Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Vật lí 9 có đáp án (Đề 5)

  • 4258 lượt thi

  • 16 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Biến trở là một dụng cụ dùng để

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về biến trở SGK VL9 trang 29

Giải chi tiết:

Biến trở có thể thay đổi trị số và có thể sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.


Câu 2:

Công thức của định luật Jun – Len xơ là:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức của định luật Jun- Len xơ

Giải chi tiết:

Công thức của địnhl uật Jun-Len xơ:Q=I2Rt


Câu 3:

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn:R=ρlS

Giải chi tiết:

Ta có, điện trở của dây dẫn:R=ρlS

Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào:

+ Điện trở suất của dây dẫn hay nói cách khác là phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

+ Chiều dài l của dây dẫn

+ Tiêt diện Scủa dây dẫn

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào khối lượng của dây dẫn.


Câu 4:

Công thức nào sau đây không áp dụng được cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Vận dụng các biểu thức về mạch gồm 2 điện trở mắc song song:

+U1=U2=U

+I=I1+I2

+1R=1R1+1R2

Giải chi tiết:

A – sai vì điện trở tương đương của mạch gồm 2 điện trở mắc song song là:

B, C, D - đúng


Câu 5:

Biện pháp nào sau đây không an toàn khi có người bị điện giật?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về các biện pháp an toàn điện

Giải chi tiết:

D - Dùng tay kéo người ra khỏi dây điện là biện pháp không an toàn khi có người bị điện giật làm như vậy cả người kéo cũng có khả năng bị điện giật.


Câu 6:

Khi đưa hai cực cùng tên của hai nam châm khác nhau lại gần nhau thì chúng:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Vận dụng sự tương tác của nam châm

Giải chi tiết:

Ta có, khi đưa 2 cực lại gần nhau:

+ 2 cực cùng tên thì đẩy nhau

+ 2 cực khác tên thì hút nha


Câu 7:

Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua (hình vẽ) có chiều từ:

Media VietJack

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Vận dụng quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cố tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón cái choãi ra  chỉ chiều của lực điện từ.

Giải chi tiết:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái, ta có chiều lực từ như hình vẽ

  Media VietJack


Câu 8:

Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết ứng dụng của nam châm vĩnh cửu

Giải chi tiết:

Đinamô xe đạp không có nam châm vĩnh cửu.


Câu 9:

Phát biểu nội dung quy tắc nắm bàn tay phải? Quy tắc này dùng để làm gì?
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Xem quy tắc nắm tay phải SGK VL9 trang 66

Giải chi tiết:

Quy tắc nắm tay phải:

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.


Câu 10:

Xác định tên cực và chiều đường sức từ của ống dây trong hình bên:

Media VietJack
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Vận dụng quy tắc nắm tay phải

Giải chi tiết:

Áp dụng quy tắc nắm tay phải, ta được các cực từ của ống dây như hình:

 Media VietJack

Đầu A là cực Nam (S)

Đầu B là cực Bắc (N)


Câu 11:

Giữa hai điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng 36V , người ta mắc song song 2 điện trở R1=40Ω,R2=60Ω  .

Tính điện trở tương đương của đoạn mạch?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính điện trở của mạch có các điện trở mắc song song: 1R=1R1+1R2

Giải chi tiết:

Ta có, mạch gồm R1//R2

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là: R=R1R2R1+R2=40.6040+60=24Ω

 


Câu 12:

Giữa hai điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng 36V , người ta mắc song song 2 điện trở R1=40Ω,R2=60Ω .

Tính cường độ dòng điện qua mạch chính?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức định luật Ôm: I=UR

Giải chi tiết:

Cường độ dòng điện qua mạch: I=UR=3624=1,5A


Câu 13:

Giữa hai điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng 36V , người ta mắc song song 2 điện trở R1=40Ω,R2=60Ω .

Tính công suất tiêu thụ của toàn mạch?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính công suất: P=UI=I2R=U2R

Giải chi tiết:

Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB: P=UI=36.1,5=54W


Câu 14:

Giữa hai điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng 36V  , người ta mắc song song 2 điện trở R1=40Ω,R2=60Ω .

Mắc thêm một bóng đèn ghi 12V24W  nối tiếp với đoạn mạch trên, Đèn có sáng bình thường không? Tại sao?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Áp dụng các biểu thức:

+ Mối liên hệ giữa R, U, P:R=U2P

+ Biểu thức tính điện trở của mạch có các điện trở mắc nối tiếpR=R1+R2

+ Định luật Ôm:I=UR

+ So sánh cường độ dòng điện qua đèn với cường độ dòng điện định mức của đèn.

Giải chi tiết:

Khi mắc thêm bóng đèn nối tiếp với mạch ta được mạch như sau:

Media VietJack

Ta có,

+ Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của đèn:UdmD=12VPdmD=24W

+ Cường độ dòng điện định mức của đèn:IdmD=PdmDUdmD=2412=2A

+ Điện trở của bóng đèn:RD=UdmD2PdmD=12224=6Ω

Mạch gồm:R1//R2ntRD

+ Điện trở tương đương của mạch khi nàyR'=R12+RD=R+RD=24+6=30Ω

+ Cường độ dòng điện qua mạch khi này:I'=UR'=3630=1,2A

Cường độ dòng điện qua đèn khi này:ID=I'=1,2A

Nhận thấy ID<IdmD  Đèn sáng yếu.


Câu 15:

Một nồi cơm điện loại 220400W  được sử dụng dưới hiệu điện thế 220V

Tính cường độ dòng điện chạy qua dây nung của nồi cơm điện khi đó?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức:P=U2R

+ Áp dụng biểu thức định luật ÔmI=UR

Giải chi tiết:

Ta có:

+ Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của nồi:Udm=220VPdm=400W

+ Hiệu điện thế sử dụng: U=220V

+ Thời gian sử dụng mỗi ngày:t=2h

+ Điện trở dây nung của nồi: R=Udm2Pdm=2202400=121Ω

+ Cường độ dòng điện chạy qua nồi khi đó là:I=UR=220121=2011A

 


Câu 16:

Một nồi cơm điện loại 220400W  được sử dụng dưới hiệu điện thế 220V

Thời gian dùng nồi nấu cơm là 2h mỗi ngày. Hỏi trong 1 tháng (30 ngày) phải trả bao nhiêu tiền điện cho việc nấu cơm này? Biết giá tiền điện là 2000 đồng mỗi kW.h

 

Xem đáp án

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức tính điện năng tiêu thụ:A=UIt

+ Tiền điện = điện năng tiêu thụ x đơn giá

Giải chi tiết:

Ta có:

+ Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của nồi:

Udm=220VPdm=400W

+ Hiệu điện thế sử dụng:U=220V

+ Thời gian sử dụng mỗi ngày:t=2h

+ Điện năng nồi tiêu thụ trong 1 ngày là:A1=UIt=220.2011.2=800Wh

 + Điện năng nồi tiêu thụ trong 30 ngày là:A=30A1=30.800=24000Wh=24kWh

Tiền điện phải trả cho việc nấu cơm trong 1 tháng (30 ngày) là:A.2000=24.2000=48000  đồng.

 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương