Bộ 20 đề thi học kì 1 Vật lí 9 có đáp án (Đề 15)
-
4584 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm nêu tên và đơn vị các đại lượng có trong công thức ?
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây
- Hệ thức định luật Ôm
hiệu điện thế ( V )
cường độ dòng điện ( A )
điện trở của dây dẫn ( Ω )
Câu 2:
Phát biểu qui tắc bàn tay trái.
Phát biểu đúng quy tắc Bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay là chiều dòng điện, khi đó ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện".
Câu 3:
Vẽ lực điện từ tác dụng lên dây dẫn hoặc nêu phương và chiều của lực điện từ ở trong các hình sau:
Xác định đúng chiều của lực điện từ :
Câu 4:
Phát biểu quy tắc nắm tay phải.
Phát biểu đúng quy tắc: Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây
Câu 5:
Treo một kim nam châm thử gần ống dây (hình vẽ). Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi ta đóng khoá K? Giải thích ?
Xác định đúng chiều dòng điện chạy qua các vòng dây
- Vận dụng quy tắc nắm tay phải , xác định được đầu gần kim nam châm là cực Bắc , đầu kia là cực Nam của ống dây
- Nêu được hiện tượng kim nam châm lúc đầu bị ống dây đẩy ra (do cùng cực ) sau đó quay 180o, cuối cùng bị ống dây hút
Câu 6:
Giữa 2 điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng 36V, người ta mắc song song 2 điện trở R1= 40, R2 = 60.
Tính điện trở tương đươngcủa đoạn mạch.
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch
Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song
Câu 7:
Giữa 2 điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng 36V, người ta mắc song song 2 điện trở R1= 40, R2 = 60.
Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và qua mạch chính.
Cường độ dòng điện qua mạch chính là
I = I1 + I2 = 0,9 + 0,6 = 1.5 (A)
Câu 8:
Giữa 2 điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng 36V, người ta mắc song song 2 điện trở R1= 40, R2 = 60.
Tính công suất tiêu thụ của toàn mạch .
Phương pháp giải:
Công thức tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch : P =U.I
Giải chi tiết:
Công thức tiêu thụ của toàn mạch: P = U.I = 36.1,5 = 54 (w)
Câu 9:
Giữa 2 điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng 36V, người ta mắc song song 2 điện trở R1= 40, R2 = 60.
Điện trở R1 là một dây dẫn đồng chất có tiết diện S = 0,06 mm2 và có điện trở suất = 0,5.10-6 m. Hãy tính chiều dài của dây dẫn.
Đổi S = 0,06 mm2 = 0,06.10-6 m2
Công thức tính điện trở:
Thay số vào: l = = 4,8 m.
Câu 10:
Giữa 2 điểm AB có hiệu điện thế không đổi bằng 36V, người ta mắc song song 2 điện trở R1= 40, R2 = 60.
Mắc thêm một bóng đèn Đ ghi (12V – 24W) nối tiếp với đoạn mạch trên. Đèn Đ có sáng bình thường không? Tại sao?
Điện trở bóng đèn là:
Điện trở tương đương toàn mạch là: R’ = R + Rđ = 24 + 6 = 30(Ω)
Cường độ dòng điện qua toàn mạch lúc này là
Vì đoạn mạch mắc nối tiếp nên Iđ = I’ = 1,2A
Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là:
Uđ = Iđ. Rđ = 1,2 . 6 = 7,2 (V)
Uđ < Uđm => đèn sáng yếu