Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Sinh học Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản (P2)

  • 12383 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở trong động mạch, càng xa tim thì vận tốc máu càng giảm và huyết áp càng giảm.

II. Ở trong tĩnh mạch càng xa tim thì vận tốc máu càng giảm và huyết áp càng tăng.

III. Khi tăng nhịp tim thì sẽ dẫn tới làm tăng huyết áp.

IV. Ở mao mạch, máu luôn nghèo oxi.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III.

II đúng vì gần tim nhất là tĩnh mạch chủ, xa tim nhất là tĩnh mạch nhánh. Do đó, xa tim thì tổng thiết diện của mạch lớn cho nên vận tốc máu giảm. Máu chảy từ tĩnh mạch về tim cho nên càng gần tim thì huyết áp càng giảm dần và có thể bằng 0.

IV sai vì ở mao mạch phổi thì máu giàu O2.


Câu 4:

Ở côn trùng, quá trình trao đổi khí diễn ra nhờ cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Vì côn trùng trao đổi khí qua ống khí


Câu 5:

Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở tất cả các loài, hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển oxi và CO2.

II. Ở hệ tuần hoàn của côn trùng, máu được lưu thông với áp lực rất thấp.

III. Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.

IV. Một chu kì tim luôn được bắt đầu từ lúc tâm nhĩ co, sau đó đến giãn chung và đến tâm thất co.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III.

- I sai vì ở côn trùng thì hệ tuần hoàn không vận chuyển khí. Khí do hệ thống ống khí đưa đến tận các tế bào của cơ thể.

- II đúng vì côn trùng có hệ tuần hoàn hở cho nên áp lực di chuyển của máu là rất thấp.

- III đúng vì khi hở van nhĩ thất thì công suất của tim giảm. Cho nên theo cơ chế điều hòa hoạt động tim sẽ làm tăng nhịp tim để đảm bảo đủ máu đi nuôi cơ thể. Chính hiện tượng tăng nhịp tim sẽ làm suy tim.

- IV sai vì chu kì tim là: nhĩ co → thất co → giảm chung.


Câu 6:

Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Áp suất thẩm thấu được đặc trưng bởi nồng độ chất tan trong cơ thể, nó phụ thuộc vào lượng nước và các chất tan trong cơ thể.

Trong cơ thể, gan có vai trò tạo ra protein máu; thận có vai trò điều hòa lượng nước và các ion.


Câu 7:

Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền tim

II. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch

III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co

V. Huyết áp giảm dần từ động mạch →tĩnh mạch →mao mạch

VI. Huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố như: khối lượng máu ; độ quánh của máu ; độ đàn hồi của mạch máu ...

Xem đáp án

Đáp án D

I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền tim → đúng

II. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch → sai, tỉ lệ nghịch

III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể → đúng

IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co → sai, Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim co, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim giãn.

V. Huyết áp giảm dần từ động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → sai, huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch

VI. Huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố như: khối lượng máu; độ quánh của máu; độ đàn hồi của mạch máu → đúng


Câu 8:

Mao mạch là

Xem đáp án

Đáp án A

Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào


Câu 10:

Các tế bào của cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong, xảy ra qua:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 12:

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí bằng ống khí?

Xem đáp án

Đáp án B

Rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào gây ra đột biến lệch bội


Câu 13:

Một bệnh nhân bị hở van tim (van nhĩ thất đóng không kín). Nhận định nào là sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Đối với loại bài toán có sự biến đổi cấu trúc di truyền (tỉ lệ kiểu gen) qua các thế hệ của quần thể thì chúng ta cần phải đánh giá sự biến đổi tần số alen của quần thể.

Ở quần thể này, tần số A qua các thế hệ như sau:

Như vậy, Đáp án lọc tự nhiên đang chống lại alen trội A.

Trong 4 phương án mà bài toán đưa ra, chỉ có phương án B là Đáp án lọc đang chống lại alen trội (đào thải kiểu hình trội).


Câu 14:

Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi truờng được thực hiện qua da

Xem đáp án

Đáp án A

Giun đất trao đổi khí qua da 

Châu chấu trao đổi khí qua ống khí

Chim bồ câu trao đổi khí qua phổi      

Cá chép trao đổi khí qua mang


Câu 15:

Ở loài động vật nào sau đây, máu rời khỏi tâm thất luôn là máu đỏ thẫm?

Xem đáp án

Đáp án C

Cá chép là loài có tim 2 ngăn, tuần hoàn đơn. Cho nên máu rời khỏi tâm thất luôn là đỏ thẫm.
Ở cá chép; tâm thất bơm máu lên động mạch mang, sau đó đến mao mạch mang để thực hiện trao đổi khí làm cho máu đỏ thẫm thành máu đỏ tươi


Câu 16:

Dựa trên hình vẽ dạ dày và ruột ở thú ăn thịt và ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Dạ dày của thú ăn thịt lớn hơn của thú ăn thực vật.

II.Ruột non thú ăn thịt ngắn hơn thú ăn thực vật.

III. Manh tràng thú ăn thực vật phát triển và có chức năng tiêu hóa sinh học.

IV. Hình A là ống tiêu hóa của thú ăn thịt, hình B là ống tiêu hóa của thú ăn thực vật.

Xem đáp án

Đáp án C

1 sai vì dạ dày của thú ăn thịt nhỏ hơn của thú ăn thực vật do thức ăn của thú ăn thịt giàu dinh dưỡng và dễ biến đổi.

4 sai vì hình A là ống tiêu hóa của thú ăn thực vật (có manh tràng phát triển), hình B là ống tiêu hóa của thú ăn thịt.


Câu 17:

Nơi tự động phát xung đối với các hoạt động tự động của tim nằm ở đâu

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 20:

Động vật nào sau đây có dạ dày đơn

Xem đáp án

Đáp án C

- Bò, Trâu, Cừu là động vật có dạ dày kép, nhai lại (có 4 ngăn).

- Ngựa, thỏ là động vật có dạ dày đơn (nhóm này có manh tràng rất phát triển, là nơi biến đổi xenluloz nhờ vi sinh vật cộng sinh).


Câu 21:

Hệ mạch máu của người gồm: I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch. Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:

Xem đáp án

Đáp án B

Máu chảy trong hệ mạch theo chiều từ động mạch (I) à mao mạch (III) à tĩnh mạch (II).

Chú ý kiến thức liên quan:


Câu 22:

Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tình mạch.

   II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.

   III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.

   IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.

Xem đáp án

Đáp án C

I à đúng.

II à sai. Máu ở tĩnh mạch phổi giàu oxi, máu này từ phổi về tâm nhĩ trái.

III à đúng. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.

IV à  đúng. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.

Vậy có 3 phát biểu đúng là: I, III, IV.

Chú ý kiến thức liên quan:


Câu 24:

Rễ cây có thể hấp thụ ion khoáng theo cơ chế bị động, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

II. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.

III. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp, không tiêu tốn năng lượng.

IV. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp đến nơi có thế nước cao, không tiêu tốn năng lượng.

Xem đáp án

Đáp án D

Cây hấp thụ khoáng bị động bằng cách:

+ Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.

+ Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước

+ Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất.

+ Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có thế nước thấp (áp suất thẩm thấu cao) đến nơi có thế nước cao (áp suất thẩm thấu thấp), không tiêu tốn năng lượng.


Câu 25:

Khi nói đến quá trình phân giải kị khí trong hô hấp thực vật, có bao phát biểu nào sau đây sai?

I. Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước.

II. Xảy ra cây ở trong điều kiện thiếu oxi.

III. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào.

IV. Diễn ra quá 3 quá trình là đường phân, lên men và chu trình Crep.

Xem đáp án

Đáp án  A

Phân giải kị khí (đường phân và lên men):

Xảy ra khi rễ bị ngập úng, hạt bị ngâm vào nước, hay cây ở trong điều kiện thiếu oxi.

Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:

+ Đường phân là quá trình phân giải glucozơ à axit piruvic và 2 ATP.

+ Lên men là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.


Câu 27:

Vì sao quá trình tiêu hóa trong túi tiêu hóa ưu việt hơn tiêu hóa nội bào

Xem đáp án

Đáp án A

Tiêu hóa trong túi tiêu hóa chỉ ưu việt hơn tiêu hóa nội bào là có thể lấy được thức ăn có kích thước lớn. Còn tiêu hóa nội bào, những thức ăn kích thước to lớn không thể đưa vào tế bào được.


Câu 28:

Phân tích thành phần không khí hít vào và thở ra ở người người ta thu được kết quả, kết luận nào dưới đây đúng nhất:

Xem đáp án

Đáp án  A

Từ bảng số liệu cho thấy lượng O2 được cơ thể sử dụng (20,9% - 16,4% = 4,5%)

Lượng CO2 thải ra (4,1% - 0,03% = 4,07%)

Chứng tỏ O2 lấy vào không chỉ dùng cho hô hấp nội bào.


Câu 30:

Ở động vật, khi nói đến sự biến đổi thức ăn trong túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

   I. Lấy thức ăn và thải cặn bã qua lỗ miệng.

   II. Thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành chất đơn giản trong túi tiêu hóa.

   III. Thức ăn bị trộn lẫn với các chất thải.

   IV. Dịch tiêu hóa tiết ra bị hòa loãng với nước.

Xem đáp án

Đáp án C

Túi tiêu hóa được hình thành từ nhiều tế bào. Trong túi tiêu hóa thức ăn được tiêu hóa nội bào và ngoại bào. Nhờ các tế bào thành túi tiêu hóa tiết ra các enzim để tiêu hóa hóa học thức ăn. Sau đó thức ăn đang tiêu hóa dang dở sẽ được tiếp tục tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.


Câu 31:

Khi nồng độ glucôzơ trong máu dưới mức trung bình (0,6 gam/lít), có bao nhiêu phát biểu đúng về sự điều tiết của gan?

   I. Chuyển glicogen dự trữ thành glucôzơ.

   II. Tạo ra glucôzơ mới từ axit lăctic hoặc axit amin.

   III. Tổng hợp glucôzơ từ sản phẩm phân huỷ mỡ.

   IV. Tăng cường sự hấp thụ glucôzơ từ nước tiểu vào máu.

Xem đáp án

Đáp án C

Khi nồng độ glucôzơ trong máu dưới mức 0,6 gam/ lít (quá thấp) gan sẽ điều chỉnh bằng nhiều cách để làm tăng đường huyết (chuyển hóa glicogen dự trữ thành glucôzơ hoặc tổng hợp glucôzơ từ axit lactic, axit amin và các sản phẩm phân huỷ mỡ).


Câu 32:

Khi nói đến vai trò của thận trong cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   I. Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu trong máu.

   II. Khi nồng độ glucozo trong máu giảm, thận sẽ tăng cường chuyển hóa glycogen thành glucozo nhờ insulin.

   III. Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm là thận tăng thải nước.

   IV. Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng, thận tăng cường tái hấp thu nước.

Xem đáp án

Đáp án C

+ Thận tham gia điều hoà cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hoà tan trong máu.

+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi... à thận tăng cường tái hấp thu nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước và uống nước vào => giúp cân bằng áp suất thẩm thấu.

+ Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm thì thận tăng thải nước và duy trì áp suất thẩm thấu.

* Điều hòa nồng độ glucozo trong máu là nhờ vai trò của gan.


Câu 34:

Khi trời lạnh các động vật đẳng nhiệt có thể chống lạnh bằng nhiều cách khác nhau, có bao nhiêu hoạt động giúp giữ ổn định nhiệt độ cơ thể?

I. Ngủ đông.

II. Xù lông, co mạch máu dưới da.

III. Tụ tập thành bày.

IV. Giảm cường độ chuyển hóa tế bào.

Xem đáp án

Đáp án C

Khi trời lạnh, các động vật đẳng nhiệt thường chống lạnh bằng cách tăng nhiệt độ như: ngủ đông, xù lông, tụ tập bầy đàn,...

Giảm chuyển hóa tế bào à  giảm nhiệt.


Bắt đầu thi ngay