Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải
Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ nâng cao (P11)
-
12303 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
70 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào
Đáp án C
Khi huyết áp tăng tác động lên các thụ thể áp lực ở mạch máu và hình thành xung thần kinh truyền theo dây hướng tâm về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não gửi đi các tín hiệu thần kinh theo dây li tâm tới tim và mạch máu làm tim và mạch co bóp chậm và yếu, mạch giãn huyết áp trở lại bình thường.
Khi huyết áp giảm thấp, cơ chế điều hòa diễn ra tương tự và ngược lại tín hiệu thần kinh sẽ điều hoà làm cho tim và mạch máu co bóp nhanh và mạnh hơn để huyết áp trở lại bình thường
Câu 2:
Quá trình tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?
Đáp án B
- Quá trình tiêu hóa: Thức ăn được thực bào và bị phân hủy nhờ enzim thủy phân chứa trong lizôxôm. Gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn bắt mồi: Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
+ Giai đoạn biến đổi thức ăn: Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
+ Giai đoạn hấp thụ dinh dưỡng và thải bã: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
Câu 3:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về đặc điểm của giun đất thích ứng với sự trao đổi khí?
I. Các ống dẫn khí phân nhánh nhỏ dần.
II. Da luôn ẩm giúp các khí dễ dàng khuếch tán qua.
III. Dưới da có nhiều mao mạch và có sắc tố hô hấp.
IV. Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể và thể tích cơ thể (S/V) lớn.
Đáp án A
- I sai vì giung đất hô hấp qua bề mặt cơ thể chứ không hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Câu 4:
Phát biểu nào dưới đây không đúng với sự tiêu hoá thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hoá ở người
Đáp án A
Tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người
Câu 5:
Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?
(1) Lực co tim.
(2) Khối lượng máu.
(3) Nhịp tim.
(4) Số lượng hồng cầu.
(5) Độ quánh của máu.
(6) Sự đàn hồi của mạch máu.
Đáp án D
Câu 6:
Dạ đày ở những động vật nào sau đây có 4 ngăn
Đáp án D
- Ở thú ăn thực vật, dạ dày đơn (1 túi) có ở thỏ, ngựa…; dạ dày 4 ngăn như ở trâu, bò, dê, cừu…
Câu 8:
Độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện mạch của các mạch máu trong hệ mạch của cơ thể động vật được mô tả như hình sau. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng.
(1) Đường cong A, B, C trong đồ thị lần lượt biểu diễn sự thay đổi độ lớn của huyết áp, vận tốc máu và tổng tiết diện mạch của các mạch máu.
(2) Vận tốc máu và tổng tiết diện mạch nhìn chung tỉ lệ thuận với nhau.
(3) Huyết áp giảm dần từ động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
(4) Tại mao mạch, tổng tiết diện mạch là nhỏ nhất.
Đáp án A
(1) Sai. Vì B và C ngược nhau.
(2) Sai. Vì chúng nhìn chung tỉ lệ nghịch.
(3) Sai. Giảm theo trình tự Động – Mao - Tĩnh
(4) Sai. Vì mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất.
Câu 9:
Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hoá ở người
Đáp án C
- Hệ tiêu hóa của người:
+ Ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ và tuyến ruột.
=> Như vậy tuyến nước bọt không thuộc ống tiêu hóa mà thuộc tuyến tiêu hóa.
Câu 10:
Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào
Đáp án A
Sâu bọ hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết.
quá trình vận chuyển khí trong hô hấp do hệ thống các ống khí thực hiện.
Câu 13:
Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào trao đổi khí hiệu quả nhất
Đáp án D
Ở chim đường dẫn khí bao gồm phổi và hệ thống túi khí. Phổi của chim không có phế nang mà được cấu tạo bởi 1 hệ thống thành giàu mao mạch bao quanh. Không khí giàu O2 đi vào phổi và túi khí sau; KK giàu CO2 từ phổi đi vào túi khí trước. khi thở ra KK giàu O2 từ túi khí sau đi vào phổi. KK giàu CO2 từ phổi và túi khí trước đi theo đường dẫn khi ra ngoài → như vậy khi hít vào và thở ra đều có KK giàu O2 đi qua phổi để thực hiện TĐk → TĐK hiệu quả nhất trên cạn.
Câu 14:
Nội dung nào sau đây là sai?
I. Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể
II. Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ máu chảy càng lớn
III. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm
IV. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, cực tiểu lúc tim dãn
Đáp án C
I. Nhịp tim là số chu kì tim trong một phút. Động vật có kích thước càng lớn thì vòng tuần hoàn - đường đi của máu đến các cơ quan càng dài → thời gian để hoàn thành một chu kì tim lớn → nhịp tim nhỏ. Ở động vật có kích thước nhỏ thì ngược lại. → Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.
II.
– Hệ mạch xa tim dần theo thứ tự: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.
– Càng xa tim, áp lực của máu tác động lên thành mạch máu càng giảm → huyết áp càng giảm.
– Trong hệ mạch, tổng tiết diện của mạch lớn nhất là mao mạch → tĩnh mạch → động mạch. Do mặc dù tiết diện của một mao mạch nhỏ hơn động mạch và tĩnh mạch nhưng số lượng mao mạch rất lớn đẻ đảm bảo tiếp xúc với tất cả tb trong cơ thể, các động mạch và tĩnh mạch tương ứng có tiết diện tương đương nhau nhưng song song với một động mạch thì có 2 tĩnh mạch đi về nên tổng tiết diện của tĩnh mạch lớn hơn động mạch. Tốc độ máu trong mạch tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện: nhanh nhất ở động mạch (gần tim nhất) → tm (xa tim nhất)→ mm.
III. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch máu. Khi tim đập nhanh và mạnh thì lượng máu tống vào thành mạch máu nhiều và dồn dập → lực tác động lên thành mạch máu lớn → huyết áp cao. Khi tim đập chậm và yếu thì lượng máu tống vào thành mạch máu ít và từ từ → lực tác động lên thành mạch máu nhỏ → huyết áp thấp.
IV. Trong chu kì tim, khi tim co thì lượng máu tống vào thành mạch máu nhiều → lực tác động lên thành mạch máu lớn → Huyết áp cực đại (huyết áp tâm thu). Khi tim dãn thì lượng máu tống vào thành mạch máu ít → lực tác động lên thành mạch máu nhỏ → Huyết áp cực tiểu (huyết áp tâm trương).
Câu 15:
Trật tự tiêu hóa thức ăn trong dạ dày ở trâu như thế nào
Đáp án D
Quá trình tiêu hóa trong dạ dày 4 ngăn diễn ra như sau: thức ăn được nhai qua loa ở miệng rồi nuốt vào dạ cỏ → khoảng 30 – 60 phút sau khi ngừng ăn, thức ăn đã được lên men chuyển sang dạ tổ ong → ợ lên miệng để nhai lại cho kĩ → dạ lá sách để hấp thụ bớt nước → chuyển sang dạ múi khế (tiết enzim pepsin và HCl tiêu hóa protein có trong vi sinh vật và cỏ).
Câu 16:
Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?
Đáp án D
Không khí khi hít vào có nồng độ O2 cao hơn trong tế bào (do trong tế bào thực hiện quá trình hô hấp tiêu tốn O2)→ theo chiều gradien nồng độ O2 sẽ di chuyển từ các phế nang (ở phổi) vào các mao mạch để đưa đến các tế bào đồng thời khí CO2 từ các tế bào khuếch tán vào máu đến các phế nang rồi thở ra ngoài nên nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi và nồng độ CO2 khi thở ra cao hơn khi hít vào.
Câu 17:
Tiêu hoá thức ăn là quá trình
Đáp án B
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Trong thức ăn, có những chất cơ thể không thể hấp thụ được. Quá trình tiêu hóa biến những chất đó thành những chất cơ thể có thể hấp thụ (đồng thời cũng thải bỏ các chất bã). Quá trình này bao gồm hoạt động tiêu hóa cơ học (nhai, nghiền thức ăn…) và tiêu hóa hóa học (tiết enzim phân giải thức ăn).
Câu 18:
Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?
Đáp án C
Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và ĐVCXS. Trong hệ tuần hoàn kín máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 19:
Một tài xế taxi cân nặng 55kg nếu uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 2‰. Có khoảng 1,5g rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho 10kg khối lượng cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát đã bắt được anh ta sau đó 3 giờ và khi thử mẫu máu của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1‰
Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
(1) Lúc người tài xế này gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 1,49‰
(2) Khi một người uống quá nhiều rượu thì tế bào gan hoạt động để cơ thể không bị đầu độc.
(3) Trong tế bào gan, Lizoxom và bộ máy Golgi tạo những túi tiết để bài xuất chất độc ra khỏi tế bào.
(4) Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích mỡ trong tế bào gan, xảy ra ở những người uống rượu nhiều.
Đáp án B
(1) sai
Trong 1 giờ:
10 kg khối lượng cơ thể → bài tiết 1,5 g rượu
55 kg → bài tiết 8,25 g rượu.
Trong 3 giờ: Người tài xế bài tiết 8,25 × 3 = 24,75 g rượu.
Hàm lượng rượu trong máu:
2‰→ 100 g rượu
1‰→ 50 g rượu
→ Ngay khi xảy ra tai nạn, người tài xế chứa 24,75 + 50= 74,75 gam rượu.
→ Hàm lượng rượu trong máu của người tài xế lúc gây tai nạn:
(74,75 : 100) × 2 = 1,495
(2) Đúng
(3) Sai. Lưới nội chất trơn tham gia đào thải chất độc.
(4) Đúng.
Câu 20:
Quá trình tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa chủ yếu diễn ra như thế nào
Đáp án C
* Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hoá
- Đại diện: Ruột khoang, giun dẹp.
- Cơ quan tiêu hóa: Túi tiêu hóa
- Túi tiêu hóa:
+ Hình túi, cấu tạo từ nhiều tế bào.
+ Có một lỗ thông duy nhất (làm miệng và hậu môn).
+ Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết ra enzim tiêu hóa.
- Quá trình tiêu hóa:
+Tiêu hóa ngoại bào (chủ yếu): Tế bào trên thành túi tiết ra enzim tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn.
+ Tiêu hóa nội bào: Thức ăn đang tiêu hóa dang dở tiếp tục được tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
- Hình thức tiêu hóa: Nội bào và ngoại bào.
Câu 21:
Những động vật ăn thực vật có dạ dày 4 ngăn là
Đáp án D
- Ngựa, thỏ, chuột… có dạ dày đơn.
- Trâu, bò, cừu, dê… có dạ dày 4 ngăn.
Câu 23:
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch
Đáp án B
- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
- Huyết áp giảm dần trong hệ mạch: Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, giảm dần qua các mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
Câu 25:
Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh chết vì
Đáp án A
- Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí:
+ Bề mặt trao đổi khí rộng (tỉ lệ giữa diện tích bề mặt trao đổi khí và thể tích cơ thể lớn).
+ Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
+ Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có nhiều sắc tố hô hấp.
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
Câu 26:
Trong phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa?
(1) Ống tiêu hóa phân hóa thành những bộ phận khác nhau có tác dụng làm tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
(2) Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân); thức ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải.
(3) Trong ống tiêu hóa dịch tiêu hóa không bị hòa loãng, còn trong túi tiêu hóa, dịch tiêu hóa bị hòa loãng với rất nhiều nước.
(4) Tiêu hóa thức ăn được diễn ra bên trong tế bào nhờ biến đổi cơ học và hóa học trở thành chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
Đáp án C
(1), (2), (3) đúng.
(4) sai vì chỉ đúng với tiêu hóa ở ống tiêu hóa, còn ở túi tiêu hóa không có tiêu hóa cơ học…
Câu 27:
Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu giảm diễn ra theo trật tự nào?
Đáp án A
Câu 28:
Nghiên cứu hình ảnh sau đây về cấu tạo dạ dày ở một nhóm loài động vật và các phát biểu tương ứng:
(1) được gọi là dạ cỏ, là nơi có một số vi sinh vật cộng sinh có khả năng phân giải xenlulôzơ.
(2) được gọi là dạ lá sách, là cỏ đã lên men bởi vi sinh vật được hấp thụ bớt glucose và sau đó được ợ lên miệng để nhai lại.
(3) được gọi là dạ tổ ong, là lưu trữ nơi thức ăn sau khi được nhai kỹ ở miệng và được hấp thụ bớt nước trước khi chuyển vào (4).
(4) được gọi là dạ múi khế, được xem là dạ dày chính thức ở động vật nhai lại, dạ múi khế có chứa pepsin và HCl để tiêu hóa protein chứa trong cỏ và được tạo ra bởi vi sinh vật.
(5) Quá trình tiêu hóa diễn ra ở (3) là quá trình chủ yếu giúp biến đổi xenlulôzơ và tạo ra nguồn cung cấp phần lớn protein cho động vật nhai lại.
(6) Quá trình tiêu hóa ở nhóm động vật này gồm ba quá trình biến đổi cơ học, biến đổi sinh học và biến đổi hóa học.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án C
(2) sai vì là dạ tổ ong
(3) sai vì là dạ lá sách
(5) sai vì là dạ múi khế
Câu 31:
Dạ đày ở những động vật nào sau đây có 4 ngăn
Đáp án D
- Ở thú ăn thực vật, dạ dày đơn (1 túi) có ở thỏ, ngựa…; dạ dày 4 ngăn như ở trâu, bò, dê, cừu…
Câu 32:
Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hoá ở người
Đáp án C
- Hệ tiêu hóa của người:
+ Ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ và tuyến ruột.
=> Như vậy gan không thuộc ống tiêu hóa mà thuộc tuyến tiêu hóa.
Câu 34:
Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào?
(1) Lực co tim.
(2) Khối lượng máu.
(3) Nhịp tim.
(4) Số lượng hồng cầu.
(5) Độ quánh của máu.
(6) Sự đàn hồi của mạch máu.
Đáp án D
Câu 35:
Bộ phận nào sau đây không thuộc ống tiêu hoá ở người
Đáp án C
- Hệ tiêu hóa của người:
+ Ống tiêu hóa: Miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → hậu môn.
+ Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ và tuyến ruột.
=> Như vậy tuyến nước bọt không thuộc ống tiêu hóa mà thuộc tuyến tiêu hóa.
Câu 36:
Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào
Đáp án B
- Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau
- Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
- Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài
- Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống.
Câu 37:
Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp
Đáp án B
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch. Huyết áp hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phân từ máu.
Câu 38:
Cơ chế duy trì huyết áp diễn ra theo trật tự nào
Đáp án C
Đ/A: Khi huyết áp tăng tác động lên các thụ thể áp lực ở mạch máu và hình thành xung thần kinh truyền theo dây hướng tâm về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não gửi đi các tín hiệu thần kinh theo dây li tâm tới tim và mạch máu làm tim và mạch co bóp chậm và yếu, mạch giãn huyết áp trở lại bình thường.
Khi huyết áp giảm thấp, cơ chế điều hòa diễn ra tương tự và ngược lại tín hiệu thần kinh sẽ điều hoà làm cho tim và mạch máu co bóp nhanh và mạnh hơn để huyết áp trở lại bình thường.
Câu 39:
Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang
Đáp án D
Cá hô hấp bằng mang.
Khi cá thở vào: Cửa miệng cá mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng dẫn đến thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang.
Khi cá thở ra: của miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm giảm thể tích khoang miệng, áp lực trong khoang miệng tăng lên có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng đi qua mang.
Nhờ hoạt động nhịp nhàng của của miệng, thềm miệng và nắp mang nên dòng nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như là liên tục.
Hiện tượng dòng chảy song song và ngược: Dòng nước chảy bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng chảy trong mao mạch của mang. Nếu dòng nước chảy bên ngoài mao mạch mang cùng chiều với dòng máu chảy trong mao mạch mang thì hiệu quả trao đổi khí sẽ kém hơn.
Câu 40:
Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào
Đáp án A
Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao làm tuyến tụy tiết ra insulin → gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ → nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định.
Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ làm nồng độ glucôzơ trong máu giảm → tuyết tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu → nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định.
Câu 41:
Trong các dịch tiêu hoá sau đây, loại dịch tiêu hoá nào có chứa enzim tiêu hoá thức ăn?
1. Nước bọt
2. Dịch vị
3. Dịch mật
4. Dịch tuỵ
5. Dịch ruột
Đáp án A
+ Nước bọt chứa enzim amylase phân giải tinh bột → glucose.
+ Dịch vị do tuyến vị trong dạ dày tiết ra. Nó bao gồm HCl và enzim pepsin giúp phân giải protein.
+ Dịch tụy chứa nhiều loại enzim tiêu hóa như tripsin, protease…
+ Dịch ruột chứa nhiều loại enzim phân giải đường, protein, lipid…
+ Dịch mật không chứa enzim tiêu hóa mà chứa các muối mật giúp hỗ trợ tiêu hóa thức ăn.
Câu 42:
Khi cá thở ra, diễn biến nào diễn ra dưới đây đúng
Đáp án D
Khi cá thở vào: Cửa miệng cá mở ra, thềm miệng hạ thấp xuống, nắp mang đóng dẫn đến thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang.
Khi cá thở ra: của miệng cá đóng lại, thềm miệng nâng lên, nắp mang mở ra làm giảm thể tích khoang miệng, áp lực trong khoang miệng tăng lên có tác dụng đẩy nước từ khoang miệng đi qua mang.
Câu 44:
Hệ tuần hoàn kép có ở những động vật nào
Đáp án A
Hệ tuần hoàn kép có ở ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
Câu 45:
Hô hấp ngoài là
Đáp án D
Hô hấp ngoài: là quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài thông qua bề mặt trao đổi khí ( phổi, mang, da) giữa cơ thể và môi trường → cung cấp oxi cho hô hấp tế bào, thải CO2 từ hô hấp trong ra ngoài.
Câu 46:
Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?
Đáp án C
Việc nuôi các loài cá có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau có thể tận dụng được diện tích ao nuôi, tận thu các nguồn thức ăn khác nhau mà không sợ xảy ra sự cạnh tranh giữa các loài và không làm ảnh hưởng đến sản lượng cá của từng loài.
Câu 47:
Các hình dưới đây lần lượt mô tả quá trình tiêu hóa thức ăn ở trùng giày và thủy tức.
Điểm khác nhau giữa quá trình tiêu hóa ở trùng giày và quá trình tiêu hóa ở thủy tức là
Đáp án C
1. Quá trình tiêu hóa ở trùng giày
- Trùng giày chưa có cơ quan tiêu hóa nên quá trình tiêu hóa diễn ra trong tế bào (gọi là tiêu hóa nội bào).
- Gồm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn bắt mồi: Màng tế bào lõm dần vào, hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong.
+ Giai đoạn biến đổi thức ăn: Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa. Các enzim của lizôxôm vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
+ Giai đoạn hấp thụ dinh dưỡng và thải bã: Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ từ không bào tiêu hóa vào tế bào chất. Riêng phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được thải ra khỏi tế bào theo kiểu xuất bào.
2. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức
- Thủy tức có cơ quan tiêu hóa là túi tiêu hóa.
- Túi tiêu hóa:
+ Hình túi, cấu tạo từ nhiều tế bào.
+ Có một lỗ thông duy nhất vừa làm chức năng miệng vừa làm chức năng hậu môn.
+ Trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết ra enzim tiêu hóa.
- Túi tiêu hóa không có khả năng co bóp nên không có tiêu hóa cơ học.
- Quá trình tiêu hóa:
+ Thức ăn qua lỗ miệng vào túi tiêu hóa.
+ Tiêu hóa ngoại bào (chủ yếu): Tế bào trên thành túi tiết ra enzim tiêu hóa để tiêu hóa hóa học thức ăn.
+ Tiêu hóa nội bào: Thức ăn đang tiêu hóa dang dở tiếp tục được tiêu hóa nội bào trong tế bào của thành túi tiêu hóa.
Câu 48:
Phát biểu không đúng khi nói về sự trao đổi khí qua da của giun đất
Đáp án D
Phương án D không đúng vì quá trình trao đổi khí qua bề mặt trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán. Ở giun đất, để khí O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua da cần phải có sự trên lệch về nồng độ O2 và CO2 giữa bên trong và bên ngoài cơ thể.