Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 2: Những vấn đề toàn cầu và khu vực có đáp án
Trắc nghiệm Chuyên đề Địa lí 11 Chủ đề 2 : Những vấn đề toàn cầu và khu vực có đáp án
-
1274 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 4:
Cơ sở quan trọng đề hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực là
Chọn đáp án D
Câu 5:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là
Chọn đáp án C
Câu 6:
Tổ chức liên kết khu vực nào có sự tham gia của nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau?
Chọn đáp án D
Câu 8:
Những vấn đề mà xu hướng khu vực hóa kinh tế đặt ra đòi hỏi các quốc gia phải quan tâm giải quyết là
Chọn đáp án D
Câu 9:
Hiện nay, muốn có được sức cạnh tranh kinh tế mạnh, các nước đang phát triển buộc phải
Chọn đáp án C
Câu 10:
Đầu tư nước ngoài trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào lĩnh vực
Chọn đáp án C
Câu 12:
Thủ phạm chủ yếu gây nên sự suy giảm tầng ôdôn của Trái Đất là chất khí
Chọn đáp án A
Câu 13:
Điều cực kỳ nguy hiểm hiện nay mà các phần tử khủng bố đang thực hiện trên phạm vi toàn cầu là
Chọn đáp án B
Câu 17:
Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là
Chọn đáp án B
Câu 18:
Cho bảng số liệu:
TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CỦA MỘT SÓ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: tuổi)
Nhóm nước |
Nước |
Năm 2005 |
Năm 2010 |
Năm 2014 |
Phát triển |
Ca-na-đa |
80 |
81 |
81 |
Nhật Bản |
82 |
83 |
83 |
|
Phần Lan |
79 |
80 |
81 |
|
Đang phát triển |
Mô-dăm-bích |
42 |
48 |
53 |
Hai-ti |
52 |
61 |
63 |
|
In-đô-nê-xi-a |
68 |
71 |
71 |
|
Thế giới |
|
67 |
69 |
71 |
(Nguồn: Niên giám thống kê)
Dựa vào bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng về tuổi thọ trung bình của một số nước trên thế giới qua các năm?
Chọn đáp án D
Câu 19:
Ở Việt Nam, vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đối khí hậu do nước biển dâng là
Chọn đáp án D
Câu 20:
Trong những thập niên cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, mối đe dọa trực tiếp tới ổn định, hòa bình thế giới là
Chọn đáp án C
Câu 21:
Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?
* Hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế:
- Tích cực:
+ Thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
+ Đẩy nhanh đầu tư.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế.
- Tiêu cực: Toàn cầu hóa kinh tế cũng có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.
Câu 22:
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?
* Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở:
- Do sự phát triển không đồng đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới.
- Những quốc gia có nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển liên kết lại với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.
Câu 23:
Xác định thời gian thành lập và các nước thành viên của tổ chức NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSURE.
* Thời gian thành lập và các nước thành viên của tổ chức NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR:
Tên tổ chức |
Năm thành lập |
Các nước và vùng lãnh thổ thành viên (tính đến năm 2005) |
Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) |
1994 |
Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô. |
Liên minh châu Âu (EU)* |
1957 |
Đức, Anh***, Pháp, Hà Lan, Bỉ, I-ta-li-a, Luc-xăm-bua, Ai-len, Đan mạch, Hi Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Séc, Hung-ga-ri, Ba Lan, Xlô-va-ki-a, Lit-va, Lat-vi-a, Xlô-vê-ni-a, Et- x tô-ni-a, Man-ta, Síp. |
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á |
1967 |
In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan, Bru-nây, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia. |
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) |
1989 |
Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan, Hoa Kì, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Đài Loan, Trung Quốc, Hồng Công (Trung Quốc), Pa-pua Niu Ghi-nê, Chi-lê, Pê-ru, Liên bang Nga, Việt Nam. |
Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR)** |
1991 |
Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay. |
* Tháng 1 - 2007, EU kết nạp thêm Bun-ga-ri và Ru-ma-ni.
** Tháng 6 - 2006, MERCOSUR kết nạp thêm Vê-nê-xu-ê-la.
*** Năm 2016, Anh tuyên bố rút khỏi EU.
Câu 24:
* Hậu quả do nhiệt độ Trái Đất tăng lên và tầng ôdôn bị thủng đối với đời sống trên Trái Đát:
- Nhiệt độ Trái Đất tăng lên:
+ Nhiệt độ tăng làm băng ở hai cực tan, mực nước biển tăng lên, hậu quả là nhấn chìm các khu vực địa hình thấp ven biển trên thế giới. Dự báo trong tương lai, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia trên thế giới sẽ chịu hậu quả nặng nề nhất của băng tan, cụ thể là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Biến đổi khí hậu diễn ra mạnh mẽ: thời tiết thay đổi thất thường; nắng nóng, giá rét cực đoan, nhiệt độ tăng giảm bất thường, khó dự đoán hơn; bão, lũ xuất hiện với tần suất dày, kéo dài và nguy hiểm hơn,...
- Thủng tầng ôdôn:
+ Các tia cực tím có hại cho sức khỏe con người sẽ xuyên thẳng xuống Trái Đất với mật độ dày hơn: gây các bệnh ung thư da, cháy nắng...
+ Sinh vật phù du cũng chịu ảnh hưởng của tia tử ngoại, hoạt động quang hợp của cây trồng bị hạn chế, chất lượng nông sản suy giảm.
Câu 25:
Có ý kiến cho rằng: “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao?
* “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại”, điều này đúng. Vì:
- Hiện nay, môi trường trên Trái Đất đang bị đe dọa nghiêm trọng, ô nhiễm nặng nề về nguồn nước, đất, khí quyển:
+ Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề bởi khí thải công nghiệp, khói xe; lượng tăng lên đáng kể gây ra hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên; hiện tượng mưa axit xuất hiện ở nhiều nơi; thủng tầng ôdôn,... gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe đời sống con người và các hoạt động kinh tế.
+ Chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt chưa được xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hồ đã làm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ở nhiều nơi trên thế giới: có khoảng 1,3 tỉ người bị thiếu nước sạch (1 tỉ người thuộc các nước đang phát triển).
+ Nước thải chưa xử lí thải ra sông, biển cùng sự cố tràn dầu, đắm tàu,... đã làm ô nhiễm môi trường biển và đại dương gây tổn thất lớn, phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật dưới nước.
Câu 26:
Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy nêu một số loài động vật ở nước ta hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng, hoặc còn lại rất ít?
- Một số loài động vật ở nước ta có nguy cơ tuyệt chủng hoặc còn lại rất ít: vọc quần đùi trắng, voi, sếu đầu đỏ, tê giác 1 sừng....
Câu 27:
Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển?
* Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển:
- Các nước đang phát triển chiếm khoảng 80% dân số và 95% số dân gia tăng hàng năm của thế giới.
- Bùng nổ dân số diễn ra ở nửa sau thế kỉ XX:
+ Giai đoạn 1960 - 1965 tỉ lệ gia tăng tự nhiên của các nước đang phát triển lên tới 2,3%, giai đoạn 2010 - 2015 con số này giảm xuống tuy nhiên vẫn ở mức cao (1,4%).
+ Trong khi đó, các nước phát triển có tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở mức cao nhất là 1,2% và các giai đoạn sau luôn ở mức < 1%.
* Già hóa dân số ở các nước phát triển:
- Nhóm trẻ em 0 - 14 tuổi chỉ chiếm 17%, trong khi nhóm tuổi trên 65 đã chiếm tới 15%, nhóm tuổi trong độ tuổi lao động cũng rất lớn với 68%.
- Ngược lại, ở các nước đang phát triển số trẻ em rất lớn (32%), trong khi người già chỉ chiếm 5% trong cơ cấu.
Câu 28:
Cho bảng số liệu:
TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH NĂM CỦA THẾ GIỚI VÀ CÁC NHÓM NƯỚC QUA CÁC GIAI ĐOẠN (%)
Nhóm nước |
Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên các giai đoạn |
|||||
1960 – 1965 |
1975 – 1980 |
1985 – 1990 |
1995 – 2000 |
2001 – 2005 |
2010 – 2015 |
|
Phát triển |
1,2 |
0,8 |
0,6 |
0,2 |
0,1 |
0,1 |
Đang phát triển |
2,3 |
1,9 |
1,9 |
1,7 |
1,5 |
1,4 |
Thế giới |
1,9 |
1,6 |
1,6 |
1,4 |
1,2 |
1,2 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu, so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với nhóm nước phát triển và toàn thế giới.
* So sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nhóm nước đang phát triển với nhóm nước phát triển và toàn thế giới:
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên nhóm nước đang phát triển luôn cao hơn nhóm nước phát triển. Theo thời gian, khoảng cách chỉ số gia tăng tự nhiên giữa hai nhóm nước ngày một lớn:
+ Giai đoạn 1960 - 1965: gia tăng tự nhiên nhóm nước phát triển là 1,2%, nước đang phát triển là 2,3%, gấp gần 2 lần.
+ Giai đoạn 2010 - 2015: gia tăng tự nhiên của nhóm nước phát triển là 0,1%, nước đang phát triển là 1,4%, gấp 14 lần.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của toàn thế giới lớn hơn các nước phát triển và nhỏ hơn các nước đang phát triển:
+ Đến giai đoạn 2010 - 2015: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới gấp 12 lần các nước phát triển.
+ Sự chênh lệch tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của thế giới so với các nước đang phát triển không quá lớn, giai đoạn 2010 - 2015 chênh lệch nhau 0,2%.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của toàn thế giới và các nhóm nước đều có xu hướng giảm:
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nước phát triển giảm nhanh nhất từ 1,2% xuống còn 0,1%, giảm 1,1%.
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của các nước đang phát triển giảm nhanh từ 2,3% xuống còn 1,4%, giảm 0,9%.
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của của toàn thế giới giảm chậm nhất từ 1,9% xuống còn 1,2%, giảm 0,7%.
Câu 29:
Hãy lập bảng trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu theo gợi ý sau:
Vấn đề môi trường |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
Giải pháp |
Biến đổi khí hậu |
|
|
|
Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương |
|
|
|
Suy giảm đa dạng sinh vật |
|
|
|
* Một số vấn đề môi trường toàn cầu:
Vấn đề môi trường |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
Giải pháp |
Biến đổi khí hậu |
- Khí tăng đáng kể. - Khí thải công nghiệp và sinh hoạt. - Khí . |
- Hiệu ứng nhà kính, Trái Đất nóng lên, băng tan, nước biển dâng. - Mưa axit. - Thủng tầng ôdôn. - Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật trên Trái Đất. |
- Sử dụng hệ thống công nghệ để xử lí các khí độc trước khi thải ra bầu khí quyển. |
Ô nhiễm nguồn nước ngọt |
- Chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa qua xử lí. - Sự cố tràn dầu, đắm tàu, rửa tàu,… |
- Nguồn nước bị ô nhiễm. - Có khoảng 1,3 tỉ người trên toàn cầu bị thiếu nước sạch. - Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các sinh vật thủy sản. |
- Xử lí nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước khi đổ vào sông ngòi, biển. - Xử phạt nặng những xí nghiệp nhà máy xả bừa bãi. - Đảm bảo an toàn hàng hải. |
Suy giảm đa dạng sinh vật |
- Khai thác, đánh bắt trái phép và quá mức. |
- Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng. - Mất đi nhiều loài sinh vật, gen di truyền, nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu sản xuất,… - Mất cân bằng sinh thái. |
- Nghiêm cấm khai thác trái phép và quá mức tài nguyên rừng, biển. - Duy trì các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dữ trữ sinh quyển,… - Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm. - Đầu tư tàu thuyền, phương tiện, khuyến khích đánh bắt xa bờ. |
Câu 30:
Nêu một số hành động được thực hiện trên toàn thế giới để bảo vệ môi trường?
* Một số hành động được thực hiện trên toàn thế giới để bảo vệ môi trường là:
- Cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng.
- Thực hiện chương trình giờ Trái Đất.
- Ngày Môi trường Thế giới.
- Đi xe đạp để bảo vệ môi trường.
- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên.
- Sử dụng năng lượng sạch: sử dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo như: năng lượng từ gió, ánh nắng Mặt Trời,...
- Các tổ chức bảo vệ môi trường thế giới: Quỹ Môi trường Toàn cầu, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế,...