Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
-
296 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phải nêu được những ý chính sau:
– Con người ta sống ở đời đều muốn theo đuổi để đạt đến thành công.
– Đối diện với những khó khăn trước mắt, có người chọn cách thoái lui, có người rẽ sang hướng khác, dễ dàng và đơn giản hơn, dù nó không đúng với mục đích của mình.
– Khát vọng chính là nguồn động lực có sức mạnh vô biên, tiềm tàng bên trong mỗi con người.
– Con người khi sinh ra không là gì cả chỉ là mầm sống mới được sinh ra chỉ là một đứa trẻ sơ sinh không tên tuổi.
– Hãy sống hết mình và không ngừng phấn đấu bạn sẽ tìm thấy được tất cả và làm chủ mọi thứ.Câu 5:
Câu 6:
II. Viết (6,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông.
* Yêu cầu về hình thức, kĩ năng: Đảm bảo đoạn văn nghị luận có bố cục mạch lạc, sử dụng linh hoạt các kiểu câu và có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Có cách diễn đạt trong sáng độc đáo, thể hiện những suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ, lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý:
1. Giải thích
Câu nói của Nguyễn Bá Học có nghĩa là đường đi khó khăn với nhiều núi sông ngăn cách, nếu ta cứ e sợ, ngại ngùng thì nó vẫn sẽ rất khó đối với ta. Câu nói khuyên ta đừng nên nhụt chí mà hãy cố gắng hết mình thì việc khó sẽ trở nên dễ dàng.
2. Phân tích và chứng minh
– Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vượt lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó chông gai, khó khăn.
– Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó.– Dẫn chứng:
3. Bàn luận và mở rộng
– Trong cuộc sống, ai cũng mong có được sự thành công. Nhưng nó không bao giờ tự đến với ta mà chúng ta cần phải luôn tự tin kiên trì, dũng cảm vượt qua những chông gai thì chắc hẳn cánh cửa đi đến thành công sẽ mở rộng chào đón ta.
– Cứ e dè, tự ti, không dám đối mặt với những thử thách thì ta sẽ không bao giờ tiến bộ được. Khi đã đánh mật niềm tin, sự quyết tâm thì ta sẽ trở thành người không có ý chí, không có nghị lực, không thể sống tự lập và có thể bỏ qua nhiều cơ hội tốt đẹp.
– Ai cũng muốn mình có được thành công nhưng lại có nhiều người không dám đối đầu với thử thách mà chỉ muốn trốn tránh, bỏ cuộc.
– Thực tế, trong xã hội hiện nay, có không ít người luôn tự ti, không dám thể hiện năng lực của mình. Vậy những người ấy sẽ đóng góp được gì cho đất nước khi cứ sống mãi trong vỏ ốc của chính mình.
– Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được, chúng ta cứ thử một lần bước qua những thừ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả.4. Bài học nhận thức và hành động
– Là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta phải sống và làm việc hết mình, tự tin và không được gục ngã trước rào cản. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi cá nhân cần phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện kiến thức, giao lưu học hỏi để chuẩn bị cho mình một hành trang tri thức vững chắc khi bước vào con đường đời đầy chông gai và thử thách.
– Xã hội cần xây dựng và phát huy lối học tập, giáo dục ý thức cá nhân, hình thành tính tự tin cho mọi người và biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.
– Đường đi nào cũng có nhiều chông gai, thử thách. Hãy đặt niềm tin vào bản thân, luôn quyết tâm, kiên trì dù núi có cao bao nhiêu, sông có sâu, hung bạo như thế nào thì chúng ta cũng sẽ vượt qua. Bạn, tôi, chúng ta hãy cùng nhau đối đầu với khó khăn và đi đến một tương lai tương sáng.Câu 7:
Phía làng đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đi đã nhiều nơi, đóng quân lại ở nhiều chỗ, phong cảnh đẹp đẽ hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cội cằn này.
Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa nếu tôi có ngày trở về. Ở miếng đất ấy tháng giêng tôi đi đốt bãi đào ổ chuột, tháng tám nước lên đánh dậm, úp cá, đơm tép, dấm cá rô, tháng chín, tháng mười đi móc con da dưới vệ sông. ở miếng đất ấy những ngày phiên chợ dì tôi lại mua cho vài cái bánh dợm, đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều, ngâm thơ, những tối liên hoan xã nghe cái Tỵ hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún con nhắc lại những kỷ niệm đẹp đẽ hồi thơ ấu.
Khung cảnh chung quanh tôi bắt đầu mờ dần rồi trắng xóa, sương xuống dày đặc đến không còn trông rõ cái gì nữa. Phảng phất trong không khí có thứ mùi quen thuộc, không hẳn là mùi nhang ngày Tết, cũng không phải là thứ mùi nào khác có thể gọi tên được, nó man mác, có lẽ đã lâu lắm tôi mới lại cảm thấy nó. Thôi, tôi nhớ ra rồi... đó là thứ mùi vị đặc biệt, mùi vị của quê hương...
(Ngày Tết về thăm quê, Nguyễn Khải)
Đoạn trích trên đề cập tới vấn đề gì? Anh/chị hãy viết bài luận (500 chữ) phân tích, cảm nhận về vấn đề được đề cập tới.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nghị luận về đoạn trích Ngày tết về thăm quê, Nguyễn Khảic Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Vẻ đẹp của quê hương trong lòng tác giả:
+ Giản dị, gần gũi gắn liền với những kí ức tuổi thơ và in sâu trong tâm trí của tác giả.
+ Dù bị chiến tranh tàn phá nhưng vẫn đủ sức bao bọc cho nhân vật tôi.
- Tình cảm của tác giả:
+ Yêu mến, trân trọng, tự hào về quê hương
+ Quê hương luôn in sâu trong tâm trí của tác giả, dù đi nhiều nơi đối với anh quê hương vẫn là nới đẹp nhất.
+ Gắn bó sâu nặng với quê hương, cảm nhận được hương vị riêng của quê hương này.
- Đánh giá chung:
Về nội dung:
+ Khẳng định vẻ đẹp của quê hương và tấm lòng của nhà văn.
Về nghệ thuật:
+ Ngôn ngữ hình ảnh giản dị, mộc mạc, gần gũi.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.