Trắc nghiệm Lịch Sử 12: Thành quả Cách mạng tháng Tám và quá trình phát triển đất nước
THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (P3)
-
4401 lượt thi
-
20 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lí do nào là quan trọng nhất để Đảng ta chủ trương khi thì tạm thời hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, khi thì hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
Đáp án C
Trong hoàn cảnh chính quyền của ta còn non trẻ, chưa thể một lúc chống lại hai thế lực ngoại xâm là Trung Hoa Dân quốc ở phía Bắc và Pháp ở phía Nam. Để có thời gian củng cố chính quyền và chuẩn bị lực lượng, Đảng ta đã chủ trương hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp, từ 6-3-1946 trở đi đến trước 19-12-1946 lại hòa Pháp để đuổi Tưởng.
Câu 2:
Lí do nào là cơ bản nhất để ta chủ trương hoà hoãn, nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị?
Đáp án C
Ta chủ trương hòa với Tưởng để tránh trường hợp phải một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, tập trung đánh Pháp ở miền Nam.
Câu 3:
Tại sao ta chuyển từ chiến lược đánh Pháp sang chiến lược hoà hoãn nhân nhượng Pháp?
Đáp án C
Trước tình thế Pháp và Tưởng kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946), đảng ta đã chuyển từ hòa Tưởng đánh Pháp sang hòa Pháp để đánh Tưởng. Thể hiện ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) với Pháp.
Câu 4:
Sự kiện nào sau đây là nguyên nhân làm cho Đảng ta thay đổi chiến lược từ hoà hoãn với Tưởng để chống Pháp sang hoà hoãn với Pháp để đuổi Tưởng?
Đáp án B
Trước tình thế Pháp và Tưởng kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946), đảng ta đã chuyển từ hòa Tưởng đánh Pháp sang hòa Pháp để đánh Tưởng. Thể hiện ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) với Pháp.
Câu 5:
Ý nào sau đây không giải thích đúng lí do ta kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6 - 3 - 1946?
Đáp án D
Các đáp án: A, B, C đều là lí do ta kí với Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946).
Đáp án: D không giải thích đúng do ta hòa hoãn với Pháp chỉ là tạm thời để có thời gian chuẩn bị lực lượng và củng cố chính quyền.
Câu 6:
Ý nào sau đây không giải thích đúng lí do ta đưa ra chủ trương trường kì kháng chiến?
Đáp án D
Đáp án: D, Pháp đánh ta trên nhiều mặt: kinh tế, chính trị, quân sự,…nên ta cần kháng chiến chống Pháp toàn diện trên tất cả các mặt.
Câu 7:
Phong trào bình dân học vụ trong kháng chiến chống Pháp là:
Đáp án C
Nhằm xóa nạn mù chứ, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ - cơ quan chuyên trách về chống giặc dốt.
=> Phong trào bình dân học vụ trong kháng chiến chống Pháp là cuộc vận động nhân dân tham gia để thực hiện nếp sống mới.
Câu 8:
Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài" từ khi nào?
Đáp án C
Sau thất bại ở chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 đã chứng tỏ kế hoạch “dánh nhanh thắng nhanh” thất bại. Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch “đánh lâu dài với ta.
Câu 9:
Pháp đã chuyển sang chiến lược "đánh lâu dài", chứng tỏ
Đáp án C
Ban đầu khi vào Việt Nam, Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, tuy nhiên do cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 Pháp thất bại nên Pháp đã thất bại trong kế hoạch này. Pháp chuyển sang đánh lâu dài chứng tỏ Pháp đang lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược.
Câu 10:
Hành động nghiêm trọng, trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tiến công ta?
Đáp án D
Sau Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước, Pháp vẫn có những hành động khiêu khích, tiến công ta ở nhiều nơi. Hành động nghiêm trọng và trắng trợn nhất thể hiện Pháp bội ước là ngày 18-12-1946, Pháp đã gửi tối hậu thư đòi chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.
Câu 11:
Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu 1947)?
Đáp án C
Cuộc chiến đấu của quân dân ta trong giai đoạn mở đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc (cuối năm 1946 đầu năm 1947) là cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 và công cuộc tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài trên các mặt: vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu về chiến khu để tiếp tục sản xuất, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Cuộc chiến đấu này có ý nghĩa tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện.
Câu 12:
Để chiếm lại Đông Khê, Pháp đã thực hiện "cuộc hành quân kép". Đó là những cuộc hành quân nào
Đáp án D
Để chiếm lại Đông Khê, Pháp đã thực hiện "cuộc hành quân kép". Đó là hai cuộc hành quân nào là cuộc hành quân từ Thất Khê đón quân từ Cao Bằng về chiếm lại Đông Khê và cuộc hành quân lên Thái Nguyên.
Câu 13:
Lí do nào sau đây không đúng khi nói về ta chọn Điện Bên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp?
Đáp án B
Lí do ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với thực dân Pháp không phải vì Pháp cho rằng ta không đủ sức đương đầu với chúng ở Điện Biên Phủ. Đáp án này không nêu nguyên nhân về phía ta.
Câu 14:
Đến đầu 1950, cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi, thuận lợi nào có liên quan nhiều nhất đối với chiến dịch Biên giới?
Đáp án B
Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta là một thuận lợi quan trọng, Việt Nam không đơn độc mà có sự ủng hộ của các nước Xã hội chủ nghĩa anh em.
Câu 15:
Thắng lợi này chứng minh sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công. Đó là ý nghĩa lịch sử của chiến dịch nào?
Đáp án B
Từ chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950, quân ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Chiến dịch thắng lợi cũng chứng tỏ sự sự trưởng thành của quân đội ta và cuộc kháng chiến từ thế phòng ngự sang thế tiến công, đẩy quân Pháp vào thế bị động.
Câu 16:
Là mốc đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo đánh dấu bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Pháp là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”. Đó là ý nghĩa của:
Đáp án D
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo của Đảng ta, là “Đại hội kháng chiến thắng lợi”.
Câu 17:
Trong kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953) để xây dựng hậu phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất?
Đáp án D
Trong kháng chiến chống Pháp (1951 – 1953) để xây dựng hậu, phương vững mạnh, sự kiện nào sau đây mang lại lợi ích cho nông dân trực tiếp và cụ thể nhất đó là Chính phủ đề ra cuộc vận động lao động sản xuất và thực hiện tiết kiệm (1952). Cuộc vận động này đã lôi cuốn được mọi giới tham gia và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Câu 18:
Chiến thắng nào quyết định thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ?
Đáp án D
Chiến thấng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đồn Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
=> Chiến thắng Điên Biên Phủ (1954) quyết định đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ.
Câu 19:
Đông - Xuân 1953 - 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây?
Đáp án B
Đông - Xuân 1953 - 1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng: Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.
Câu 20:
Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là
Đáp án A
Ý nghĩa cơ bản nhất của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là Thắng lợi lớn nhất, oanh liệt nhất tiêu biểu cho tinh thần chiến đấu anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ.