Bộ 20 đề thi học kì 1 Vật lí 9 có đáp án (Đề 19)
-
4579 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu định luật Jun – Len xơ.
Phương pháp giải:
nội dung và biểu thức định luật Jun – Len xơ
Giải chi tiết:
Định luật: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
Câu 2:
Viết hệ thức của định luật, nêu tên và đơn vị các đại lượng trong công thức định luật Jun – Len xơ.
Công thức: Q = I2.R.t
trong đó: Q là nhiệt lượng (J)
I là cường độ dòng điện (A)
R là điện trở(Ω)
t là thời gian (s)
Câu 3:
Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều.
Phương pháp giải:
nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện 1 chiều
Giải chi tiết:
CT: Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm và khung dây dẫn.
HĐ: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
Câu 4:
Vì sao sử dụng động cơ điện (hay xe điện) thì góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm hiệu ứng nhà kính?
Phương pháp giải:
Động cơ điện sử dụng nguồn điện và không thải ra khí thải giống động cơ xăng dầu hay dùng hiện nay
Giải chi tiết:
Động cơ điện góp phần làm giảm ô nhiễm và giảm hiệu ứng nhà kính vì chúng không thải ra khí độc CO2.
Câu 5:
Phát biểu quy tắc bàn tay trái. Quy tắc này dùng để làm gì?
Phương pháp giải:
nội dung và áp dụng quy tắc bàn tay trái
Giải chi tiết:
Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Câu 7:
Cho đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω nối tiếp điện trở R2 = 36Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.
Phương pháp giải:
- Định luật ôm I = U/R
- công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở nối tiếp : R = R1 + R2
Giải chi tiết:
Điện trở tương của đoạn mạch AB:
Rtd = R1 + R2 = 12 + 36 = 48 (Ω)
Câu 8:
Cho đoạn mạch AB gồm hai điện trở R1 = 12Ω nối tiếp điện trở R2 = 36Ω. Đặt hiệu điện thế không đổi U = 12V giữa hai đầu đoạn mạch AB.
Cường độ dòng điện của đoạn mạch AB.
Phương pháp giải:
- Định luật ôm I = U/R
- công thức tính điện trở tương đương của hai điện trở nối tiếp : R = R1 + R2
Giải chi tiết:
Cường độ dòng điện của đoạn mạch AB: (A)
Câu 9:
Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80 và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A.
Tính nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây.
Phương pháp giải:
- Định luật Jun len xơ : Q = I2Rt
- Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra/thu vào : Q = mcΔt
- Hiệu suất = năng lượng có ích/ Năng lượng toàn phần
Giải chi tiết:
Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 1 giây là:
Q = I2 . R . t = 2,52 . 80.1 = 500 (J)
Câu 10:
Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A.
Dùng bếp điện trên để đun sôi 2l nước có nhiệt độ ban đầu 25oC thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích. Tính hiệu suất của bếp. cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K .
Phương pháp giải:
- Định luật Jun len xơ : Q = I2Rt
- Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra/thu vào : Q = mcΔt
- Hiệu suất = năng lượng có ích/ Năng lượng toàn phần
Giải chi tiết:
Nhiệt lượng thu vào của nước từ 250C đến 1000C là:
Q1 = m . c . ( to2 -to1) = 1,5 . 4200 . (100 - 25) = 472500 (J)
Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong 20 phút là:
Qtp = I2. R . t = 2,52 . 80 . 1200 = 600000(J)
Hiệu suất của bếp là: