Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Trắc nghiệm bằng lái Đại học Trắc nghiệm tổng hợp Bộ Luật Quốc tế có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp Bộ Luật Quốc tế có đáp án

Trắc nghiệm tổng hợp Bộ Luật Quốc tế có đáp án

  • 113 lượt thi

  • 72 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 36:

Hiến chương Liệp quốc là hiến pháp của cộng đồng quốc tế
Xem đáp án
Sai, vì bản chất của Luật quốc tế là sự thỏa thuận vì vậy Hiến chương Liên hiệp quốc chỉ ràng buộc với những quốc gia thành viên của nó mà thôi, không ràng buộc những quốc gia không tham gia. Vì vậy, không thể coi là hiến pháp của cộng đồng.

Câu 37:

Những cơ quan sau đây cơ quan nào thực hiện biện pháp cưỡng chế của Luật quốc tế? Tại sao? Tòa án quốc tế, WTO, Tòa án quốc tế về luật biển, Tòa án quốc tế về nhân quyền, Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc.
Xem đáp án

Chỉ có Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc là cơ quan thực hiện cưỡng chế của Liên hiệp quốc vì xét theo nội dung của các điều 39, 40, 41, 42 thì nếu xét thấy có sự de dọa hòa bình, có sự phá hoại hòa bình hoặc có một hành vi xâm lược thì Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc có quyền quyết định những biện pháp dùng vũ lực hay không dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề trên bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết nhằm để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.


Câu 38:

Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại là cơ sở cho sự hình thành và phát triển của Luật quốc tế
Xem đáp án

Sai, vì những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại được ghi nhận trong Hiến chương Liên hiệp quốc 1945 mà nguồn gốc của luật quốc tế được hình thành từ trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Do đó, những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại chỉ làm cơ sở cho sự phát triển của luật quốc tế hiện đại chứ không thể là cơ sở cho sự hình thành của luật quốc tế.


Câu 39:

Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là quy phạm pháp luật quốc tế
Xem đáp án

Sai, vì nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng quan điểm chính trị pháp lí là cơ sở cho việc xây dựng & hòan thiện pháp luật quốc tế còn qui phạm pháp luật quốc tế là các qui tắc xử sự trong quan hệ quốc tế.


Câu 40:

Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế có thể bị thay thế bởi một nguyên tắc mới được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Xem đáp án

Đúng, vì bản chất của luật quốc tế là sự thỏa thuận; do đó các quốc gia thỏa thuận với nhau thay thế một nguyên tắc mới này cho một nguyên tắc đã lỗi thời thì được cộng đồng thừa nhận.


Câu 41:

Quốc gia là chủ thể cơ bản & chủ yếu của luật quốc tế
Xem đáp án

Đúng, bởi vì quốc gia là chủ thể đầu tiên, chủ thể trước hết xây dựng pháp luật quốc tế. Quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế, quốc gia là chủ thể cơ bản chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện pháp cưỡng chế để tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền tạo lập ra chủ thể mới của luật quốc tế.


Câu 42:

Thể nhân – pháp nhân có phải là chủ thể của luật quốc tế hay không?

Xem đáp án
Thể nhân – pháp nhân không phải là chủ thể của luật quốc tế mà chỉ là chủ thể của luật quốc gia mà thôi, vì chỉ có quốc gia mới sánh vai với các quốc gia khác, và chỉ có quốc gia mới xếp ngang hàng với các quốc gia. Chủ thể của luật quốc tế gồm: các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, tổ chức quốc tế liên chính phủ, và các thực thể khác (các thực thể này có quy chế pháp lý đặc biệt)

Câu 43:

Hội luật gia Dân chủ quốc tế là tổ chức quốc tế – chủ thể của luật quốc tế hiện đại.

Xem đáp án

Sai, vì Hội luật gia là tổ chức quốc tế phi chính phủ, do đó nó không được coi là chủ thể của luật quốc tế mà chỉ có những tổ chức liên chính phủ thành lập phù hợp với luật quốc tế hiện đại mới được coi là chủ thể của luật quốc tế hiện đại.


Câu 44:

Tổ chức quốc tế là chủ thể hạn chế của luật quốc tế
Xem đáp án

Sai, vì tổ chức phi chính phủ không là chủ thể của luật quốc tế. Chỉ có tổ chức liên chính phủ được thành lập phù hợp với luật quốc tế mới là chủ thể hạn chế vì nó do các quốc gia thỏa thuận nên và giao cho nó thực hiện một số quyền nhất định, do đó nó là chủ thể hạn chế của luật quốc tế


Câu 45:

Mọi điều ước quốc tế đều là nguồn của luật quốc tế hiện đại
Xem đáp án

Sai, bởi vì trong quan hệ quốc tế đã chứng minh rằng bằng nhiều thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực giữa các quốc gia lớn đối với các quốc gia nhỏ từ đó ra đời những điều ước quốc tế để điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhưng không phải là nguồn của luật quốc tế hiện đại mà chỉ có những điều ước quốc tế đáp ứng đủ các điều kiện sau thì mới trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại: Điều ước được ký dúng năng lực của bean ký kết; Điều ước quốc tế phải được ký kết phù hợp với pháp luật quốc gia của các bên ký kết về thẩm quyền & thủ tục ký kết. Phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Cam kết đưa ra phải phù hợp về mặt hình thức; Phải phù hợp với nội dung của những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, gia.


Câu 46:

Quyền năng chủ thể luật quốc tế dựa trên sự công nhận của các quốc

Xem đáp án

Sai, quyền năng chủ thể là thuộc tính tự nhiên vốn có & được luật quốc tế bảo hộ dựa trên cơ sở pháp lí là nguyên tắc quyền tự quyết các dân tộc.Trong quyền năng chủ thể của tổ chức liên chính phủ là thuộc tính tự nhiên vốn có không cần bất kì một sự công nhận nào.


Câu 47:

Quyền năng chủ thể của một chủ thể luật quốc tế do chủ thể đó tự quy định.

Xem đáp án

Sai, vì đối với tổ chức quốc tế liên chính phủ, quyền năng chủ thể của nó được ghi nhận trong văn bản thành lập nên tổ chức đó. Mà văn bản này là do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên. Do đó quyền năng chủ thể của tổ chức quốc tế là do quốc gia quy định cho chứ không phải tự thân nó quy định. nhau


Câu 48:

Các tổ chức liên chính phủ khác nhau thì có quyền năng chủ thể giống
Xem đáp án

Sai, bởi vì quyền năng chủ thể của từng tổ chức do hiến chương điều lệ qui định. Đặc điểm về trình tự xây dựng qui phạm pháp luật do chính các quốc gia đó xây dựng, sự hình thành qui phạm pháp luật quốc tế do thoả thuận.


Câu 49:

Mọi tập quán quốc tế đều là nguồn của luật quốc tế hiện đại
Xem đáp án

Sai, vì chỉ có tập quán đáp ứng 3 điều kiện sau thì mới trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại:

- Tập quán đó phải được áp dụng lâu dài trong thực tiễn quốc tế. Được thể hiện ở 2 thành tổ (vật chất, tinh thần). Tập quán đó phải lặp đi lặp lại nhiều lần trong một quá trình liên tục để tạo ra qui tắc xử sự thống nhất. Trong khi áp dụng các Quốc gia phải tin chắc rằng mình xử sự như vậy là đúng về mặt pháp lý.

- Tập quán đó phải được các Quốc gia thừa nhận như những quy phạm pháp lý bắt buộc. Tập quán đó phải phù hợp với nội dung của những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tập quán quốc tế trở thành nguồn của luật quốc tế hiện đại khi nó đáp ứng được 3 điều kiện trên.


Câu 50:

Nghị quyết của tổ chức quốc tế không phải là nguồn của luật quốc tế

Xem đáp án

Đúng, vì nghị quyết tổ chức phi chính phủ không phải là nguồn chỉ có nghị quyết của tổ chức liên chính phủ có thể là nguồn bổ trợ của luật quốc tế. Có một số nghị quyết của tổ chức quốc tế có thể trở thành nguồn bổ trợ của luật quốc tế, để giải quyết một số tranh chấp. Nghị quyết mang tính chất khuyến nghị, mong muốn các quốc gia thành viên thực hiện, thực hiện đến đâu là quyền của mỗi quốc gia thành viên, không mang tính bắt buộc. Nhưng nghị quyết khuyến nghị đôi khi là cơ sở trở thành nguồn của luật quốc tế hay còn được gọi là nguồn bổ trợ của luật quốc tế.


Câu 51:

Nguồn của luật quốc tế là sự thể hiện bằng văn bản những thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế
Xem đáp án

Sai, vì nguồn của luật quốc tế ngoài những điều ước quốc tế (nguồn thành văn) thể hiện bằng văn bản ngoài ra còn nguồn (bất thành văn) là những tập quán quốc tế.


Câu 52:

Mọi sự thỏa thuận đều dẫn đến ký kết Điều ước quốc tế.
Xem đáp án

Sai,vì điều kiện để dẫn đến ký kết một Điều ước quốc tế phải là chủ thể của luật quốc tế (tức là phải là các quốc gia có chủ quyền, các dân tộc đang dấu tranh giành độc lập, các tổ chức liên chính phủ, và một số vùng lãnh thổ), Diều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có liên quan đến nhau bất kể tên gọi là gì. Thỏa thuận ở đây được hiểu là thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau. Còn thỏa thuận giữa một bên là một quốc gia với các pháp nhân, thể nhân hay thỏa thuận dân sự giữa các chủ thể của pháp luật trong nước thì không dẫn đến ký kết một Diều ước quốc tế mà chỉ là hợp đồng trong nước hoặc hợp đồng quốc tế,


Câu 53:

Mọi Điều ước quốc tế đều là sự thỏa thuận
Xem đáp án

Đúng. vì theo điều 2 khoản 1 mục a của công ước Viên đã quy định. Bản chất của luật quốc tế là cả nội dung lẫn hình thức đều phải dựa trên cơ sở thỏa thuận & phát triển của luật, điều ước quốc tế là kết quả quá trình đấu tranh thương lượng giữa các chủ thể luật quốc tế, nếu không thỏa thuận thì nó mang tính ép buộc trái với bản chất của luật quốc tế.


Câu 54:

Mọi điều ước quốc tế có hiệu lực sau khi phê chuẩn
Xem đáp án

Sai, vì có những điều ước quốc tế có hiệu lực ngay khi được biểu quyết nếu không thông qua việc phê chuẩn, phê duyệt.


Câu 55:

Từ chối không phê chuẩn một điều ước quốc tế đã từng ký chính thức có phải là hành vi vi phạm hay không.
Xem đáp án
Không vì có điều ước quốcx tế quy định cần phải phê chuẩn và do chưa phê chuẩn, nên chưa phát sinh hiệu lực thì không có ràng buộc đối với quốc gia.

Câu 56:

Mọi tuyên bố đơn phương đều là tuyên bố bảo lưu
Xem đáp án

Sai vì có rất nhiều tuyên bố đơn phương như gia nhập, phê chuẩn, phê duyệt cũng là tuyên bố đơn phương của một quốc gia công nhận một đều ước quốc tế có hiệu lực đối với quốc gia mình hay bãi bỏ điều ước quốc tế, hủy bỏ điều ước quốc tế cũng là tuyên bố đơn phương mà quốc gia đưa ra tuyên bố nầy nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình Còn bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà các quốc gia đưa ra tuyên bố này nhằm thay đổi hoặc loại trừ hệ quả pháp lý của một hay một số điều khoản nhất định nào đó của một điều ước quốc tế.


Câu 57:

Tuyên bố bảo lưu điều ước quốc tế chỉ thực hiện khi điều ước quốc tế có hiệu lực

Xem đáp án

Sai, vì quốc gia có quyền bảo lưu những điều khoản nhất định của điều ước (nếu đều ước cho phép) trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình ký kết đối với điều ước quốc tế. Trong khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc cả khi gia nhập điều ước quốc tế. Như vậy quyền bảo lưu có thể tiến hành ngay cả khi điều ước quốc tế chưa có hiệu lực.


Câu 58:

Bảo lưu điều ước quốc tế là một giai đoạn trong quá trình kí kết điều ước quốc tế.

Xem đáp án

Sai. Bảo lưu điều ước quốc tế không phải là một giai đoạn trong quá trình kí kết điều ước quốc tế, mà trong mỗi giai đoạn ký kết điều ước quốc tế đều có liên quan đến bảo lưu điều ước quốc tế.


Câu 59:

Bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền tuyệt đối

Xem đáp án
Sai. bảo lưu điều ước quốc tế là một quyền nhưng không phải là quyền tuyệt đối bởi vì bị hạn chế trong các vấn đề sau: Quyền bảo lưu không được thực hiện đối với các điều ước quốc tế song phương. Đối với điều ước quốc tế da phương mà
trong đó có điều khỏan qui định điều ước quốc tế này cấm bảo lưu thì quyền bảo lưu không thực hiện được. Đối với những điều ước chỉ cho phép bảo lưu một vài điều khoản cụ thể nào đó thì quyền bảo lưu sẽ không được thực hiện đối với những
điều khoản còn lại. Đối với những điều ước cho phép quyền tự do lựa chọn điều khoản bảo lưu thì quyền bảo lưu cũng không được thực hiện đối với những điều khoản không phù hợp với mục đích & đối tượng của điều ước.

Câu 60:

Điều ước quốc tế chỉ có hiệu lực sau khi được các bên phê chuẩn
Xem đáp án
Sai nếu điều ước không cần thông qua thủ tục phê chuẩn hoặc phê duyệt thì sau khi các bên kí kết chính thức điều ước sẽ phát sinh hiệu lực

Câu 61:

Mọi điều ước quốc tế sẽ phát sinh hiệu lực sau khi kí chính thức

Xem đáp án

Sai, bởi vì có những điều ước quốc tế thông qua sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ luật quốc tế có điều khoản qui định phải thông qua giai đoạn phê chuẩn, phê duyệt nhằm xem xét kỉ lại nội dung của điều ước quốc tế trước khi ràng buộc chính thức quyền & nghĩa vụ của mình trong điều ước quốc tế thì sau khi phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước quốc tế đó mới phát sinh hiệu lực pháp luật quốc tế.


Câu 62:

Hủy bỏ điều ước quốc tế với bãi bỏ điều ước quốc tế là giống nhau
Xem đáp án
Sai, vì hủy bỏ điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương mà quốc gia nhằm chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế đối với quốc gia mình mà không cần sự cho phép của điều ước (tuy nhiên phải chứng minh rõ cơ sở để tuyên bố hủy bỏ). Bãi bỏ điều ước quốc tế cũng là tuyên bố đơn phương nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế, nhưng với điều kiện phải có sự cho phép của điều ước.

Câu 63:

Tuyên bố đơn phương do một quốc gia đưa ra nhằm chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế là tuyên bố bảo lưu

Xem đáp án

Sai, vì tuyên bố đơn phương do một quốc gia đưa ra trong việc phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế thì không làm chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế,còn tuyên bố bảo lưu là tuyên bố đơn phương của một quốc gia dưa chỉ nhằm thay đổi hoặc loại trừ hệ quả pháp lý của một hay một số điều khoản nhất định của điều ước quốc tế đối với quốc gia mình chứ không dẫn đến chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế đó. Tuyên bố đơn phương đó có thể là tuyên bố bãi bỏ hoặc tuyên bố hủy bỏ thì mới chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế.


Câu 64:

Rebus sic stantibus là điều kiện bất hợp pháp để chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế

Xem đáp án

Sai vì Rebus sic stantibus là điều kiện hợp pháp để chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế. Vấn đề này được ghi nhận trong công ước viên 1969 về luật điều ước quốc tế, tức là khi hoàn cảnh trong nước đó thay đổi căn bản dẫn đến các bên không thể thực hiện nổi điều ước quốc tế. Dây không phải là hành vi vi phạm và phải chứng minh hoàn cảnh có thực.


Câu 65:

Bảo lưu điều ước quốc tế chỉ có thể áp dụng sau khi điều ước quốc tế được phê chuẩn

Xem đáp án

Sai quyền bảo lưu được thực hiện trong tất cả các giai đoạn trong quá trình kí kết, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế kể cả khi gia nhập,tuy nhiên nếu điều ước qui định phải phê chuẩn hoặc phê duyệt mà bảo lưu lại đưa ra trong những giai đoạn đầu của quá trình kí kết thì khi phê chuẩn quốc gia phải nhắc lại điều khoản bảo lưu, nếu không nhắc lại coi như không có giá trị pháp lí.


Câu 66:

Điều ước quốc tế có ý nghĩa pháp lý là phương thức chủ yếu để xây dựng & phát triển các quan hệ pháp lý quốc tế

Xem đáp án

Đúng, vì trong quan hệ pháp luật quốc tế các qui phạm điều ước quốc tế chiếm một số lượng dáng kể, với những ưu thế của mình điều ước quốc tế là nguồn quan trọng nhất của luật quốc tế & chủ yếu để xây dựng pháp luật quốc tế và điều ước quốc tế là phương tiện chủ yếu để điều chỉnh quan hệ trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, thực hiện chính sách đối ngoại của mọi quốc gia.


Câu 67:

Cha mẹ là người khác quốc tịch, một trong 2 bên có quốc tịch VN con sinh ra sẽ có quốc tịch VN

Xem đáp án

Sai theo điều 17 khoản 2 luật quốc tịch VN, quy định về quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân VN: “Trẻ em khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân VN, còn người kia là công dân nước ngoài, thì có quốc tịch VN, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha, mẹ vào thời điểm đăng ký khai sinh cho con"


Câu 68:

Tư cách chủ thể của quốc gia là do sự công nhận
Xem đáp án

Sai, vì tư cách chủ thể của luật quốc tế là tự nhiên vốn có, khi có đủ 4 yếu tố cấu thành quốc gia, còn sự công nhận chỉ là công nhận sự tồn tại của một quốc gia


Câu 69:

Người không quốc tịch là người bị tước quốc tịch

Xem đáp án

Sai vì không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người không có quốc tịch của một nước nào, nguyên nhân là: Một người đã mất quốc tịch cũ nhưng chưa được vào quốc tịch mới (của nước mà họ đang cư trú). Một đứa trẻ sinh ra trên lãnh thổ của nước áp dụng nguyên tắc huyết thống mà cha mẹ của đứa trẻ lại là không quốc tịch. Khi có sự xung đột của pháp luật các nước về vấn đề quốc tịch. Bị tước quốc tịch là biện pháp trừng phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với công dân của mình cư trú ở nước ngoài mà phạm những trọng tội thường là tội phản bội tổ chức, gián điệp... Như vậy người không quốc tịch không nhất thiết phải là người bỏ tước quốc tịch.


Câu 70:

Luật quốc tòch VN chỉ thừa nhận nguyên tắc huyết thống
Xem đáp án

Sai, luật quốc tế VN không chỉ thừa nhận một nguyên tắc mà thừa nhận đến hai nguyên tắc và được quy đình tại luật quốc tế VN từ điều 17 cho đến điều 19 luật VN ta kết hợp nhuần nhuyễn và hài hòa 2 nguyên tắc: nguyên tắc nơi sinh (nguyên tắc lãnh thổ) và nguyên tắc huyết thống (nguyên tắc dân tộc). Với mục đích để đảm bảo cho đứa trẻ có một quốc tịch, tránh tình trạng không quốác tòch hay nhiều quốc tịch.


Câu 71:

Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường song song với đường cơ sở & cách đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải

Xem đáp án

Sai, vì nó chỉ đúng khi để phân định vùng nội thủy – lãnh hải với vùng thuộc chủ quyền quốc tế & bởi vì hai quốc gia đối diện nhau thì đường biên giới trên biển là đường trung tuyến.

Hai quốc gia có bờ biển tiếp giáp nhau thì đường biên giới trên biển là đường cách đều & đường cơ sở không song song nhau. Do đó khăng định trên là sai, chứ không phải mọi trường hợp đường biên giới của quốc gia ven biên là đường song song và cách đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải.


Câu 72:

Đường biên giới của quốc gia trên biển là đường giáp cạnh mà 2 quốc gia liên quan thỏa thuận – quy định

Xem đáp án

Sai, vì nó chỉ đúng trong trường hợp: hai quốc gia nằm liền kề. Nó sai trong trường hợp hai quốc gia nằm đối diện và không nằm liền kề quốc gia nào. Hai quốc gia đối diện nhau thì đường biên giới trên biển là đường trung tuyến. Hai quốc gia liền kề nhau thì đường biên giới trên biển là đường cách đều.


Bắt đầu thi ngay