IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)

  • 300 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Văn bản trên viết về vấn đề gì?
 
Xem đáp án
Văn bản viết về vấn đề: Giá trị hiện thực trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
 

Câu 3:

Xác định hệ thống luận điểm của văn bản?
Xem đáp án

Văn bản có 2 luận điểm:

–  Luận điểm 1: Bối cảnh hiện thực thời Nguyễn Du sống.

–  Luận điểm 2: Sự tác động của bối cảnh hiện thực đối với “Truyện Kiều”.

Câu 4:

Qua văn bản trên, tác giả bày tỏ quan điểm gì?
Xem đáp án

Quan điểm:

–  Đánh giá cao giá trị hiện thực trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du;

–  Phê phán chế độ phong kiến thời kì suy tàn

Câu 5:

Từ văn bản trên, anh/ chị rút ra được bài học gì về cách ứng xử với cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay.
Xem đáp án

Rút ra bài học về cách ứng xử với cái xấu, cái ác trong cuộc sống hiện nay:

–  Không hùa theo, không tiếp tay cho cái xấu, cái ác;

–  Cần mạnh mẽ lên tiếng và có những hành động để ngăn chặn, loại bỏ cái xấu, cái ác;

–  Cần kêu gọi mọi người cùng chung tay để đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác.

Câu 6:

II. Viết (6,0 điểm)

Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) về sự cho và nhận trong cuộc sống.

Xem đáp án

* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.

Sau đây là một hướng gợi ý:

- Giải thích: “Cho” và “nhận” đều là hành động có tính quý báu trong cuộc sống. Chúng ta cần biết trao đi tình cảm, giúp đỡ những người gặp khó khăn, đồng thời chấp nhận tình cảm và sự giúp đỡ từ người khác. Những hành động này mang lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản, an yên trong tâm hồn và cả sự giúp đỡ từ người khác.

- Bàn luận: Tại sao chúng ta cần biết cho đi và nhận lại? Bởi vì khi giúp đỡ người khác, chúng ta đang góp phần vào việc xây dựng một xã hội nhân văn hơn. Ngoài ra, hành động này còn mang lại sự hài lòng, hạnh phúc cho bản thân và lan tỏa thông điệp tốt đẹp ra toàn xã hội.

- Mở rộng vấn đề: Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương về sự “cho đi”, giúp đỡ người khác. Chẳng hạn như các nhà từ thiện, tình nguyện viên, người hiến máu, người hỗ trợ trong các trận động đất, lụt lội, và nhiều hành động tốt đẹp khác. Những người này đã lan tỏa tinh thần yêu thương và hỗ trợ cho những người gặp khó khăn.

- Phản đề: Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những người ích kỷ, lãnh đạm, không quan tâm đến nỗi đau của người khác, chỉ tìm kiếm những điều tốt đẹp cho bản thân mà không muốn giúp đỡ người khác. Những hành động này không chỉ thiếu nhân văn mà còn đáng bị phê phán và chỉ trích.

Câu 7:

Anh/ chị hãy viết đoạn văn (khoảng 400 chữ) trình bày cảm nhận về bài thơ sau:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu

 

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non bơi lội trên sông

Tôi giơ tay ôm nước vào lòng

Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả

Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông

Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng

Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến

Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển

Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Hình ảnh cô em đôi má ửng hồng...

 

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc

Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc

Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng “miền Nam”

Tôi nhớ không nguôi ánh sáng màu vàng

Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc

Tôi nhớ cả những người không quen biết...

Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây

Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy

Hình ảnh con sông quê mát rượi

Lai láng chảy, lòng tôi như suối tưới

Quê hương ơi! lòng tôi cũng như sông

Tình Bắc Nam chung chảy một dòng

Không gành thác nào ngăn cản được

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước

Tôi sẽ về sông nước của quê hương

Tôi sẽ về sông nước của tình thương

6-1956

(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

* Bài thơ được sáng tác khi tác giả tập kết ra miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Học sinh biết tạo lập một bài đoạn văn cảm nhận về một tác phẩm thơ tám chữ đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về bài thơ Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh

c Triển khai vấn đề nghị luận

- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.

- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Hình ảnh con sông quê hương trong bài thơ

- Dòng thơ hiện ra thật đẹp, mát lành trong trẻo.

- Con sông đã gắn bó thân thiết với tác giả ở tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng (tiếng chim kêu, cá nhảy, tụm năm tụm bảy, bơi lội trên sông...)

* Sự gắn bó tha thiết của tác giả với dòng sông quê hương

- "Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi": tác giả dùng phép chuyển nghĩa và lối cường điệu để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của dòng sông với cuộc đời mình.

Phép đối và nhân hoá tạo sự cân xứng hài hoà giữa dòng sông và con người. Đồng thời làm cho con sông trở nên gần gũi như một con người với những cử chỉ trìu mến "mở nước ôm tôi".

- Các định ngữ "quê hương", tuổi trẻ, miền Nam được gắn với dòng sông đã làm cho con sông mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, con sông của tuổi thơ tác giả, con sông quê hương, con sông của miền Nam đất nước. Niềm thương nhớ của tác giả về miền Nam

- Xa quê đã lâu, nên nỗi nhớ càng trở nên da diết và thành thiêng liêng. Nỗi nhớ ấy luôn ở trong sâu thẳm trái tim tác giả "Sờ lên ngực.... hai tiếng miền Nam".

- Nhớ quê hương, Tác giả nhớ từ những cái quen thuộc hình thường: ánh nắng, sắc trời, những người không quen biết... của quê hương. Đó là nỗi nhớ khôn nguôi, quên sao được.

- Trung tâm nỗi nhớ ấy vẫn là hình ảnh dòng sông quê hương. Dòng sông ấy luôn hiện ra tuôn chảy dào dạt như tưới mát lòng mình (Hình ảnh của sông quê mát rượi. Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới).

- Tin tưởng vào thống nhất Tổ quốc để được trở lại con sông xưa (điệp ngữ "tôi sẽ"...)

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

e. Sáng tạo

- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.                                                                                                          

- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.

Bắt đầu thi ngay