để công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn thấp; kết cấu hạ tầng lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, …

=> Như vậy, thách thức lớn nhất mà toàn cầu hóa đem lại đối với Việt Nam là sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thế giới


Câu 39:

Tại sao nói “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XIX”?

Xem đáp án

Đáp án C

Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển là thời cơ đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI” vì tạo môi trường hòa bình để các dân tộc phát triển và cơ hội để các nước tăng cường hợp tác về mọi mặt, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất


Câu 40:

Căn cứ địa cách mạng là nơi cần có những điều kiện thuận lợi, trong đó “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất. Đâu là yếu tố “nhân hòa” để Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa vào năm 1941?

Xem đáp án

Đáp án A

Khi quyết định chọn Cao Bằng là nơi trở về Tổ quốc, tháng 10/1940, đang ở Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận định: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối phong trào được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”.

=> Căn cứ địa cách mạng ngoài yếu tố về vị trí địa lí, địa thế thì cần có cơ sở phát triển cách mạng. Cao Bằng được chọn vì có phong trào quần chúng tốt từ trước – đây là yếu tố “nhân hòa” quan trọng nhất


Bắt đầu thi ngay