Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Vật lí 9 có đáp án (Đề 10)

  • 4270 lượt thi

  • 19 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong quạt điện, máy bơm nước điện năng được chuyển hóa chủ yếu thành dạng năng lượng nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Trong quạt điện, máy bơm nước điện năng được chuyển hóa chủ yếu thành dạng cơ năng 

Giải chi tiết:

Trong quạt điện, máy bơm nước điện năng được chuyển hóa chủ yếu thành dạng cơ năng


Câu 2:

Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

+ Phát biểu định luật: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

+ Hệ thức của định luật Jun-Lenxo:Q=I2.R.t

Giải chi tiết:

Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.


Câu 3:

Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun – Len-xơ?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Phát biểu định luật: Nhiệt lượng toả ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.

Hệ thức của định luật Jun-Lenxo: Q=I2.R.t

Giải chi tiết:

Hệ thức của định luật Jun-Lenxo: Q=I2.R.t


Câu 4:

Qui tắc nắm tay phải dùng để xác định:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Giải chi tiết:

Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

→ Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều của đường sức từ bên trong ống dây khi biết chiều của dòng điện qua ống dây.


Câu 5:

Động cơ điện một chiều hoạt động được là do tác dụng của lực

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

- Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.

- Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua.

- Khi đặt khung dây dẫn trong từ trường và cho dòng điện chạy qua khung thì dưới tác dụng của lực điện từ, khung dây sẽ quay.

Giải chi tiết:

Động cơ điện một chiều hoạt động được là do tác dụng của lực điện từ.


Câu 6:

Xác định cực của thanh nam châm AB (hình vẽ)

Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.

Giải chi tiết:

Đường sức từ của nam châm có chiều vào Nam, ra Bắc


Câu 7:

Cấu tạo nam châm điện gồm:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có lõi sắt non.

Giải chi tiết:

Cấu tạo nam châm điện gồm cuộn dây có lõi là một thanh sắt non.


Câu 8:

Từ trường không tồn tại ở:

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện tồn tại một từ trường .

Giải chi tiết:

Từ trường không tồn tại ở xung quanh điện tích đứng yên


Câu 9:

Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Giải chi tiết:

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

→ Quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện.


Câu 10:

Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị:

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Nam châm điện được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, như được dùng để chế tạo loa điện, role điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị tự động khác.

Giải chi tiết:

Nam châm điện được sử dụng trong Rơle điện từ.


Câu 11:

Điện năng của dòng điện không được tính theo công thức

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Công thức tính điện năng tiêu thụ:A=Pt=UIt=I2Rt 

Giải chi tiết:

Công thức tính điện năng tiêu thụ: A=Pt=UIt=I2Rt

→ Điện năng tiêu thụ không được tính theo công thức:A=U.R.t


Câu 12:

Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là dòng điện cảm ứng.

Giải chi tiết:

Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín có thể tạo ra dòng điện cảm ứng.


Câu 13:

Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua có những đặc điểm gì?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.

Giải chi tiết:

Các đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện chạy qua là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.


Câu 14:

Đơn vị của công suất điện là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Đơn vị của công suất điện là Oát (W)

Giải chi tiết:

Đơn vị của công suất điện là Oát (W)


Câu 15:

Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn thay đổi như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều là khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn thay đổi luân phiên tăng giảm.

Giải chi tiết:

Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều là khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn thay đổi luân phiên tăng giảm.


Câu 16:

Ở gia đình em có mắc một bình nóng lạnh vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 5A. Bình nóng lạnh này được sử dụng như vậy trung bình 15 phút mỗi ngày.

Em hãy nêu 1 biện pháp sử dụng an toàn và 1 biện pháp tiết kiệm điện khi sử dụng bình nóng lạnh này?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Trước khi dùng bình nóng lạnh nên ngắt công tắc để ngắt điện vào bình để đảm bảo an toàn.

Khi nước đủ nóng ta tắt bình ngay tránh để bình trong thời gian dài gây lãng phí điện.

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

U = 220V ; I = 5A; t = 15 phút/ngày.

Nêu 1 biện pháp sử dụng an toàn và 1 biện pháp tiết kiệm điện khi sử dụng bình nóng lạnh này?

Bài giải:

Biện pháp an toàn khi sử dụng bình nóng lạnh: Trước khi dùng bình nóng lạnh nên ngắt công tắc để ngắt điện vào bình...


Câu 19:

Có 2019 điện trở giống nhau, mỗi điện trở có trị số 2018 Ω. Tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm 2018 điện trở này mắc song song và nối tiếp với điện trở còn lại?

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Công thức tính điện trở tương đương đoạn mạch gồm n điện trở giống nhau mắc song song: R//=Rn

Điện trở tương đương cho đoạn mạch nối tiếp:Rnt=R1+R2 

Giải chi tiết:

Tóm tắt:

N = 2019; R = 2018 Ω.

Có 2018 R mắc // và nối tiếp với R.

Bài giải:

Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm n điện trở giống nhau, đều có điện trở R, mắc song song là R//=Rn

→ Điện trở tương đương của 2018 điện trở có trị số 2018Ω là: R1=R2018=20182018=1Ω

Khi mắc đoạn mạch nói trên nối tiếp với điện trở R2 còn lại thì điện trở của cả mạch là:R=R1+R2=1+2018=2019Ω


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương