Đề thi giữa kì 2 Địa Lí 11 (Đề 4 - có đáp án và thang điểm chi tiết)
-
17248 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhận xét không chính xác về ngành giao thông vận tải của LB Nga?
Đáp án B
SGK/70, địa lí 11 cơ bản
Câu 2:
Vùng kinh tế lâu đời và phát triển nhất của Liên Bang Nga là
Đáp án A
Vùng kinh tế Trung ương là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. Mát-xcơ-va là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của vùng và cả nước
Câu 3:
Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho diện tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm
Đáp án C
SGK/81, địa lí 11 cơ bản
Câu 4:
Sản phẩm nào không phải là sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chế tạo của Nhật Bản
Đáp án C
Rôbôt là sản phẩm của ngành sản xuất điện tử
Câu 5:
Nhật Bản đứng thứ bao nhiêu thế giới về vi mạch và chất bán dẫn
Đáp án A
SGK/79, địa lí 11 cơ bản
Câu 6:
Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là
Đáp án A
Biên giới của Trung Quốc với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc. Ví dụ: dãy Côn Luân, Dãy Himalaya, dãy Thiên Sơn; các hoang mạc như hoang mạc Tacla Macan
Câu 7:
Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua
Đáp án C
Sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua: sự khác biệt (phân hóa) giữa miền Đông và miền Tây về địa hình, khí hậu, khoáng sản, sinh vật, sông ngòi
Câu 8:
Hướng nghiêng chính của địa hình Trung Quốc
Đáp án A
Địa hình Trung Quốc cao ở phía Tây, thấp dần về phía Đông
Câu 9:
Ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên nhật bản đối với phát triển kinh tế
* Thuận lợi
- Gần thị trường rộng lớn, có nguồn lao động dồi dào, lại nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới. (0,5 điểm)
- Biển phần lớn không bị đóng băng, lại có nhiều ngư trường lớn với các loại cá phong phú thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. (0,5 điểm)
- Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ. (0,25 điểm)
- Sông ngòi có giá trị thủy điện. (0,25 điểm)
- Khí hậu nằm trong khu vực gió mùa, mưa nhiều và có sự phân hóa đã giúp cho cơ cấu cây trồng đa dạng, phát triển nền nông nghiệp đa dạng. (0,5 điểm)
* Khó khăn
- Địa hình chủ yếu là đồi núi, đồng bằng nhỏ hẹp, thiếu đất trồng trọt. (0,5 điểm)
- Là nước nghèo tài nguyên khoáng sản. (0,5 điểm)
- Thiên nhiên khắc nghiệt, có hơn 80 ngọn núi lửa hoạt động mỗi năm, có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần. (0,5 điểm)
- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước. (0,5 điểm)
Câu 10:
Dựa vào hình dưới đây, nhận xét và giải thích sự khác nhau về phân bố sản xuất nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc?
* Nhận xét:
- Miền Tây chủ yếu là chăn nuôi: Cừu, ngựa. (0,25 điểm)
- Miền Đông: Là vùng nông nghiệp chính, phát triển mạnh. (0,25 điểm)
- Các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc trồng lúa mì, ngô, củ cải đường. (0,25 điểm)
- Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè, bông. (0,25 điểm)
* Giải thích:
- Miền Đông có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp: địa hình thấp; có các đồng bằng châu thổ’ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ và đây là nơi có hạ lưu của các con sông lớn, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, có điều kiện kinh tế-xã hội: Dân cư đông đúc, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, thị trường tiêu thụ lớn; dông dân, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, sự hỗ trợ của công nghiệp,… (0,75 điểm)
- Miền Tây là các dãy núi cao, sơn nguyên, khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt không thích hợp cho nông nghiệp. Chủ yếu là đồng cỏ nên có thể chăn nuôi. (0,25 điểm)