Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Sinh học Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản (P5)

  • 12209 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong máu, hệ đệm đóng vai trò mạnh nhất là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong máu, hệ đệm đóng vai trò mạnh nhất là hệ đệm protêinat


Câu 2:

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào

Xem đáp án

Đáp án B

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự: Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ (co) và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puockin → tâm thất co


Câu 4:

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí ta chia ra 4 hình thức hô hấp:

- Hô hấp qua bề mặt cơ thể

- Hô hấp qua mang

- Hô hấp qua ống khí

-  Hô hấp bằng phổi


Câu 5:

Huyết áp của một người là 120/70 biểu thị cái gì

Xem đáp án

Đáp án C

Huyết áp của một người là 120/70 biểu thị: Áp suất của động mạch khi tim co / áp suất của động mạch khi tim giãn.


Câu 6:

Ông Hải, 50 tuổi, người Việt Nam khi đo huyết áp thu được kết quả hiện trên máy như hình bên

Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng:

I. Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) bằng 140mmHg.

II. Huyết áp tâm trương ( ứng với lúc tim dãn) bằng 90mmHg.

III. Nếu bác sỹ do huyết áp cho ông Hải bằng huyết áp kế đồng hồ thi khi nghe thấy tiếng tim đập đầu tiên là lúc kim đồng hồ chi vào số 90

 IV. nếu kỹ thuật và kết quả đo chính xác thì ông Hải bị bệnh cao huyết áp

Xem đáp án

Đáp án A

Vận dụng kiến thức trong bài 21 SGK Sinh 11 cơ bản : THỰC HÀNH : đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người

Phân tích kết quả :

140mmHg là huyết áp tâm thu tương ứng với khi tim co

90mmHg là huyết áp tâm trương tương ứng với khi tim dãn

Xét các phát biểu

I đúng

II đúng

III sai, tiếng nghe thấy đầu tiên ứng với huyết áp tối đa 140mmHg

IV đúng, huyết áp tối đa ở người Việt Nam trưởng thành là 110 – 120mmHg


Câu 7:

Đặc điểm không đúng ở hệ tiêu hóa của thú ăn thịt

Xem đáp án

Đáp án B

Phát biểu sai là B, manh tràng ở thú ăn thịt kém phát triển


Câu 8:

Khi nói về tiêu hóa của động vật đơn bào, phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Đáp án C

Các động vật đơn bào như trùng roi… quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào; thức ăn được tiếp nhận bằng hình thức thực bào và nhờ các enzim thủy phân chứa trong lizoxom mà thức ăn được tiêu hóa, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể


Câu 9:

Các loại côn trùng thực hiện trao đổi khí với môi trường bằng hình thức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

-Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí.

-Hô hấp bằng mang gặp ở các loài sống dưới nước.

-Hô hấp bằng phổi chủ yếu gặp ở các loài động vật bậc cao.

STUDY TIP:

Hô hấp qua bề mặt cơ thể (da) hầu như ở loài động vật nào cũng gặp nhưng không phải là chính, ví dụ như ở động vật bậc cao thì phổi tuy bé, nhưng có rất nhiều phế nang, khi trải diện tích ra thì gấp rất nhiều lần so với bề mặt cơ thể. Hô hấp loại này là loại hô hấp chính ở các loài lưỡng cư như ếch nhái…


Câu 11:

Loài động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề mặt cơ thể?

Xem đáp án

Đáp án A

Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể diễn ra ở động vật đơn bào và đa bào bậc thấp (giun tròn, giun dẹp, giun đốt và ruột khoang).

Trai sông và tôm là những loài hô hấp bằng mang ; Thỏ hô hấp bằng phổi


Câu 12:

Khi nói về sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Vì ở ruột già chủ yếu là hoạt động tái hấp thu nước


Câu 13:

Ở chim, thức ăn sau khi được đi vào miệng thì sẽ di chuyển qua các cơ quan theo tuần tự nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Vì dạ dày tuyến nằm trung gian giữa diều và dạ dày cơ


Câu 14:

Trong hệ dẫn truyền tim ở người, nút xoang nhĩ nằm ở cấu trúc nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Nút xoang nhĩ nằm ở thành tâm nhĩ phải, chỗ tiếp giáp với tĩnh mạch chủ trên. Nút xoang nhỉ phát xung khoảng 80 – 100 nhịp/phút và là nút dẫn nhịp cho tim, nhận sợi giao cảm và sợi của dây phó giao cảm (dây X).


Câu 15:

Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở

Xem đáp án

Đáp án C

A. Thực quản là ống dẫn thức ăn từ miệng xuống dạ dày không có tiêu hóa hóa học

B. Dạ dày chủ yếu là tiêu hóa cơ học 1 phần được tiêu hóa hóa học bởi pepsin

C. Ruột non chứa nhiều enzim tiêu hóa là nơi tiêu hóa hóa học chủ yếu.

D. Ruột già hấp thu lại nước từ thức ăn sau khi được hấp thụ hết chất dinh dưỡng


Câu 16:

Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường qua bề mặt cơ thể?

(1) Thủy tức.   (2) Trai sông.

(3) Tôm.         (4) Giun tròn.

(5) Giun dẹp.

Xem đáp án

Đáp án D

Các loài hô hấp qua bề mặt cơ thể là: ruột khoang, giun dẹp, giun tròn → (1, 4, 5).

Tôm và trai sông hô hấp qua mang.


Câu 17:

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật có bao nhiêu hình thức hô hấp

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào bề mặt trao đổi khí, ở động vật ta chia ra 4 hình thức hô hấp:

- Hô hấp qua bề mặt cơ thể

- Hô hấp qua mang

- Hô hấp qua ống khí

- Hô hấp bằng phổi


Câu 18:

Cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch

Xem đáp án

Đáp án D

Hoạt động trao đổi khí ở cá xương tuân theo nguyên tắc dòng chảy song song ngược chiều giúp tăng hiệu quả trao đổi khí, cá xương lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang


Câu 19:

Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

Xem đáp án

Đáp án B

Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm


Câu 20:

Ở động vật nhai lại, ngăn nào của dạ dày có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp

Xem đáp án

Đáp án D

Ở động vật nhai lại, dạ múi khế có chức năng giống như dạ dày của thú ăn thịt và ăn tạp.


Câu 21:

Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

- Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu.

- Gan tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ của các chất hòa tan trong máu như glucozo…


Câu 22:

Khi nói về tiêu hóa ở động vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Không phải tất cả động vật ăn cỏ đều là động vật nhai lại. Một số loài như ngựa, thỏ không có hoạt động nhai lại


Câu 23:

Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tổng tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Tĩnh mạch chủ là nơi có huyết áp thấp nhất, mao mạch là nơi có vận tốc máu thấp nhất.

STUDY TIP:

Trong hệ mạch, vận tốc máu giảm dần từ động mạch chủ " tiểu động mạch "mao mạch và tăng dần từ mao mạch " tiểu tĩnh mạch "tĩnh mạch chủ. Sự thay đổi vận tốc máu có liên quan đến sự thay đổi tổng tiết diện của hệ mạch. Trong đó, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ đến mao mạch, giảm dần từ mao mạch đến tĩnh mạch chủ.


Câu 24:

Hệ tuần hoàn kín không có đặc điểm nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án C

Hệ tuần hoàn kín điển hình có tim, mạch; hệ mạch gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và dịch mô bao quanh tế bào, dịch tuần hoàn tiếp xúc với các tế bào thông qua dịch mô.

STUDY TIP

Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào là đặc điểm của hệ tuần hoàn hở. Ở những loài này chưa có mao mạch. Với hệ tuần hoàn hở, áp lực máu chảy thấp hơn so với hệ tuần hoàn kín


Câu 25:

Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có ống tiêu hóa, cho các phát biểu sau:

I. Ở khoang miệng, thức ăn được tiêu hóa cơ học là chính, không có quá trình tiêu hóa hóa học.

II. Ở dạ dày, quá trính tiêu hóa hóa học diễn ra mạnh hơn ở ruột non.

III. Đối với các động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa sinh học diễn ra chủ yếu ở dạ tổ ong.

IV. Ruột non có cả quá trình tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có phát biểu số IV đúng.

-I sai: Khoang miệng là phần đầu của ống tiêu hóa, có chức năng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học bước đầu đối với thức ăn. Đối với bọn sử dụng thức ăn là tinh bột thì quả trình tiêu hóa hóa học ở đây là chuyển tinh bột chín thành đường glucoz (dưới tác dụng của amilase và mantase). Còn đối với bọn động vật nhai lại, nước bọt ở khoang miệng còn có tác dụng trung hòa axit hữu cơ sinh ra do quá trình lên men ở dạ cỏ, giúp ổn định độ pH ở dạ cỏ.

-II sai: Dạ dày tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học một phần thức ăn, chuẩn bị cho giai đoạn tiêu hóa chính ở ruột non. Quá trình tiêu hóa hóa học ở ruột non diễn ra mạnh hơn ở dạ dày với hệ enzim tiêu hóa đa dạng.

-III sai: Ở động vật nhai lại, dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách được gọi chung là dạ dày trước, trong đó dạ cỏ là nơi diễn ra sự tiêu hóa sinh học mạnh nhất, hai phần còn lại đóng vai trò hỗ trợ là chính.

-IV đúng: Ruột non là nơi tiêu hóa hấp thu chính, sự tiêu hóa hóa học ở đây diễn ra mạnh mẽ dưới tác động của hệ enzim dịch tụy, dịch ruột. Bên cạnh đó còn có quá trình tiêu hóa cơ học là các cử động của ruột non bao gồm các dạng chính là cử động lắc lư, cử động co vòng từng đoạn, cử động nhu động và cử động của lông ruột.


Câu 26:

Ở thú ăn thịt, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án B

Thú ăn thịt có cơ quan tiêu hoá hoàn chỉnh với ống tiêu hoá do đó quá trình tiêu hóa diễn ra hoàn toàn bên ngoài tế bào (trong ống tiêu hoá) gọi là tiêu hoá ngoại bào.


Câu 27:

Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn máu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

1. Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể với một áp lực thấp.

2. Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí.

3. Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô.

4. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo một chiều nhất định.

Xem đáp án

Đáp án D

Cả 4 phát biểu đều đúng.

-I đúng: Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể với một áp lực thấp. Những loài động vật này thường có kích thước cơ thể nhỏ và cấu tạo tim đơn giản. Khi tim co, máu được đẩy vào xoang cơ thể với áp lực thấp và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để tiến hành quá trình trao đổi chất.

-II đúng: Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí. Châu chấu có hệ tuần hoàn hở.

-III đúng: Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô. Dịch mô được hình thành từ máu do sự thấm lọc qua thành mao mạch.

-IV đúng: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo một chiều nhất định. Ở những loài này có cấu tạo tim phức tạp và hệ mạch đầy đủ. Khi tim co bóp sẽ đẩy máu vào các động mạch với một áp lực lớn.

STUDY TIP

Đa số động vật thì hệ tuần hoàn có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng và chất khí cũng như các sản phẩm trao đổi chất. Nhưng ở lớp sâu bọ, trong đó có châu chấu thì hệ tuần hoàn chỉ có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết mà không thực hiện chức năng vận chuyển khí. Các tế bào trao đổi khí trực tiếp với bên ngoài thông qua hệ thống ống khí


Câu 28:

Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiết diện lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án D

Trong hệ mạch, mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất.

STUDY TIP

Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch. Tổng tiết diện càng lớn thì tốc độ máu càng giảm và ngược lại tổng tiết diện càng nhỏ thì tốc độ máu càng nhanh. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tốc độ giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy với tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nền tốc độ máu tăng dần


Câu 29:

Khi nói về quá trình tiêu hóa ở chim và gia cầm, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau?

I. Sự biến đổi cơ học của thức ăn không có ý nghĩa đối với quá trình tiêu hóa thức ăn.

II. Ở dạ dày không có sự biến đổi hóa học thức ăn

III. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày quan trọng hơn so với ruột non.

IV. Dạ dày cơ biến đổi cơ học, dạ dày tuyến có vai trò biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa thức ăn

Xem đáp án

Đáp án B

Chỉ có phát biểu số IV đúng.

Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học đều có ý nghĩa nhất định đối với quá trình tiêu hóa thức ăn. Ở dạ dày của chim, gia cầm tiêu hóa cơ học và hóa học xảy ra đồng thời, tuy nhiên quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở ruột non.

Dạ dày cơ có vai trò biến đổi cơ học, dạ dày tuyền có vai trò biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa.


Câu 30:

Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở cơ quan

Xem đáp án

Đáp án C

Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở ruột non, vì ruột non tiết ra nhiều các loại enzim phân giải phần lớn các chất để co thể hấp thu.


Câu 31:

Khi nói về tiêu hóa ở gà, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.     Vừa có tiêu hóa hóa học vừa có tiêu hóa cơ học.

II.   Dạ dạy tuyến nằm giữa diều và dạ dày cơ.

III. Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở dạ dày cơ.

IV. Diều là cơ quan dự trữ thức ăn.

Xem đáp án

Đáp án A

Cả 4 phát biểu đều đúng.

Gà thuộc lớp chim cho nên có tiêu hóa cơ học và hóa học; trong đó tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở ruột non; Tiêu hóa cơ học chủ yếu diễn ra ở dạ dày cơ; Diều là cơ quan dự trữ thức ăn; Dạ dày tuyến nằm trước dạ dày cơ để tiết enzim và HCl vào dạ dày cơ


Câu 32:

Nhóm nào dưới đây gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 33:

Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí ở động vật, có bao nhiêu đặc điểm giúp tăng hiệu quả trao đổi khí?

I. Diện tích bề mặt lớn.

II. Bề mặt trao đổi khí có độ dày lớn.

III. Luôn ẩm ướt.

IV. Có rất nhiều mao mạch.

V. Có sắc tố hô hấp

Xem đáp án

Đáp án C

Để nâng cao hiệu quả trao đổi khí, bề mặt trao đổi khí cần có diện tích lớn, có sắc tố hô hấp, có sự lưu thông khí thường xuyên diễn ra, luôn ẩm ướt và có hệ mao mạch dày đặc, cùng với đó là độ dày của bề mặt trao đổi khí nhỏ. Khi độ dày càng lớn thì sự trao đổi khí càng khó thực hiện, dẫn đến là giảm hiệu quả trao đổi khí.

Vậy, trừ đặc điểm II là không đúng, các đặc điểm còn lại là đúng


Câu 35:

Cho các loài động vật thuộc các lớp: Côn trùng, lưỡng cư, cá, chim, giáp xác. Cho các phát biểu sau:

I. Lưỡng cư chỉ hô hấp bằng da.

II. Loài hô hấp được như ống khí hoặc khí quản thuộc lớp cá.

III. Các loài thuộc lớp bò sát, chim, thú hô hấp bằng phổi.

IV. Các loài thuộc lớp côn trùng, giáp xác, cá hô hấp bằng mang.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

Chỉ có phát biểu số III đúng.

I sai, lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi.

II sai, loài hô hấp được như ống khi hoặc khí quản thuộc lớp côn trùng. Lớp cá hô hấp bằng mang.

IV sai, chỉ có lớp cá và giáp xác hô hấp bằng mang. (Giáp xác thấp không có cơ quan hô hấp riêng biệt mà hô hấp qua bề mặt cơ thể). Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí.


Bắt đầu thi ngay