IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch Sử 12: Thành quả Cách mạng tháng Tám và quá trình phát triển đất nước

Trắc nghiệm Lịch Sử 12: Thành quả Cách mạng tháng Tám và quá trình phát triển đất nước

THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (P2)

  • 4402 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vì sao Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Đại Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta bởi Đại hội này đã đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên thành Đảng Lao động Việt Nam, tiếp tục đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam.


Câu 2:

Văn kiện lịch sử nào đã bước đầu hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp?

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” là một tring văn kiện hình thành đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Văn kiện này đóng vai trò bước đầu hình thành đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, vì nó được diễn ra đầu tiên vào ngày 18 và 19-12-1946.


Câu 3:

Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử Quốc hội khoá I là?

Xem đáp án

Đáp án D

Tạo điều kiện thuận lợi để đánh đổ hoàn toàn thực dân Pháp, thắng lợi trên mặt trận ngoại giao là ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ở giai đoạn sau.


Câu 4:

Vì sao nói cuộc Tổng tuyển cử tháng 1 - 1946 là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong hoàn cảnh các thế lực đế quốc, tay sai ráo riết hoạt động chống phá chính quyền cách mạng, chống lại độc lập tự do của dân tộc ta thì cuộc tổng tuyển cử diễn ta vào tháng 1-1946 chính là cuộc đấu tranh dân tộc, đấu tranh chính trị gay go, quyết liệt.


Câu 5:

Sách lược đối ngoại của Đảng ta trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 6/3/1946?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ tháng 9-1945 đế tháng 6/3/1946,  nhằm tránh trường hợp phải một mình đối phó với nhiều kẻ thù, Đảng ta đã chủ trương hòa hoãn với Trung Hoa Dân Quốc để tập trung đánh Pháp ở miền Nam.


Câu 6:

Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không có trong Hiệp định Giơ-ne-vơ?

Xem đáp án

Đáp án B

Đáp án B không phải là nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954).


Câu 7:

Từ cuối 1953 đến đầu 1954, thực dân Pháp buộc phải phân tán lực lượng ra những vùng nào?

Xem đáp án

Đáp án D

-  Ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thi xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ được giải phóng). Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tư Đồng Bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ -> nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

- Đầu tháng 12-1953, liên quâ Việt – Lào mở cuộc tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và Xênô. Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Xêxô -> nơi tập trung quân thứ ba của Pháp.

- Cuối tháng 1 – 1954, liên quân Việt – Lào tấn công Thượng Lào, giải phóng Nậm Hu và toàn tinh Phongxalì. Nava gấp rút điều quân cho Luôngphabang và Mường Sài -> nơi tập trung quân thứ tứ của Pháp.

-  Đầu tháng 2 – 1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kom Tum, uy hiếp Playku. Pháp tăng cường lực lượng cho Playku -> nơi tâp trung quân thứ 5 của Pháp.


Câu 8:

Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho

Xem đáp án

Đáp án B

Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho Hòa Bình.


Câu 9:

Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là

Xem đáp án

Đáp án D

Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.


Câu 10:

Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của Đảng ta trong Đông–Xuân 1953– 1954?

Xem đáp án

Đáp án B

Chủ trương của Đảng trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, ….”.


Câu 11:

Khi Pháp thực hiện kế hoạch Na-va, Mĩ viện trợ lên đến 73% chi phí chíến tranh ở Đông Dương vì nhằm mục đích?

Xem đáp án

Đáp án C

Trước tình thế ngày càng sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh. Một trong những biện pháp của nước này là tăng cường viện trợ Pháp lên đến 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương, ra sức tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng này lên đến 334000 quân vào đầu năm 1954.


Câu 12:

Thắng lợi nào quyết định tới thắng lợi của Hội nghị Giơ-ne-vơ?

Xem đáp án

Đáp án D

Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. Đây là thắng lợi có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ.


Câu 13:

Câu nào sau đây không đúng khi nói về ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954)?

Xem đáp án

Đáp án D

Hiệp định Giơnevo tuy có đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta nhưng cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả nước chưa hoàn thành, Việt Nam vẫn tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Câu 14:

Ý nào sau đây không phái ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946?

Xem đáp án

Đáp án D

Đáp án D là nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954).


Câu 15:

Những điểm chính trong bước 1 của kế hoạch Nava là

Xem đáp án

Đáp án A

Trong bước 1 của kế hoạch Nava, điểm chính là giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực….


Câu 16:

Để làm phá sản bước thứ nhất kế hoạch Na-va, chủ trương nào sau đây của ta là cơ bản nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Để làm phá sản bước thứ nhất kế hoạch Na-va, chủ trương cơ bản nhất của ta là đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch buộc chúng phân tán lực lượng. Đây là chính là chủ trương của ta ở các cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954.


Câu 17:

Ý nào không phải là ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược 1945-1954

Xem đáp án

Đáp án D

Cuôc kháng chiến chống Pháp xâm lược được hoàn thành nhưng chỉ miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn nằm dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm. Chính vì thế, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước vẫn chưa được hoàn thành.


Câu 18:

Vì sao đàm phán tại Hội nghị Phôngtennơblô thất bại ?

Xem đáp án

Đáp án C

Ngay từ đầu khi quay lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Pháp đã thể hiện rõ dã tâm xâm lược của mình. Chính vì muốn tài chiến Việt Nam, không có thiện chí đàm phán nên cuộc đàm phán tại Hội nghị Phôngtennơblô thất bại.


Câu 19:

Ý nào sau đây không nằm trong phương hướng chiến lược đông xuân 1953-1954 được Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra?

Xem đáp án

Đáp án C

Nhanh chóng đánh bại quân Pháp để kết thúc chiến tranh không phải là phương hướng chiến lược đông xuân 1953 – 1954 được Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra.


Câu 20:

Việt Nam kí hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là do

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng Việt Nam đã kí Hiệp định Giơnevơ ngày 21-7-1954.


Câu 21:

Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng?

Xem đáp án

Đáp án D

Tạo điều kiện giải phóng hoàn toàn Đông Dương không phải là mục tiêu mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng.


Câu 22:

Vì sao nói, Hiệp định Giơ-ne-vơ là một thắng lợi của nhân dân ta nhưng chưa trọn vẹn?

Xem đáp án

Đáp án C

Hiêp định Giơnevơ (1954) đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp song chưa trọn vẹn vì cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam vẫn chưa hoàn thành. Miền Nam vẫn phải tiếp tục chống lại Mĩ và tay sai, đây cũng là nhiệm vụ chung của cả nước để giải phóng miền Nam, thống đất nước nước.


Câu 23:

Ý nào sau đây không chứng minh Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?

Xem đáp án

Đáp án D

Điện Biên Phủ ngay từ đầu không phải trung tâm điểm của kế hoạch Nava, ban đầu trung tâm của kế hoạch này tập trung quân đông ở Đồng Bằng Bắc Bộ.


Câu 24:

Với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật Bản, khi kéo vào Việt Nam quân Trung Hoa dân quốc đã

Xem đáp án

Đáp án B

- Diệt cộng cầm Hồ: tiêu diệt cộng sản, cầm tù Hồ Chí Minh.

- Phá hoại chính quyền cách mạng mới được thành lập.

Đây là âm mưu của Trung Hoa Dân quốc khi kéo vào Việt Nam.


Câu 25:

Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám (1945) chính quyền cách mạng đã

Xem đáp án

Đáp án A

Trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng đã ra lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lí khác của chế độ cũ, giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nông dân thiếu ruộng, chia lại ruộng đất theo nguyên tắc công bằng dân chủ. Đây là chính sách của chính quyền cách mạng nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp.


Câu 26:

Lí do nào dưới đây đúng nhất để khẳng định sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Xem đáp án

Đáp án D

Do cùng một lúc phải đối phó với những khó khăn về:

- Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính.

- Ngoại xâm và nội phản.

=> Làm sao để đưa ra chính sách phù hợp để khác phục những khó khăn trên.

=> Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.


Câu 27:

Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án B

Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, được sự giúp đỡ của thực dân Anh, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu quá trình xâm lược nước ta.

=> Sự kiện trên chứng tỏ thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai.


Câu 28:

Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đó là mục đích của:

Xem đáp án

Đáp án D

Một chế độ chính trị vững mạnh phải được xây dựng toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân, đây là mục đích của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I (6-1-1946).


Câu 29:

Nhân dân ta đã vượt qua được những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường đấu tranh chổng thù trong giặc ngoài. Đó là kết quả:

Xem đáp án

Đáp án D

Những chủ trương và biện pháp để giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính sau Cách mạng tháng Tám đã giúp nhân dân ta vượt qua những khó khăn lớn, củng cố và tăng cường đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Khắc phục những khó khăn này là điều kiện quan trọng thế mạnh để chóng lại giặc ngoài.


Câu 30:

Chính sách nào do Chính phủ ban hành có thể thực hiện được ngay?

Xem đáp án

Đáp án B

Những chính sách có thể thực hiện được ngay tức khắc và nhanh chóng đó là chính sách chia lại ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng và dân chủ. Ruộng đất là tư liệu sản xuất quan trọng nhất của nhân dân, nếu không chia ruộng đất cho nhân dân thì các biện pháp khác có thể thực hiện được hiệu quả.


Bắt đầu thi ngay