Bộ 20 đề thi học kì 1 Vật lí 9 có đáp án (Đề 18)
-
4310 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:
Phương pháp giải:
điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng là từ thông qua tiết diện S biến thiên
Giải chi tiết:
Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên
Câu 2:
Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là
Áp dụng định luật Ôm I = U/R
Giải chi tiết:
R = U1/I1 = U2/I2 hay 6/0,5 = 24/I2. Từ đó tính được cường độ dòng điện I2 = 2A
Câu 3:
Người ta dùng bếp điện để đun sôi 2lit nước từ nhiệt độ 200C. Để đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì phải dùng bếp điện có công suất bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4,18.103J/kg.K, hiệu suất của bếp là 80%.
Phương pháp giải:
Để nước sôi thì nhiệt độ tăng từ 200C lên 800C
Áp dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra/thu vào: Q = mcΔt
Hiệu suất H = năng lượng có ích/ năng lượng toàn phần.
Giải chi tiết:
Nhiệt lượng nước cần thu vào: Qi = mcΔt = 2.4,18.103.80
Nhiệt lượng bếp cần cung cấp: Qtp = Qi/0,8 = Pt
Thay t = 20 phút = 1200s tính được P = 231W
Câu 4:
Cho hai điện trở R1 = 12Ω và R2 = 18Ω được mắc nối tiếp nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch đó có giá trị
Phương pháp giải:
điện trở tương đương của hai điện trở mắc nối tiếp R = R1 + R2
Giải chi tiết:
Điện trở tương đương của hai điện trở mắc nối tiếp R = R1 + R2 = 30Ω
Câu 5:
Cho hai điện trở mắc nối tiếp, mối quan hệ giữa nhiệt lượng tỏa ra trên mỗi dây và điện trở của nó được viết như sau:
Phương pháp giải:
công thức tính nhiệt lượng tỏa ra Q = I2Rt
Giải chi tiết:
Hai điện trở nối tiếp nên I1 = I2 = I
Q1 = I2R1; Q2 = I2R2 nên Q1/Q2 = R1/R2
Câu 6:
Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện:
Phương pháp giải:
Nam châm điện là thiết bị gồm các vòng dây cuốn quanh lõi sắt non.
Giải chi tiết:
Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có ít vòng, lõi bằng sắt non.
Câu 7:
Phát biểu nội dung quy tắc nắm tay phải? Vận dụng xác định chiều của đường sức từ trong trường hợp vẽ ở hình bên?
Phương pháp giải:
áp dụng quy tắc nắm tay phải
Giải chi tiết:
- Phát biểu nội dung quy tắc nắm tay phải.
- Vẽ hình
Câu 8:
Một dây dẫn đồng chất chiều dài l, tiết diện S được gập 3 thành dây mới có chiều dài l/3. Tính điện trở của dây dẫn mới.
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính điện trở của vật dẫn R=ρl/S
Giải chi tiết:
Khi gập làm 3 thì tiết diện tăng gấp 3 nên điện trở giảm 3 lần.
Chiều dài giả 3 lần nên điện trở cũng giảm 3 lần
Vậy điện trở dây mới giảm 9 lần
Câu 9:
Cho mạch điện có sơ đồ hình vẽ. Biết R = 10Ω, đèn 1 ghi 12V – 12W. đèn 2 ghi 12V – 6W, UAB = 18V.
Tính điện trở mỗi đèn và điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
Phương pháp giải:
Biểu thức định luật Ôm: I = U/R
Giải chi tiết:
Rđ1 = U2/P1 = 122/12 = 12Ω
Rđ2 = U2/P2 = 122/6 = 24Ω
Điện trở tương đương:
Câu 10:
Cho mạch điện có sơ đồ hình vẽ. Biết R = 10Ω, đèn 1 ghi 12V – 12W. đèn 2 ghi 12V – 6W, UAB = 18V.
Công suất tiêu thụ của mỗi bóng đèn?
Phương pháp giải:
Biểu thức công suất: P = U2/R = I2R
Giải chi tiết:
Công suất tiêu thụ của các đèn:
IAB = IR = I12 = U/RAB = 1A
U12 = I12 .R12= 8V
Pđ1 = U122/R1 = 5,3W
Pđ2 = U122/R2 = 2,7W
Câu 11:
Cho mạch điện có sơ đồ hình vẽ. Biết R = 10Ω, đèn 1 ghi 12V – 12W. đèn 2 ghi 12V – 6W, UAB = 18V.
Tính điện năng tiêu thụ của toàn mạch trong 20 phút?
Phương pháp giải:
Công thức điện trở tương đương cho điện trở nối tiếp: R = R1 + R2 và song song R = R1R2/(R1+R2)
Điện năng A = Pt
Giải chi tiết:
Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 20 phút
A = UIt = 18.1.1200 = 2160J