36 câu Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 2. Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế có đáp án (Phần 2)
36 câu Trắc nghiệm Địa 11 Kết nối Bài 2. Toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế có đáp án (Phần 2)
-
46 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Toàn cầu hóa là quá trình
Xu hướng toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia về nhiều mặt kinh tế, văn hóa, khoa học, …
Đáp án cần chọn là: D
Câu 2:
Các hoạt động dịch vụ thu hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất hiện nay là
Hoạt động đầu tư ngày càng lớn vào lĩnh vực dịch vụ (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Đầu tư nước ngoài không tăng nhanh trong ngành nào dưới đây?
Trong đầu tư nước ngoài, lĩnh vực thuộc dịch vụ sản xuất và dịch vụ tiêu dùng ngày càng chiếm tỉ trọng lớn, trong đó nổi lên hàng đầu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,… Dịch vụ công cộng như giáo dục, thể thao, y tế tuy thu hút đầu tư nước ngoài nhưng ở mức thấp, với mức tăng không cao bằng.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4:
Các tổ chức tài chính quốc tế nào sau đây ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu?
Các tổ chức tài chính toàn cầu như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng tthế giới (WB)
Đáp án cần chọn là: C
Câu 5:
Tiêu cực của quá trình khu vực hóa đòi hỏi các quốc gia
Quá trình khu vực hóa thúc đẩy sự giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế giữa các nước, quá trình này cũng đòi hỏi các nước phải tự chủ về mặt kinh tế, quyền lực quốc gia.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6:
Hệ quả nào sau đây không phải là của khu vực hóa kinh tế?
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau tạo nên động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhận định khu vực hóa kinh tế làm giảm bớt sự cạnh tranh giữa các nước trong khu vực là không đúng.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 7:
Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là
Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không phải do
Do sự phát triển kinh tế không đều và sức cạnh tranh của các khu vực trên thế giới, những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.
Xuất hiện những vấn đề mang tính toàn cầu không phải là lí do hình thành các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Ý nghĩa tích cực của tự do hóa thương mại mở rộng là
Tự do hóa thương mại mở rộng là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động thương mại quốc tế của quốc gia, hàng rào thuế quan được bãi bỏ hoặc cắt giảm sẽ tạo điều kiện thông thoáng và thuận lợi cho hoạt động buôn bán xuất nhập khâu hàng hóa giữa các nước -> hàng hóa được lưu thông rộng rãi.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 10:
Hiện nay, muốn có được sức cạnh tranh kinh tế mạnh, các nước đang phát triển buộc phải
Muốn có sức cạnh tranh kinh tế, các quốc gia phải xây dựng được tiềm lực kinh tế trong nước lớn mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, khoa học công nghệ có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn (công nghiệp hiện đại) sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và năng suất lao động lớn.
=> Các nước đang phát triển cần đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như: điện tử- tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11:
Mối quan hệ giữa các quốc gia khi tiến hành toàn cầu hóa, khu vực hóa là:
- Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia (VD: Việt Nam – Nhật Bản), quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung (VD: Việt Nam trong mối quan hệ với các nước thành viên thuộc WTO, ASEAN,...).
- Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế.
-> Như vậy, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm là hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12:
Ý nào sau đây không phải là mặt thuận lợi của toàn cầu hóa kinh tế?
- Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
=> Nhận xét A, B, D đúng.
- Nhận xét C: gia tăng khoảng cách giàu nghèo, cạnh tranh giữa các nước là khó khăn, thách thức, đây không phải là thuận lợi của toàn cầu hóa.
=> Nhận xét C không đúng.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 13:
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hệ quả tích cực của toàn cầu hóa kinh tế?
Toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
=> Nhận xét A, B, D đúng.
Nhận xét C không đúng vì là nhận định nói về hệ quả tiêu cực của toàn cầu hóa.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 14:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội gì nhằm nâng cao hiệu quả phát triển của lực lượng sản xuất?
Xác định từ khóa “nhằm nâng cao hiệu quả của lực lượng sản xuất”.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa,các nước đang phát triển đã tích cực đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhanh chóng tận dụng và chuyển giao những thành tựu công nghệ hiện đại trên thế giới (về máy móc, kĩ thuật, công nghệ tự động hóa...) -> nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và có chất lượng tốt hơn.
=> Như vậy, việc tiếp nhận các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại giúp nâng cao hiệu quả của lực lượng sản xuất ở các nước đang phát triển.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15:
Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển đã tiến hành:
Xác định từ khóa “nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Toàn cầu hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước về mặt khoa học công nghệ, nhằm huy động nguồn lực, nhanh chóng tận dụng và chuyển giao những thành tựu công nghệ hiện đại trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16:
Tổ chức chi phối mạnh nhất (95%) hoạt động thương mại thế giới là
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên chi phối tới 95% hoạt động thương mại thế giới.
=> Chọn C
Đáp án cần chọn là: C
Câu 17:
Có nhiều nước ở nhiều châu lục tham gia là đặc điểm của tổ chức liên kết kinh tế nào dưới đây?
Có nhiều nước ở nhiều châu lục tham gia là đặc điểm của tổ chức liên kết kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC, với các quốc gia đến từ châu Á, châu Úc, Bắc Mĩ – Nam Mĩ
=> Chọn đáp án B
Đáp án cần chọn là: B
Câu 18:
Nhận thức không đúng về xu hướng toàn cầu hóa là
Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,… vì vậy nói toàn cầu hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về một số mặt trong lĩnh vực kinh tế là chưa đầy đủ
=> Chọn đáp án A
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19:
Sự thống nhất giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa là
Sự thống nhất giữa toàn cầu hóa và khu vực hóa là Đều thúc đẩy các nước hợp tác, mở cửa kinh tế và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.
=> Chọn đáp án B
Đáp án cần chọn là: B
Câu 20:
Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?
Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế là đầu tư nước ngoài tăng nhanh, thương mại thế giới phát triển, thị trường tài chính quốc tế mở rộng và vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng lớn
Đáp án B: Vai trò của các công ty xuyên quốc gia đang bị giảm sút là không đúng
Đáp án cần chọn là: B
Câu 21:
Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế của thế giới hiện nay không có không biểu hiện nào sau đây?
Những biểu hiện rõ nét của toàn cầu hóa
- Thương mại thế giới phát triển mạnh
- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn
=> Chọn đáp án C
Đáp án cần chọn là: C
Câu 22:
Toàn cầu hóa không dẫn đến hệ quả
Toàn cầu hóa kinh tế đã thức đẩy sản xuất phát triển và tăng trường kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường hớp tác quốc tế. Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế cũng có những mặt trái của nó, đặc biệt là làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, vậy hệ quả C không đúng
=> Chọn đáp án C
Đáp án cần chọn là: C
Câu 23:
Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là
Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là gia tăng khoảng cách giàu nghèo => Chọn A
Đáp án cần chọn là: A
Câu 24:
Mặt trái lớn nhất của toàn cầu hóa kinh tế là
Mặt trái lớn nhất của toàn cầu hóa kinh tế là gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo
Đáp án cần chọn là: A
Câu 25:
Xu hướng toàn cầu hóa là
Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,…
=> Chọn đáp án A
Đáp án cần chọn là: A
Câu 26:
Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành không do nguyên nhân nào sau đây?
Do sự phát triển kinh tế không đều và sức cạnh tranh của các khu vực trên thế giới, những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa, địa lí, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 27:
Cơ sở quan trọng để hình thành các tổ chức liên kết khu vực là
Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết với nhau thành các tổ chức liên kết kinh tế đặc thù.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 28:
Việt Nam là thành viên của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
- Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu.
- Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các quốc gia khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa, Mê-hi-cô).
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 7/1995).
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 11/1998).
Đáp án cần chọn là: D
Câu 29:
Tổ chức liên kết khu vực nào sau đây có sự tham gia của các nước ở nhiều châu lục khác nhau nhất?
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.
- Thị trường chung Nam Mĩ gồm các nước ở khu vực Nam Mỹ, thuộc châu Mỹ.
- Liên minh châu Âu (EU) gồm các nước ở khu vực Tây Âu, thuộc châu Âu.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương, các nước thành viên thuộc nhiều châu lục khác nhau: châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…), châu Đại Dương (Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân), châu Mỹ (Pê- ru, Chi-lê, Mê-xi-cô, Ca-na-đa,…).
Đáp án cần chọn là: A
Câu 30:
Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?
Thị trường chung Nam Mĩ (4 quốc gia thành lập, hiện nay có 6 thành viên)
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (10 quốc gia là thành viên)
Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (3 quốc gia thành viên)
Liên minh châu Âu (27 quốc gia).
Như vậy, Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ là có ít thành viên nhất (3 thành viên, là Hoa Kì, Mê-hi-cô và Ca-na-da).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 31:
Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
- Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu.
- Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các quốc gia khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa, Mê-hi-cô).
- Hiệp định thương mại tự do Nam Mĩ (MERCOSUR) chỉ có các nước ở khu vực Nam Mĩ là thành viên.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (The Asia-Pacific Economic Cooperation - APEC) được thành lập vào tháng 11 - 1989. Năm 2020, APEC có 21 thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của APEC từ năm 1998.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 32:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào sau đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?
Chọn B
ASEAN có 10 quốc gia châu Á tham gia, APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương) có 21 quốc gia châu Á tham gia; còn EU và NAFTA là hai liên kết khu vực không có quốc gia châu Á nào tham gia.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 33:
Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?
Chọn C
Tổ chức thương mại thế giới với 164 thành viên chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 34:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu?
Chọn D
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là MERCOSUR (Thị trường chung Nam Mĩ). Mercosur hay Mercosul, là một hiệp định thương mại tự do được thành lập vào năm 1991 giữa các nước Brazil, Argentina, Uruguay, Paraguay. Đến tháng 6 năm 2006, Mercosur kết nạp thêm Venezuela, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru hiện là các thành viên liên kết của Mercosur.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 35:
ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào sau đây?
Chọn B
ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967, tại Bangkok, Thái Lan.
Đáp án cần chọn là: B