Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 2 (có đáp án): Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (phần 3)
Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế (phần 3)
-
2613 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?
Đáp án A.
Giải thích: Đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia là:
- Phạm vi hoạt động nhiều quốc gia khác nhau.
- Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn.
- Chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.
Câu 2:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là
Đáp án D.
Giải thích: Tổ chức liên kết kinh tế khu vực có đa số các nước thành viên nằm ở Nam bán cầu là MERCOSUR (Thị trường chung Nam Mĩ).
Câu 3:
Nhận định nào sau đây không phải ý nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới phát triển mạnh?
Đáp án C.
Giải thích: Tổ chức thương mại thế giới với 150 thành viên chiếm khoảng 90% số dân, chi phối 95% hoạt động thương mại của thế giới và có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại, làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
Câu 4:
Tổ chức liên kết kinh tế khu vực ở nào dưới đây có nhiều quốc gia châu Á tham gia nhất?
Đáp án B.
Giải thích: ASEAN có 10 quốc gia châu Á tham gia, APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương) có 13 quốc gia châu Á tham gia, EU và NAFTA là hai liên kết khu vực không có quốc gia châu Á nào tham gia.
Câu 5:
Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội các nước đang phát triển đã tiến hành
Đáp án B.
Giải thích: Xác định từ khóa “nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Toàn cầu hóa
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước về mặt khoa học công nghệ, nhằm huy động nguồn lực, nhanh chóng tận dụng và chuyển giao những thành tựu công nghệ hiện đại trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Câu 6:
Việt Nam là thành viên của tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
Đáp án D.
Giải thích:
- Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu.
- Hiệp ược tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các quốc gia khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa, Mê-hi-cô).
- Hiệp định thương mại tự do Nam Mĩ (MERCOSUR) chỉ có các nước ở khu vực Nam Mĩ là thành viên.
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 7/1995).
Câu 7:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các nước đang phát triển đã nhanh chóng nắm bắt được cơ hội nào dưới đây nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội?
Đáp án B.
Giải thích: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nước ta đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước về mặt khoa học công nghệ, nhằm huy động nguồn lực, nhanh chóng tận dụng và chuyển giao những thành tựu công nghệ hiện đại trên thế giới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Câu 8:
Tổ chức liên kết khu vực nào có ít quốc gia tham gia nhất?
Đáp án C.
Giải thích: Thị trường chung Nam Mĩ (4 quốc gia thành lập, hiện nay có 6 thành viên), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (10 quốc gia là thành viên), Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ (3 quốc gia thành viên), Liên minh châu Âu (28 quốc gia thành viên, Anh rời EU năm 2016 nên còn 27 quốc gia). Như vậy, Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ là có ít thành viên nhất (3 thành viên, là Hoa Kì, Mê-hi-cô và Ca-na-da).
Câu 9:
Tổ chức liên kết khu vực nào có sự tham gia của của nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau?
Đáp án A.
Giải thích:
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.
- Thị trường chung Nam Mĩ gồm các nước ở khu vực Nam Mỹ, thuộc châu Mỹ.
- Liên minh châu Âu (EU) gồm các nước ở khu vực Tây Âu, thuộc châu Âu.
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương, các nước thành viên thuộc nhiều châu lục khác nhau: châu Á (Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,…), châu Đại Dương (Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân), châu Mỹ (Pê- ru, Chi-lê, Mê-xi-cô, Ca-na-đa,…).
Câu 10:
Việt Nam là thành viên đồng thời của các tổ chức liên kết khu vực nào sau đây?
Đáp án D.
Giải thích:
- Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức liên kết của các nước khu vực Tây Âu.
- Hiệp ược tự do thương mại Bắc Mĩ (NAFTA) gồm các quốc gia khu vực Bắc Mĩ (Hoa Kì, Canađa, Mê-hi-cô).
- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á gồm các nước ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 7/1995).
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương là diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam (gia nhập tháng 11/1998).
Câu 11:
Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
Đáp án C.
Giải thích: Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết giữa các quốc gia về mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị,… Cơ sở để các nước tiến hành hợp tác với nhau trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc dỡ các rào cản trong thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ,… đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn trên nhiều lĩnh vực, khu vực, quốc gia.
Câu 12:
Mối quan hệ giữa các quốc gia khi tiến hành toàn cầu hóa, khu vực hóa là
Đáp án B.
Giải thích: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung. Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế.
Câu 13:
Nhân tố nào thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ?
Đáp án C.
Giải thích: Toàn cầu hóa kinh tế là quá trình liên kết giữa các quốc gia về mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, chính trị,… Cơ sở để các nước tiếp cận và chủ động, tích cực hội nhập vào thế giới hiện đại, vì khoa học công nghệ là lực lượng thống trị trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quan hệ giữa các quốc gia, các nước rất chú ý tới khoa học công nghệ và nhìn vào chính sách, thực lực khoa học công nghệ của mỗi nước để đánh giá quốc gia này sẽ đi về đâu, phát triển thế nào.
Câu 14:
Toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm nào?
Đáp án D.
Giải thích: Toàn cầu hóa và khu vực hóa là quá trình liên kết giữa các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt. Đó là sự hợp tác, trao đổi trong mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia, quan hệ đa phương giữa một quốc gia với nhiều quốc gia khác trong một môi trường chung. Bên cạnh những cơ hội hợp tác phát triển, toàn cầu hóa và khu vực hóa cũng đem lại nhiều thách thức, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trên trường quốc tế. Như vậy, toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế dẫn đến mối quan hệ kinh tế giữa các nước có chung đặc điểm là hợp tác, cạnh tranh, quan hệ song phương, đa phương.
Câu 15:
Để có được sức cạnh tranh kinh tế mạnh, các nước đang phát triển đã tiến hành
Đáp án A.
Giải thích: Muốn có sức cạnh tranh kinh tế, các quốc gia phải xây dựng được tiềm lực kinh tế trong nước lớn mạnh, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, khoa học công nghệ có tác động sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn (công nghiệp hiện đại) sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và năng suất lao động lớn. Các nước đang phát triển cần đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như: điện tử- tin học, năng lượng nguyên tử, hóa dầu, hàng không vũ trụ, công nghệ sinh học.