IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Lịch sử Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết

Tổng hợp đề thi THPTQG 2019 Lịch sử cực hay có lời giải chi tiết (P3)

  • 6822 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lễ ký hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (7/1953) trên bán đảo Triều Tiên chứng tỏ:

Xem đáp án

A

Bàn Môn Điếm là một ngôi làng ở tỉnh Gyeonggi (Nam Triều Tiên) hoặc tỉnh Hwanghae Bắc (Bắc Triều Tiên), là giới tuyến phân cách Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên. Tại đây, vào năm 1953, Hiệp định ngừng Chiến tranh Triều Tiên được ký kết. Tòa nhà nơi Hiệp định được ký kết vẫn còn tồn tại đến ngày nay, mặc dù nó nằm ở phía bắc giới tuyến, nằm giữa Khu phi quân sự Triều Tiên (DMZ).

Bàn Môn Điếm thường được dùng để chỉ Khu vực An ninh Chung gần đó, nơi các cuộc gặp giữa hai miền Triều Tiên vẫn thường diễn ra. Ngoài ra, tòa nhà này còn được xem là một trong những di tích cuối cùng của Chiến tranh lạnh.

Vào năm 1947, Đại Hội Đồng LHQ tuyên bố rằng cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trên khắp đất nước Triều Tiên để chọn ra một chính quyền cho cả nước. Liên Xô đã phản đối đề nghị này và không cho phép bầu cử tại miền bắc. Vào ngày 10/5/1948, dân chúng Nam Triều Tiên đã bầu ra một quốc hội rồi từ đây có chính phủ của nước Cộng Hòa Triều Tiên (the Republic of Korea), với Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) làm Tổng Thống và nền cai trị dân chủ này bị tham nhũng và không hữu hiệu. Tới ngày 9/9, các người Cộng Sản tại miền bắc Triều Tiên cũng lập nên nước Dân Chủ Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên (the Democratic People’s Republic of Korea) bị cai trị dưới sự độc tài của Kim Nhật Thành (Kim Il Sung). Cả hai miền này đều coi là mình hợp pháp trên toàn lãnh thổ và quân đội của hai phía đã từng nhiều lần đụng độ với nhau dọc theo miền biên giới trong thời gian từ 1948 tới 1950. Trong năm 1949, Hoa Kỳ đã di chuyển quân lực khỏi Nam Triều Tiên và cho biết rằng từ đầu năm 1950, Triều Tiên nằm bên ngoài ảnh hưởng của lực lượng phòng thủ của Hoa Kỳ tại châu Á. Vì thế các người Cộng Sản tin rằng đây là lúc phải hành động quân sự.

=> Lễ ký hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (7/1953) trên bán đảo Triều Tiên chứng tỏ: CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc đi theo định hướng khác nhau 


Câu 2:

Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm năm nước sáng lập Asean là 

Xem đáp án

D

Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội của nhóm năm nước sáng lập Asean là nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu.

Nội dung về chiến lược kinh tế hướng nội ở các nước thuộc nhóm nước sáng lập ASEAN bao gồm:

- Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu.

- Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.

Sai lầm và chú ý: Không nhớ hết được những nội dung chính của chiến lược hướng nội


Câu 3:

Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là 

Xem đáp án

D

Ngày 12-4-1961, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin đã trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ, thực hiện ước mơ hàng nghìn năm của nhân loại. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử chinh phục không gian vũ trụ của loài người.

=>Quốc gia đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái bay vòng quanh Trái Đất là Liên Xô


Câu 4:

Điểm nào dưới đây là sự khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi với khu vực Mĩ Latinh

Xem đáp án

C

Điểm khác biệt giữa phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi với khu vực Mĩ Latinh là Châu Á, Châu Phi đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân cũ, khu vực Mĩ Latinh đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân mới.


Câu 5:

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, quốc gia nào ở châu Âu trở thành tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ?

Xem đáp án

B

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, quốc gia Đức ở châu Âu trở thành tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ. 


Câu 6:

Tháng 4 - 1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi, đã đánh dấu: 

Xem đáp án

A

Vào 27/04/1994, hơn 22 triệu người dân Nam Phi đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc lần đầu tiên ở đất nước này. Đại đa số đã chọn lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela làm người đứng đầu chính phủ liên minh mới bao gồm Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của Mandela, Đảng Quốc gia của cựu Tổng thống Frederik Willem de Klerk, và Đảng Tự do Inkatha (IFP) của lãnh đạo tộc người Zulu Mangosuthu Buthelezi. Tháng 5, Mandela được tấn phong làm tổng thống, trở thành vị nguyên thủ quốc gia da màu đầu tiên của Nam Phi.

=>Tháng 4 - 1994, Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống da đen đầu tiên của cộng hòa Nam Phi, đã đánh dấu sự chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc dã man ở châu Phi


Câu 7:

Nội dung của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là

Xem đáp án

A

Chủ nghĩa Tam Dân hay Tam Dân Chủ nghĩa là một cương lĩnh chính trị do Tôn Dật Tiên đề xuất, với tinh thần biến Trung Quốcthành một quốc gia tự do, phồn vinh và hùng mạnh. Việc kế thừa và hiện thực ngày nay thể hiện rõ nhất trong tổ chức chính quyền của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Triết lý này cũng xuất hiện trong dòng đầu tiên của Quốc ca Trung Hoa Dân Quốc. Cương lĩnh (hay học thuyết) chính trị này bao gồm: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.

=> Nội dung của học thuyết “Tam dân” của Tôn Trung Sơn là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.


Câu 8:

Vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc hiện nay là:

Xem đáp án

B

Phương pháp: liên hệ.

Cách giải:

Trước tình hình cụ thể của thế giới hiện nay là tình trạng mâu thuẫn dân tộc, xung đột sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi, chủ nghĩa khủng bố đang là mối đe dọa lớn đối với nhân loại. Liên hợp quốc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề trên.

Mục đích hàng đầu của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, đồng thời xác định những mục đích quan trọng khác cho các hoạt động của LHQ là tăng cường quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác để giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo và bảo đảm quyền con người. Các quốc gia cũng trao cho Liên hợp quốc vai trò là trung tâm điều hòa các hành động của các dân tộc hướng theo những mục đích đó.

Tại Hội nghị cấp cao thế giới năm 2005, các nhà lãnh đạo các quốc gia đã nhất trí về ý nghĩa sống còn của việc xây dựng một hệ thống đa phương hữu hiệu, lấy LHQ làm trung tâm nhằm đối phó với những thách thức đa dạng, toàn cầu như hiện nay.

=>Vai trò lớn nhất của Liên hợp quốc hiện nay là: góp phần gìn giữ hòa bình an ninh và các vấn đề mang tính quốc tế.


Câu 9:

Từ sau chiến tranh thế giới II, Liên Xô đạt được thành tựu nào là quan trọng nhất?

Xem đáp án

D

Phương pháp: liên hệ

Cách giải:

– Với tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950) trước thời hạn 9 tháng. Đến năm 1950, sản lượng công nghiệp tăng 73%, sản lượng nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí hạt nhân của Mĩ.

– Liên Xô từ năm 1950 đến đầu những năm 1970: đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với việc hoàn thành các kế hoạch kinh tế – xã hội dài hạn

Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ), chiếm khoảng 20% tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới; đi đầu trong nhiều ngành công nghiệp quan trọng.

Liên Xô cũng thu được nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông phẩm trong những năm 60 (thế kỉ XX) tăng trung bình 16%/năm.

Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo (1957), phóng tàu vũ trụ Phương Đông đưa nhà du hành vũ trụ I.Gagarin bay vòng quanh Trái Đất (1961), mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Liên Xô chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao của khoa học – kĩ thuật thế giới: vật lí, hoá học, điện tử, điều khiển học, khoa học vũ trụ…

– Về đối ngoại, Liên Xô thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới; đấu tranh cho hoà bình, an ninh thế giới, kiên quyết chống chính sách gây chiến của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động; tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước; ủng hộ các phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. 


Câu 10:

Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C?

Xem đáp án

Câu 10: A


Câu 11:

Chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX có đặc điểm?

Xem đáp án

C

Tóm tắt: 
- Biểu hiện: Xuất hiện công ty độc quyền. Mở rộng chiến tranh xâm lược. 
-Thời gian:Cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX 
- Đặc điểm: Là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. 
Cụ thể : 
+ Kinh tế : 
- Sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp nặng 
- Sự xuất hiện công ty độc quyền, chi phối mạnh mẽ đến nền kinh tế, chính trị Nhật Bản. 

+ Chính trị - đối ngoại 
- Giới cầm quyền thi hành chính sách bành trướng, xâm lược lãnh thổ 
Năm Xâm lược :
1874 Đài Loan (Lưu cầu kiều)
1894 - 1895 Trung Quốc (Vùng Đông Bắc)
1904 - 1905 Nga (Chiếm 1/2 đảo Xakhalin)
Có Tác dụng thúc đẩy nhanh nền kinh tế Nhật Bản
- Tầng lớp quý tộc Samurai có ảnh hưởng lớn trong nền chính trị Nhật Bản. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự (chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt)


Câu 12:

Những câu thơ sau nói đến sự kiện lịch sử nào?

“Khi anh chưa ra đời/ Trái đất còn nức nở/ Nhân loại chưa thành người/ Đêm ngàn năm man rợ/Từ khi anh đứng dậy/ Trái đất bắt đầu cười/...”? 


Câu 13:

Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mỹ đạt được kết quả nào dưới đây?

Xem đáp án

A

Phương pháp: phân tích.

Cách giải:

Kết quả: Trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu, Mĩ đạt được một số mưu đồ nhất định:

- Lôi kéo nhiều nước tư bản đồng minh đi theo, ủng hộ Mĩ, trong đó có các nước Tây Âu.

- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mĩ

- Làm cho nhiều nước bị chia cắt lâu dài: tiêu biểu là chia cắt hai miền Triều Tiên.

- Ngăn chặn đẩy lùi được chủ nghĩa xã hội trên thế giới: năm 1991, hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.

=>Chi phối được nhiều nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ


Câu 14:

Trung Quốc là nước đứng thứ mấy có tàu và người bay vào vũ trụ? 

Xem đáp án

A

Đẩy mạnh chương trình không gian là ưu tiên đối với Trung Quốc và Bắc Kinh khẳng định mục tiêu này mang tính chất dân sự thuần túy. Trung Quốc là nước thứ ba, sau Nga (Liên Xô cũ) và Mỹ, đưa người vào không gian


Câu 15:

Chiến thắng Điện Biên Phủ ở Việt Nam (1954) đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc của nước nào ở châu Phi?

Xem đáp án

A

Năm 1954, nhân dân Việt Nam đã đấu tranh kiên cường làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp. Sự kiện này đã tác động mạnh mẽ tới phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chiến thắng Điên Biên Phủ: “Là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta mà cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới”.Trong số ấy, Angieri có số phận giống Việt Nam nhất, trong điều kiện cuộc kháng chiến ở quốc gia nà đang đi vào vế tắc thì Điện Biên Phủ giống "kim chỉ nam" cho con đường cách mạng phía trước.

Cũng tại châu Phi xa xôi, tháng 11/1954, chỉ vài tháng sau khi Việt Nam giành thắng lợi tại Điện Biên Phủ, một nước thuộc địa khác của Pháp là Angiêri đã phát động khởi nghĩa vũ trang giành độc lập dân tộc. 

Chiến thắng Điện Biên Phủ giúp họ tin rằng Việt Nam có thể chiến thắng đế quốc thực dân thì Angiêri cũng có thể làm được. 8 năm sau đó, Chính phủ Pháp đã buộc phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Angiêri, chấm dứt nền thống trị 132 năm của chủ nghĩa thực dân ở đây


Câu 16:

Nét nổi bật trong sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

Xem đáp án

C

Phương pháp: Sgk 12 trang 42

Cách giải:

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

Giá trị tổng sản lượng công nghiệp của Mĩ chiếm hơn một nửa công nghiệp thế giới (56,5%) (1948).

Giá trị sản lượng nông nghiệp Mĩ bằng 2 lần giá trị tổng sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản (1949).

50% tàu bè đi lại trên mặt biển là của Mĩ, 3/4 dự trữ vàng của thế giới tập trung ở Mĩ (1949).

Mĩ chiếm gần 40% giá trị tổng sản phẩm kinh tế thế giới.

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất trên thế giới

=> Nét nổi bật trong sự phát triển của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là phát triển mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới


Câu 17:

Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là 

Xem đáp án

D

Ngày 8 – 8 – 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc ( Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước : Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.


Câu 18:

Nhận xét nào sau đây không đúng về khu vực Đông Bắc Á?

Xem đáp án

C.

Những năm đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. = > Trung Quốc không phải khu vực Đông Nam Á, vì trung quốc thuộc Đông Á


Câu 19:

Từ năm 1995, Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới nhờ tiến hành cuộc cách mạng 

Xem đáp án

A

Nhờ cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp từ giữa những năm 70, Ấn Độ đã tự túc đẩy được lương thực và từ 1995 là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba


Câu 20:

Điểm giống nhau cơ bản giữa Cách mạng Lào và nước ta từ năm 1945 - 1975 là 

Xem đáp án

B

Điểm giống nhau cơ bản giữa Cách mạng Lào và nước ta từ năm 1945 - 1975 là chung kẻ thù, do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo


Bắt đầu thi ngay