IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 11 (có đáp án): Tổng hợp các câu hỏi vận dụng chuyên đề khu vực và quốc gia

Trắc nghiệm Địa Lí 11 (có đáp án): Tổng hợp các câu hỏi vận dụng chuyên đề khu vực và quốc gia

Trắc nghiệm Địa Lí 11 (có đáp án): Tổng hợp các câu hỏi vận dụng chuyên đề khu vực và quốc gia

  • 1340 lượt thi

  • 51 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sự chuyển dịch dân cư và công nghiệp Hoa Kì có đặc điểm chung nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Sự chuyển dịch dân cư và công nghiệp Hoa Kì có đặc điểm chung là di chuyển từ các bang Đông Bắc xuống các bang phía Nam và Thái Bình Dương, từ nơi có nền công nghiệp truyền thống đến nơi có nền công nghiệp hiện đại. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế thay đổi và sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.


Câu 2:

Vị trí địa lí Hoa Kì thuận lợi giao lưu với các nước ở khu vực nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Do vị trí Hoa Kì có đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới. Phía đông giáp các nước Tây Âu, phía tây giáp các nước Đông Á nên càng thuận lợi.


Câu 3:

Đặc điểm nào không đúng với thị trường chung châu Âu?

Xem đáp án

Đáp án B

Việc hình thành thị trường chung châu Âu với các mặt tự do lưu thông, sử dụng đồng tiền chung nên dễ dàng trong giao dịch thanh toán.


Câu 4:

Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng Ơ-rô vào sử dụng chung trong Liên minh châu Âu là?

Xem đáp án

Đáp án A

Ý nghĩa lớn nhất của việc đưa đồng ơ-rô vào sử dụng chung trong Liên minh châu Âu là: Nâng cao sức cạnh tranh của thị trường chung châu Âu. Vì chưa có tổ chức nào sử dụng 1 đồng tiền chung để giao dịch.


Câu 5:

Từ lâu, Liên Bang Nga đã được coi là cường quốc về?

Xem đáp án

Đáp án B

Liên Bang Nga là cường quốc về công nghiệp vũ trụ. Từ những năm 60 của thế kỉ XX Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ có người lái đầu tiên trên thế giới, mang theo nhà du hành vũ trụ Y-u-ri Ga-ga-rin lên quỹ đạo vòng quanh trái đất, mở đầu kỷ nguyên mới con người chinh phục và khai thác khoảng không vũ trụ phục vụ.


Câu 6:

Tại sao phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản lại có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Phần phía nam đảo Hôn-su, ven Thái Bình Dương của Nhật Bản có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất vì đây là vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, chủ yếu là đồng bằng, ven biển có nguồn tài nguyên hải sản phong phú. Đồng thời, đây cũng là vùng có dân cư tập trung đông đúc với nguồn lao động chất lượng và trình độ cao.


Câu 7:

Vì sao việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng có tác dụng quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế Nhật Bản?

Xem đáp án

Đáp án D

Việc duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng nghĩa là vừa phát triển các xí nghiệp lớn vừa duy trì những cơ sở sản xuất nhỏ, thủ công. Điều này giúp phát huy được tất cả các tiềm lực kinh tế (cơ sở sản xuất, lao động, nguyên liệu,…), phù hợp với điều kiện đất nước trong giai đoạn hiện tại.


Câu 8:

Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản?

Xem đáp án

Đáp án A

Nông nghiệp giữ vị trí thứ yếu trong nền kinh tế, vì diện tích đất nông nghiệp nhỏ (chưa đầy 14% lãnh thổ) và ngày càng bị thu hẹp.


Câu 9:

Đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng của Nhật Bản do?

Xem đáp án

Đáp án C

Do vị trí địa lý của Nhật Bản nằm ở nơi có sự gặp nhau của dòng biển lạnh, nóng tạo nên các ngư trường rộng lớn với nhiều loài cá. Mặt khác, cá là thực phẩm chính trong thực đơn của người Nhật nên đánh bắt hải sản được coi là ngành quan trọng để khai thác nguồn thủy hải sản, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.


Câu 10:

Nguyên nhân chủ yếu nhất làm cho giao thông vận tải biển có vị trí không thể thiếu được đối với Nhật Bản là?

Xem đáp án

Đáp án B

Tất cả các phương án trên đều là nguyên nhân làm cho giao thông vận tải biển có vị trí không thể thiếu được đối với Nhật Bản. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất là do sự phát triển của ngoại thương (nhu cầu giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội giữa các đảo với nhau và với các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới).  Những ưu điểm của ngành giao thông vận tải biển đã đáp ứng được sự phát triển của ngành ngoại thương.


Câu 11:

Hạn chế lớn nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là?

Xem đáp án

Đáp án C

Nghèo khoáng sản là hạn chế chủ yếu nhất về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản.


Câu 12:

Ý nghĩa của đức tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, ý thức đổi mới của người lao động Nhật Bản?

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc tính cần cù, có tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục, ý thức đổi mới của người lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển.


Câu 13:

Sự phát triển của ngành công nghiệp kĩ thuật cao nào không phải là nhân tố quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ?

Xem đáp án

Đáp án A

Sự phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật cao như điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động đã góp phần quyết định trong việc Trung Quốc chế tạo thành công tàu vũ trụ, Tàu huần Châu V của Trung Quốc lần đầu đã chở người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn.


Câu 14:

Đường kinh tuyến được coi như là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là?

Xem đáp án

Đáp án A

Đường kinh tuyến được coi như là ranh giới phân chia hai miền tự nhiên Đông và Tây của Trung Quốc là kinh tuyến 105°Đ


Câu 15:

Đây không phải là tác động của chính sách dân số “Mỗi gia đình chỉ có một con” tới kinh tế- xã hội Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án B

Do chính sách “Mỗi gia đình chỉ có một con” nên càng làm tư tưởng trọng nam khinh nữ trở nên nặng nề. Sự chệnh lệch giới tính nam/nữ ở Trung Quốc ngày càng cao.


Câu 16:

Nguyên nhân chủ yếu khiến bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp trong khi sản lượng lương thực đứng đầu thế giới?

Xem đáp án

Đáp án B

Do quy mô dân số đông trên 1,3 tỷ người nên dù sản lượng lương thực đứng đầu thế giới thì bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc vẫn còn thấp.


Câu 17:

Tác động to lớn nhất của việc đa dạng các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học,… đối với xã hội ở Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án D

Tác động to lớn nhất của việc đa dạng các loại hình trường phổ thông, chuyên nghiệp, đại học,… đối với xã hội ở Trung Quốc là để chuẩn bị đội ngũ lao động có chất lượng cao cho công cuộc hiện đại hóa đất nước.


Câu 18:

Đặc điểm nổi bật nhất của các xí nghiệp, nhà máy trong quá trình chuyển đổi từ “nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường” ở Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án C

Do nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường nên các xí nghiệp, nhà máy được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm không như thời gian trước bị khoán hoặc ép sản phẩm.


Câu 19:

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến Trung Quốc tập trung thực hiện chính sách công nghiệp mới vào 5 ngành chủ yếu là do?

Xem đáp án

Đáp án B

Các ngành công nghiệp trụ cột của Trung Quốc là là những ngành có thể tăng nhanh năng suất và đáp ứng được nhu cầu người dân khi mức sống được cải thiện nên Trung Quốc tập trung thực hiện chính sách công nghiệp mới vào 5 ngành chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.


Câu 20:

Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là?

Xem đáp án

Đáp án B

Một trong những tác động tiêu cực nhất của chính sách dân số rất triệt để ở Trung Quốc là mất cân bằng giới tính nghiêm trọng do chỉ được sinh 1 con và tâm lý sinh con trai để nối dõi tông đường.


Câu 21:

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì?

Xem đáp án

Đáp án C

Đông Nam Á có vị trí địa - chính trị rất quan trọng vì Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa hai đại dương Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, vị trí cầu nối hai lục địa (lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtray-li-a) và là nơi các cường quốc thường cạnh tranh ảnh hưởng.


Câu 22:

Đảo lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và lớn thứ ba trên thế giới là đảo nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Borneo hay Kalimantan là đảo lớn thứ 3 thế giới với diện tích lên đến 743.330 km² tại Đông Nam Á. Borneo là tên gọi của người phương Tây và hiếm khi được dân địa phương gọi. Đảo chia làm ba phần thuộc chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia. Phần đảo này thuộc chủ quyền của Indonesia được gọi là Kalimantan trong khi phần thuộc chủ quyền thuộc Malaysia được gọi là Đông Malaysia. Gần như toàn bộ lãnh thổ Brunei là một phần nhỏ của đảo Borneo.


Câu 23:

Các nước Đông Nam Á có nhiều loại khoáng sản vì?

Xem đáp án

Đáp án C

Đông Nam Á nằm trong vành đai sinh khoáng vì thế có nhiều loại khoáng sản. Vùng thềm lục địa nhiều dầu khí, là nguồn tài nguyên nhiên liệu cho phát triển kinh tế.


Câu 24:

Đông Nam Á có truyền thống văn hóa phong phú, đa dạng là do?

Xem đáp án

Đáp án B

Đông Nam Á là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới (văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ, Nhật Bản và Âu, Mĩ), tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa, tôn giáo xuất hiện trong lịch sử nhân loại.


Câu 25:

Diện tích trồng lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm chủ yếu là do?

Xem đáp án

Đáp án A

Hiện nay, diện tích trồng cây lương thực, đặc biệt là lúa nước ở các nước Đông Nam Á có xu hướng giảm với nguyên nhân chủ yếu là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất (đất ở, mở rộng các khu đô thị, giao thông,…), chuyển đổi cơ cấu mùa vụ (trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,…).


Câu 26:

Cà phê, cao su, hồ tiêu được trồng nhiều nhất ở Đông Nam Á do?

Xem đáp án

Đáp án D

Đông Nam Á có khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Đặc biệt là một số cây công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,…


Câu 27:

Nguyên nhân quan trọng nhất khiến chăn nuôi chưa trở thành ngành chính trong sản xuất nông nghiệp ở các nước Đông Nam Á là do?

Xem đáp án

Đáp án C

Đông Nam Á là một trong những khu vực chưa phát triển, sản lượng lương thực sản xuất được chủ yếu dùng để tiêu dùng trong các hộ gia đình vì vậy cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa đảm bảo cùng với đó là vốn đầu tư cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế.


Câu 28:

Nguyên nhân chính làm cho các nước Đông Nam Á chưa phát huy được lợi thế của tài nguyên biển để phát triển ngành khai thác hải sản là?

Xem đáp án

Đáp án C

Đông Nam Á là khu vực có lợi thế về biển. Trừ Lào ra thì tất cả các nước đều giáp biển, thuận lợi để phát triển các ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản tuy nhiên do phương tiện khai thác lạc hậu, chậm đổi mới công nghệ nên vẫn chưa phát huy hết lợi thế của nguồn tài nguyên biển.


Câu 29:

Cho bảng số liệu:

Để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng GDP trong nước của một số quốc gia, giai đoạn 2010 - 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Nhận diện biểu đồ: Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự phát triển, tốc độ tăng trưởng qua các mốc thời gian.

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ biểu hiện tốc độ tăng trưởng tổng GDP trong nước của một số quốc gia, giai đoạn 2010 – 2015 là biểu đồ đường; cụ thể mỗi nước 1 đường.


Câu 30:

Cho bảng số liệu:

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người của một số quốc gia, năm 2012 và 2015?

Xem đáp án

Đáp án C

Cách tính tốc độ tăng trưởng:

+ Chọn năm đầu tiên là năm mốc và năm mốc sẽ là 100%.

+ Tốc độ tăng trưởng = số liệu năm cuối : số liệu năm đầu x 100 (đơn vị: %).

Từ công thức trên ta tính được tốc độ tăng trưởng của các ngành và so sánh:

+ In-đô-nê-xi-a: 90,4%.

+ Thái Lan: 98,2%.

+ Việt Nam: 120,7%.

+ Phi-líp-pin: 111,5%.

+ Xin-ga-po: 91,15%.

Như vậy, ta thấy Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là Phi-lip-pin. Còn Thái Lan, Xin-ga-po và In-đô-nê-xi-a có tốc độ tăng trưởng giảm, trong đó In-đô-nê-xi-a giảm nhiều nhất, Thái Lan giảm chậm nhất.


Câu 31:

Cho biểu đồ về xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số nước qua các năm:

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Phân tích: Cơ cấu thường thể hiện cho biểu đồ tròn, miền. Tốc độ thường thể hiện cho biểu đồ đường còn khối lượng thường không xuất hiện trong biểu đồ. Như vậy, ý B và D chắc chắn bị loại. Còn ý A và C.

Căn cứ vào dạng biểu đồ, chú gải, đơn vị thì ý A loại và biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện nội dung trên là: Biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của một số nước qua các năm.


Câu 32:

Cho bảng số liệu:

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tổng dự trữ quốc tế của một số quốc gia, năm 2010 và 2015?

Xem đáp án

Đáp án D

Công thức: Giá trị (số lượng) tăng lên = Giá trị năm sau - Giá trị năm trước.

Ví dụ: Tổng dự trữ quốc tế của Nhật Bản tăng lên = 120,7 – 106,1 = 14,6 (Tỷ đô la Mỹ).

Tương tự, ta tính được kết quả sau:

+ Trung Quốc: tăng 47,9 Tỷ đô la Mỹ

+ Việt Nam: tăng 15,8 Tỷ đô la Mỹ

+ Thái Lan: giảm 16,2 Tỷ đô la Mỹ

Như vậy, Trung Quốc tăng nhiều nhất, tiếp đến là Việt Nam và Nhật Bản. Riêng Thái Lan giảm xuống.

Nhật Bản tăng ít hơn Việt Nam (14,6 tỉ đô la Mỹ < 15,8 tỉ đô la Mỹ)


Câu 33:

Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là?

Xem đáp án

Đáp án A

Các nước Đông Nam Á có nhiều dân tộc nhưng lại phân bố rộng không theo biên giới quốc gia nên gây khó khăn lớn trong quản lí, ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước. Chính điều này đã ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á.


Câu 34:

Cho bảng số liệu sau:

Nhận định nào sau đây đúng với GDP của Hoa Kì và thế giới năm 1995 và 2004?

Xem đáp án

Đáp án A

Cách tính tốc độ tăng trưởng:

+ Chọn năm đầu tiên là năm mốc và năm mốc sẽ là 100%.

+ Tốc độ tăng trưởng = (số liệu năm cuối : số liệu năm đầu) x 100 (đơn vị: %).

Từ công thức trên ta tính được tốc độ tăng trưởng của các ngành và so sánh:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hoa Kì là 167%; Trung Quốc là 236% và của thế giới là 139%.

Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thế giới (236% > 139%)


Câu 35:

Tổ chức (hoặc hoạt động) nào sau đây không thể hiện sự hợp tác trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của các nước EU?

Xem đáp án

Đáp án D

NASA là tết viết tắt của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ hay Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ, cũng được gọi là Cơ quan Không gian Hoa Kỳ là cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ có trách nhiệm thực thi chương trình thám hiểm không gian và nghiên cứu ngành hàng không. Như vậy, NASA không liên quan đến EU.


Câu 36:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển ở trình độ cao?

Xem đáp án

Đáp án A

Biểu hiện chứng tỏ Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển cao là: Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kì, nhiều ngành công nghiệp có vị trí cao trên thế giới như sản xuất điện tử, công nghiệp chế tạo,...


Câu 37:

Đây không phải là phát minh quan trọng của Trung Quốc thời trung đại?

Xem đáp án

Đáp án B

Máy hơi nước là phát minh của Anh vào thế kỉ 18. Còn thuốc súng, kĩ thuật in và kim chỉ nam là những phát minh quan trọng của Trung Quốc vào thời trung đại.


Câu 38:

Đặc điểm chung của địa hình Trung Quốc và Việt Nam là?

Xem đáp án

Đáp án D

Trung Quốc và Việt Nam đều có núi phân bố ở phía tây, đồng bằng châu thổ rộng lớn ở phía đông.

Tây Trung Quốc có dãy núi Hi-ma-lay-a, dãy Thiên Sơn,… còn phía Đông có đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung và đồng bằng Hoa Nam.

Tây Việt Nam là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đinh Đen,… còn phía Đông là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng nhỏ hẹp Thanh – Nghệ - Tĩnh,…


Câu 39:

Đặc điểm tự nhiên giống nhau của phần lãnh thổ tây Hoa Kì và tây Trung Quốc là?

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm tự nhiên giống nhau của phần lãnh thổ tây Hoa Kì và tây Trung Quốc đều là vùng núi cao, cao nguyên và bồn địa.

Tây Hoa Kì có hệ thống núi Cooc-di-e, dãy Rốc-ki, bồn địa Lớn và cao nguyên Cô-rô-ra-đô,…

Tây Trung Quốc có dãy núi Thiên Sơn, dãy núi cao Hi-ma-lay-a, dãy Côn Luân, bồn địa Duy Ngô Nhĩ, bồn địa Ta-rim, sơn nguyên Tây Tạng,…


Câu 40:

Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới là hồ nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Hồ Superior thuộc Ngũ Đại Hồ, Bắc Mỹ, là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới tính theo diện tích mặt nước (82.100 km²), nhưng hồ Baikal ở Siberia, LB Nga lớn hơn tính theo thể tích, cũng là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới.


Câu 41:

Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh vì?

Xem đáp án

Đáp án C

Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản phát triển theo hướng thâm canh do đặc điểm địa hình chủ yếu là đồi núi (chủ yếu là núi lửa). Diện tích cho sản xuất nông nghiệp ít, chỉ chưa đầy 14% lãnh thổ. Mặt khác, phần lớn vùng đồng bằng được sử dụng cho mục đích công nghiệp hay các khu dân cư - đô thị nên khả năng mở rộng đất nông nghiệp không có.

Áp dụng thâm canh sẽ giúp tăng năng suất, sản lượng của cây trồng -> khai thác có hiệu quả diện tích đất nông nghiệp của vùng, đem lại giá trị kinh tế cao.


Câu 42:

Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do?

Xem đáp án

Đáp án D

Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ. Nhật Bản nằm tách biệt với các lục địa, hiện nay nhu cầu ngoại thương cao nên cần giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội giữa các đảo, quần đảo với nhau và với các nước bên ngoài nên vận tải biển đóng vai trò không thể thiếu.


Câu 43:

Phần lớn giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu là do?

Xem đáp án

Đáp án A

Nhật Bản chủ yếu nhập nguyên liệu giá rẻ (sản phẩm thô từ nông nghiệp, khai khoáng,…), xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến có giá thành cao (sản phẩm công nghiệp chế biến: tàu biển, ô tô, xe gắn máy,…).

Do vậy giá trị xuất khẩu của Nhật Bản luôn lớn hơn giá trị nhập khẩu


Câu 44:

Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực trên nền tảng gì?

Xem đáp án

Đáp án C

Quan hệ Việt - Trung trong gần 2.200 năm tồn tại từ thế kỷ 2 trước Tây lịch đến nay. Đó là một mối quan hệ tình hữu nghị có sự ổn định và lâu dài.


Câu 45:

Hoang mạc nào thuộc lãnh thổ Trung Quốc?

Xem đáp án

Đáp án A

Hoang mạc Victoria Lớn ở châu Úc, hoang mạc Kalahari ở Châu Phi. Hoang mạc Colorado ở Bắc Mỹ. Còn hoang mạc Tacla Macan thuộc lãnh thổ phía Tây của Trung Quốc.


Câu 46:

Tại sao nông nghiệp là ngành đóng vai trò quan trọng không thể thiếu ở các nước Trung Quốc và Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án A

Trung Quốc và Việt Nam đều có dân số đông, nên vấn đề an ninh lương thực là vấn đề đáng quan tâm. Do đó ngành nông nghiệp là ngành không thể thiếu.


Câu 47:

Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với?

Xem đáp án

Đáp án C

Trung Quốc và Việt Nam đều có đường biên giới trên đất liền với Lào.


Câu 48:

Điểm tương đồng về phát triển nông nghiệp giữa các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh là?

Xem đáp án

Đáp án A

Các nước Đông Nam Á và Mĩ Latinh có khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc rất thuận lợi cho phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Một số cây công nghiệp nhiệt đới tiêu biểu như cà phê, cao su, ca cao,...


Câu 49:

 sự ổn định trong mục tiêu của mình?

Xem đáp án

Đáp án B

Mỗi nước trong khu vực Đông Nam Á có trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở một mức độ khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định vào từng thời điểm khác nhau trong tiến trình phát triển. Đồng thời, hiện nay giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo. Vì vậy, vấn đề giữ ổn định trong khu vực luôn được đề cao để hạn chế tối đa sự can thiệp của các cường quốc bên ngoài.

Đông dân, thành phần dân tộc đa dạng, nhiều tôn giáo không phải là nguyên nhân chính để các nước ASEAN nhấn mạnh đến mục tiêu ổn định trong khu vực


Câu 50:

Tuyến đường xuyên Á đi qua những quốc gia nào của khu vực Đông Nam Á lục địa?

Xem đáp án

Đáp án C

Dự án Đường Xuyên Á (Asian Highway hay còn gọi là AH), là một dự án nối liền các quốc gia châu Âu và châu Á do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc (ESCAP) khởi xướng, để nối liền các tuyến đường cao tốc châu Á.

Trong khu vực Đông Nam Á đi qua các nước: Cam-pu-chia (1.339 km), In- đô-nê-si-a (3.989 km), Mi-an-ma (3.003 km), Phi-lip-pin (3.517 km), Xin-ga-po (19 km), Thái Lan (5.112 km), Việt Nam (2.678 km), Lào (2.297 km).

=>Như vậy tuyến đường xuyên Á đi qua 6 nước thuộc Đông Nam Á lục địa là: Việt Nam, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma


Câu 51:

AFF Championship là hoạt động biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào sau đây của ASEAN?

Xem đáp án

Đáp án A

Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (tiếng Anh: AFF Championship, tên gọi khác tiếng Anh: ASEAN Football Championship) là giải bóng đá giữa các đội tuyển bóng đá quốc gia Đông Nam Á do Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) tổ chức. Việt Nam vô địch bóng đá Đông Nam Á vào năm 2008 và năm 2018.

Đây là hoạt động biểu hiện cho sự hợp tác về văn hóa - thể thao giữa các nước ASEAN


Bắt đầu thi ngay