Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

420 câu trắc nghiệm Luật hành chính có đáp án - Phần 5

  • 7515 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tổ chức xã hội không được hoạt động vì lợi nhuận. 
Xem đáp án
Định nghĩa tổ chức xã hội.
Chọn đáp án A

Câu 2:

Các quan hệ mà có một bên chủ thể là cơ quan hành chính thì đều là quan hệ pháp luật hành chính. 
Xem đáp án
Quan hệ pháp luật hành chính là những quan hệ pháp luật phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước. Quan hệ giữa cơ quan hành chính Nhà nước và bên còn lại có thể là các quan hệ như quan hệ dân sự, quan hệ lao động… Ví dụ như việc các cơ quan hành chính Nhà nước mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc của cơ quan đó chẳng hạn với người công dân. Thì đó là quan hệ dân sự – quan hệ dựa trên sự thỏa thuận, bình đẳng.
Chọn đáp án B

Câu 3:

Thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước.
Xem đáp án

Thủ tục là cách thức tiến hàn một công việc với nội dung, trình tự nhất định, theo quy định của Nhà nước. Thủ tục được quy định bởi các hoạt động quản lý do đó có 3 loại thủ tục. Thủ tục lập pháp, thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp

Thủ tục lập pháp là thủ tục làm hiến pháp và làm luật do các chủ thể sử dụng quyền lập pháp tiến hành

Thủ tục tư pháp là thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, kinh tế do các chủ thể sử dụng quyền tư pháp tiến hành

Thủ tục hành chính là cách thức tổ chức thực hiên hoạt động quản lý hành chính Nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành chính bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ thể trong quá trình giải quyết các công việc của quản lý hành chính Nhà nước.

Vì vậy khẳng định trên là sai do không phải thủ tục hành chính được thực hiện trong mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước. Có những hoạt động được các cơ quan Nhà nước thực hiện nhưng thuộc về phạm vi của thủ tục lập pháp hoặc thủ tục tư pháp.

Chọn đáp án B


Câu 5:

Văn phòng chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước. 
Xem đáp án

Văn phòng chính phủ là 1 trong 4 cơ quan ngang bộ. Trong hệ thống cơ quan hành chính: Ở cấp trung ương bao gồm chính phủ các bộ và cơ quan ngang bộ (18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ).

Ngoài lề nếu muốn tìm hiểu thêm: Ở địa phương là các Ủy ban nhân dân và 1 số cơ quan hành chính theo ngành tại địa phương bao gồm các cơ quan chuyên môn của UBND và cơ quan đại diện của bộ ở địa phương.

Các cơ quan đại diện của các Bộ tại địa phương bao gồm các cục và chi cục. Chẳng hạn như Tổng cục Thống kê có các đại diện tại các tỉnh là cục thống kê tỉnh, tại các huyện là chi cục thống kê.

Chọn đáp án A


Câu 6:

Ban thanh tra nhân dân là đơn vị cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính. 
Xem đáp án
Ban thanh tra nhân dân thuộc tổ chức tự quản vì vậy không phải cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính.
Chọn đáp án B

Câu 7:

Trong mọi trường hợp không xử phạt tiền ở mức cao nhất đối với người chưa thành niên phạm tội.
Xem đáp án
Áp dụng khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Chọn đáp án A

Câu 8:

Quan hệ pháp luật hành chính không hình thành giữa hai cá nhân công dân. 
Xem đáp án
Quan hệ pháp luật hành chính có thể hình thành khi 1 bên sử dụng quyền lực Nhà nước. Ở đây cá nhân công dân có thể là đối tượng được Nhà nước trao quyền quản lý hành chính Nhà nước trong 1 số trường hợp cụ thể. Vì vậy khẳng định trên là sai do vẫn có thể giữa 2 cá nhân công dân đó có 1 bên sử dụng quyền lực Nhà nước trong trường hợp cụ thể đối với công dân còn lại kia để thực hiện việc quản lý hành chính Nhà nước trong trường hợp cụ thể được Nhà nước giao phó.
Chọn đáp án B

Câu 9:

Khi một cá nhân hoặc tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền có thể áp dụng 2 hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền. 
Xem đáp án

Trong trường hợp người đó vi phạm hành chính nhưng thực hiện nhiều vi phạm hành chính thì sẽ có thể bị áp dụng 2 hình phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền.

Ví dụ: một người điều khiển xe mô tô vừa điều khiển xe không đúng làn đường quy định, không đội mũ bảo hiểm trên đường có quy định phải đội mũ bảo hiểm, và điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ ba xe trở lên. Người này cùng một lúc thực hiện ba hành vi vi phạm. Đối với hành vi thứ nhất bị phạt cảnh cáo, hành vi thứ hai bị phạt tiền 150.000 đồng và hành vi thứ ba bị phạt tiền 90.000 đồng, thì mức phạt chung sẽ là 240.000 đồng.

Chọn đáp án A


Câu 10:

Công dân thực hiện nghĩa vụ trong quản lý hành chính Nhà nước là sự kiện pháp lý.
Xem đáp án

Có những hành vi thực hiện nghĩa vụ không phải là sự kiện pháp lí (sự kiện pháp lí bao gồm sự biến và hành vi, sự phát sinh, chấm dứt của chúng làm cơ sở phát sinh, chấm dứt 1 quan hệ pháp luật nào đó). Có những hành vi thực hiện nghĩa vụ trong quản lý hành chính Nhà nước nhưng không làm phát sinh quan hệ pháp luật, ví dụ: đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy…

Chọn đáp án B


Câu 11:

Các biện pháp cưỡng chế hành chính chỉ áp dụng cho vi phạm hành chính. 
Xem đáp án

Cưỡng chế Nhà nước xã hội chủ nghĩa là cưỡng chế của đa số đối với thiểu số và được áp dụng trong giới hạn do pháp luật quy định 1 cách chặt chẽ. Đó là bạo lực dựa trên cơ sở pháp luật, vừa đảm bảo việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, kỷ luật Nhà nước đồng thời đảm bảo quyền lợi chính đáng của công dân, cơ quan, tổ chức có liên quan. Có 4 loại cưỡng chế Nhà nước bao gồm: Cưỡng chế hình sự, dân sự, kỷ luật, hành chính

Cưỡng chế hành chính là biện pháp cưỡng chế Nhà nước do các cơ quan và người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức có hành vi vi phạm hành chính hoặc đối với một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa vì lí do an ninh quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia.

Vậy có 1 số trường hợp cưỡng chế hành chính áp dụng cho một số cá nhân, tổ chức nhất định với mục đích ngăn chặn hay phòng ngừa vì lí do an ninh quốc phòng hoặc lợi ích quốc gia. Ví dụ như: Tạm giữ người, trưng dụng, trưng mua

Chọn đáp án B


Câu 12:

Bộ trưởng là công chức.
Xem đáp án

Điều 4 Luật cán bộ công chức có quy định rõ:

"1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật."

Bộ trưởng là cán bộ, vì bộ trưởng theo quy định của luật tổ chức chính phủ thì: ”Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, chấp thuận việc từ chức đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.”

Bộ trưởng làm việc theo nhiệm kì, trong biên chế và hưởng lương theo ngân sách Nhà nước (không thấy luật đâu ra quy định đoạn biên chế, hưởng lương nhưng cứ phán bừa theo định nghĩa cán bộ đi vì chắc chắn là cán bộ mà). Do đó bộ trưởng là cán bộ chứ không phải công chức. Nên khẳng định trên sai

Chọn đáp án B


Câu 13:

Mọi hành vi trái pháp luật hành chính đều là vi phạm pháp luật hành chính. 
Xem đáp án

Vì vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Để xác định 1 hành vi có phải vi phạm hành chính không cần xác định các dấu hiệu pháp lí của các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật này. Các yếu tố đó được quy định trong văn bản pháp luật quy định về vi phạm hành chính. Chủ yếu vi phạm hành chính được cấu thành bởi 4 yếu tố: Mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan và khách thể.

Có những hành vi trái pháp luật hành chính nhưng ở mức độ khác nhau có thể là vi phạm khác, như hành vi buôn lậu ở mức độ khác nhau thì có thể là vi phạm hình sự hoặc vi phạm hành chính. Nên có thể khẳng định rằng nhận định trên là sai

Chọn đáp án B


Câu 14:

Áp dụng pháp luật là nghĩa vụ của tất cả công dân Việt Nam. 
Xem đáp án

Áp dụng pháp luật là họat động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền vận dụng những quy phạm pháp luật thích hợp nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các cá nhân hay tổ chức trong trường hợp cụ thể đưa ra áp dụng.

Do vậy khẳng định này sai.

Chọn đáp án B


Câu 15:

Các nghị quyết của Chính phủ đều không phải là các quyết định hành chính quy phạm. 
Xem đáp án
Vì các nghị quyết của Chính phủ là các quyết định chủ đạo. Còn các nghị định của Chính phủ là quyết định quy phạm.
Chọn đáp án A

Câu 16:

Thủ tục lập biên bản là thủ tục bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính. 
Xem đáp án
Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định rõ việc xử phat hành chính không lập biên bản. Do đó thủ tục lập biên bản không phải là thủ tục bắt buộc trong xử phạt vi phạm hành chính. Điều này đảm bảo cho sự thuận tiện của việc xử phạt vi phạm hành chính.
Chọn đáp án B

Câu 17:

Chủ thể có thẩm quyền xử lý vị phạm hành chính luôn luôn có thẩm quyền thực hiện hình thức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.
Xem đáp án
Có 1 số trường hợp không thỏa mãn khẳng định trên ví như trường hợp của chiến sĩ cảnh sát giao thông có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính nhưng không có thẩm quyền áp thực hiện hình thức cưỡng chế thi hành quyết đinh xử phạt, thẩm quyền này thuộc về người có thẩm quyền khác quy định tại điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Chọn đáp án B

Câu 18:

Tất cả các quy phạm dưới luật là quyết định Hành chính. 
Xem đáp án

Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước tiến hành theo 1 trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp , đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng quy tắc đó giải quyết một công việc xã hội cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước

Vây đối với những quyết định mà không có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính thì không phải là quyết định hành chính mà là một dạng khác của quyết định pháp luật.

Chọn đáp án B


Câu 19:

Cán bộ và công chức vi phạm hành chính như nhau thì chịu trách nhiệm kỷ luật như nhau. 
Xem đáp án
Cán bộ và công chức có những hình thức kỷ luật khác nhau thể mực hiện mức kỷ luật khác nhau (Điều 78, 79 Luật cán bộ công chức), hình thức kỷ luật cao nhất của cán bộ và công chức là khác nhau, nên do đó không thể vi phạm như nhau mà chịu trách nhiệm kỷ luật như nhau.
Chọn đáp án B

Câu 20:

Mọi quyết định hành chính đều được ban hành theo thủ tục hành chính. 
Xem đáp án

Quyết định hành chính là văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể (khoản 8 Điều 2 Luật khiếu nại).

Mỗi dạng quyết định pháp luật thì có 1 trình tự, thủ tục ban hành riêng, trong đó quyết định lập pháp được tiến hành theo thủ tục lập pháp, quyết định tư pháp thì được tiến hành theo thủ tục tố tụng và quyết định hành chính thì ban hành theo thủ tục hành chính

Chọn đáp án A


Câu 21:

Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có thể áp dụng hình thức phạt tiền.
Xem đáp án
Tra luật chương thẩm quyền xử phạt hành chính, theo tớ tra thủ công thì thấy ông nào cũng có quyền phạt tiền. Nhưng thấy một bạn bảo là bộ trưởng công an hay bộ trưởng cảnh sát gì ấy không nhớ rõ tên trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính không có thể áp dụng hình thức phạt tiền.
Chọn đáp án A

Câu 22:

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt hành chính theo thủ tục hành chính. 
Xem đáp án
Hoạt động tư pháp. Trong mỗi hoạt động quản lý diễn ra trong lĩnh vực nào thì được thực hiện theo thủ tục pháp luật được quy định trong lĩnh vực đó. Ví dụ: Trong phiên tòa có người gây rối trật tự phiên tòa thì thẩm phán có thẩm quyền xử phạt hành chính theo thủ tục hành chính chứ không phải theo thủ tục tố tụng.
Chọn đáp án A

Câu 23:

Mọi văn bản là nguồn của Luật Hành chính đều được ban hành theo thủ tục hành chính. 
Xem đáp án

Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hàn theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng có liên quan và được đảm bảo bằng cưỡng chế Nhà nước.

Ta có thể kể đến trường hợp như Luật tổ chức CP, Luật tổ chức QH,… Những luật đó do Quốc hội ban hành theo thủ tục lập pháp mà không phải theo thủ tục hành chính. Nhưng trong đó có chứa đựng quy phạm pháp luật hành chính nên chúng được coi là 1 trong những nguồn của luật hành chính.

Chọn đáp án B


Câu 24:

Các cơ quan Nhà nước đều có quyền tham gia quản lý hành chính Nhà nước. 
Xem đáp án
Vì hoạt động quản lý hành chính Nhà nước rất đa dạng do đó không chỉ các cơ quan hành chính Nhà nước có quyền tham gia quan lí hành chính Nhà nước (do có chức năng quản lý hành chính Nhà nước) mà còn bao gồm cả các cơ quan Nhà nước như quốc hội, viện kiểm sát, Tòa án… Họ thực hiện hoạt động quan lí hành chính Nhà nước như việc điều chỉnh công tác nội bộ, khen thưởng,…
Chọn đáp án A

Câu 25:

Trong mọi trường hợp thẩm phán không được tư vấn về pháp luật cho cá nhân và tổ chức. 
Xem đáp án

Tư vấn pháp luật được hiểu là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật; cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ở đây thì người thực hiện tư vấn pháp luật có thể là luật sư hoặc tư vấn viên pháp luật hoặc cộng tác viên tư vấn pháp luật. Tại điều 16 Nghị định 65/2003 của CP đã quy định rõ:

"Điều 16. Cộng tác viên tư vấn pháp luật

1. Cộng tác viên tư vấn pháp luật phải có đủ điều kiện quy định tại các điểm a, c, d khoản 1 Điều 13 của Nghị định này. Người không có bằng cử nhân luật, nhưng đã có thời gian trực tiếp làm công tác pháp luật từ 10 năm trở lên có thể là cộng tác viên tư vấn pháp luật.

Cán bộ, công chức có thể làm cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật trong trường hợp việc làm cộng tác viên đó không trái với pháp luật về cán bộ, công chức…"

Chọn đáp án B


Câu 26:

Mọi văn bản quy phạm pháp luật hành chính đều do cơ quan hành chính Nhà nước ban hành. 
Xem đáp án
Thông thường các văn bản quy phạm pháp luật hành chính được ban hành bởi 1 cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên có những ăn bản do nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc 1 số cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội phối hợp ban hành.
Chọn đáp án B

Câu 27:

Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi phạm hành chính. 
Xem đáp án

Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính bao gồm:... (Luật Xử lý vi phạm hành chính)

Không phải tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có quyền sử dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính. Ví dụ như: chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ; chiến sĩ bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng không có quyền tạm giữ người.

Chọn đáp án B


Câu 28:

Trong mọi trường hợp, việc truy cứu trách nhiệm hành chính không cần xét đến thực tế là hậu quả đã xảy ra hay chưa. 
Xem đáp án
Hậu quả là thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra cho khách thể được bảo vệ. Trong hành chính thì là trật tự quản lý hành chính Nhà nước. Ở vi phạm hành chính thì không nhất thiết rằng dấu hiệu hậu quả là bắt buộc ví dụ như hành vi quay đầu xe tại nơi có biển cấm ở đây không có hậu quả. Còn hành vi khác như trong giáo trình có nêu ấy đánh rơi đồ ra gây thiệt hại gì gì đó thì mới bị phạt đó mới là cái cần có hậu quả mới là vi phạm hành chính. Mà việc truy cứu trách nhiệm hành chính khi có vi phạm hành chính xảy ra, vi phạm hành chính là cơ sở của việc truy cứu trách nhiệm hành chính.
Chọn đáp án B

Câu 29:

Khiếu nại tố cáo là biện pháp đảm bảo pháp chế. 
Xem đáp án
Pháp chế là một chế độ và trật tự pháp luật trong đó tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để và chính xác. Khi tham gia vào hoạt động khiếu nại tố cáo công dân đã thực hiện quyền và nghĩa vụ Nhà nước trao cho. Do đó khiếu nại tố cáo là biện pháp đảm bảo pháp chế.
Chọn đáp án A

Câu 30:

Mọi quan hệ pháp luật của công dân với cơ quan Nhà nước đều là quan hệ pháp luật hành chính.
Xem đáp án

Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương tới các quan hệ của quản lý hành chính Nhà nước.

Quan hệ pháp luật của công dân với cơ quan Nhà nước có nhiều loại quan hệ pháp luật khác nhau. Ví dụ như cơ quan Nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý (không có tính bắt buộc lên đối tượng quản lý), cơ quan Nhà nước bồi thường đất đai giải tỏa mặt bằng (mang tính thỏa thuận và thuyết phục)

Chọn đáp án B


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương