Thứ năm, 19/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Trắc nghiệm bằng lái Đại học Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế có đáp án (Phần 8)

  • 92 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có sự thay đổi căn bản trong chủ trương của Chính phủ Trung Quốc đối với nông nghiệp từ cuối năm 1978? 
Xem đáp án

A là đáp án đúng

Với nông nghiệp, từ Hội nghị trung ươnglần thứ 3 Khoá 11 (1978) đã coi "Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân" và "Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trước mắt là tập trung tinh lực làm cho nền nông nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển". Sau đó Trung Quốc thực hiện chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp. Chế độ khoán là một hình thái cụ thể của việc tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng kinh doanh ruộng đất. Với việc như vậy người nông dân đã phát huy được quyền tự chủ trong kinh doanh

Câu 2:

Có sự thay đổi căn bản trong kinh tế đối ngoại ở Trung Quốc từ sau năm 1978? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Các hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc diễn ra sôi động. Trong những năm qua, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc tăng nhanh cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cơ cấu thị trường có nhiều thay đổi rõ rệt. Về nhập khẩu Trung Quốc chỉ nhập khẩu có chọn lọc thiết bị toàn bộ cho những công trình lớn, nhưng rất cá biệt Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ để cải tạo các xí nghiệp cũ đã lạc hậu. Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa để thu hót vốn và kỹ thuật của Tư bản nước ngoài. Xây dựng các đặc khu kinh tế để thu hót đầu tư nước ngoài. Đặc biệt sau 20 năm gián đoạn Trung Quốc đã nối lại quan hệ với Liên Xô và các nước trong khối SEV

Câu 3:

Có sự thay đổi căn bản trong kinh tế đối ngoại ở Trung Quốc từ sau năm 1978? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Các hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc diễn ra sôi động. Trong những năm qua, kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc tăng nhanh cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cơ cấu thị trường có nhiều thay đổi rõ rệt. Về nhập khẩu Trung Quốc chỉ nhập khẩu có chọn lọc thiết bị toàn bộ cho những công trình lớn, nhưng rất cá biệt Trung Quốc ưu tiên nhập khẩu kỹ thuật và công nghệ để cải tạo các xí nghiệp cũ đã lạc hậu. Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa để thu hót vốn và kỹ thuật của Tư bản nước ngoài. Xây dựng các đặc khu kinh tế để thu hót đầu tư nước ngoài. Đặc biệt sau 20 năm gián đoạn Trung Quốc đã nối lại quan hệ với Liên Xô và các nước trong khối SEV

Câu 4:

Có sự thay đổi căn bản trong nhận thức về chế độ sở hữu tư liệu sản xuất ở Trung Quốc từ sau 1978? 
Xem đáp án

A là đáp án đúng

Trung Quốc cho rằng với nền kinh tế hiện tại không hoàn toàn càng công hữu, càng thuần khiết XHCN càng tốt mà cần đa dạng hoá các loại hình sở hữu trong điều kiện lấy chế độ công hữu làn chủ thể. Ở Trung Quốc thời gian qua đã hình thành nhiều loại hình sở hữu cùng tồn tại và giao tiếp với nhau trong đó sở hữu XHCN với tư cách là chủ thể. Chính sự đổi mới nhận thức về chế độ sở hữu dưới CNXH càng phá bá quan niệm truyền thống là "càng thống nhất càng tốt" để xác lập quan niệm mới là trong điều kiện nhất định quyền sở hữu và quyền kinh doanh có thể tách rời nhau.

Câu 5:

Cuộc cải tổ kinh tế ở Liên Xô từ giữa năm 1985 đã thúc đẩy kinh tế Liên Xô phát triển? 
Xem đáp án
B là đáp án đúng
Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp 4-1985 đề ra chủ trương cải tổ căn bản nền kinh tế quốc dân Liên Xô, nhằm đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế xã hội của Liên Xô. Nhưng nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn: năm 1989 mức thâm hụt ngân sách là 120 tỷ Rúp, nợ nước ngoài 59 tỷ USD. Nguyên nhân là do công cuộc cải tổ có những sai lầm nhất định nên mô hình CNXH ở đây bị sụp đổ vào đầu thập kỷ 90

Câu 6:

Cuộc nội chiến ở Mỹ (1861-1865) thực chất là một cuộc cách mạng Tư sản? 
Xem đáp án

A là đáp án đúng

Cuộc nội chiến này nhằm giải quyết mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất TBCN và quan hệ sản xuất Phong kiến đang tồn tại ở nước Mỹ. Nó đã thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô lệ ở miền Nam mở đường cho trang trại kinh doanh theo phương thức TBCN phát triển ở Mỹ. Quyền lực chính trị tập trung trong tay giai cấp Tư sản và chính sách kinh tế xoá bỏ mậu dịch tự do - bảo hộ công nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.

Câu 7:

Đã diễn ra sự điều chỉnh căn bản cơ cấu kinh tế Trung Quốc từ sau năm 1978? 
Xem đáp án
B là đáp án đúng
Tuy Trung Quốc khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển nhưng thành phần kinh tế công hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò chủ đạo với sự phát triển kinh tế. Điều đó chứng minh tính chất XHCN của nền kinh tế Trung Quốc

Câu 8:

Đầu những năm 70 ưu thế kinh tế của Mỹ trong thế giới Tư bản giảm đi rõ rệt? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Đầu những năm 70, sự lớn mạnh của Tây Âu và Nhật Bản đã làm thay đổi cục diện trong nền kinh tế thế giới Tư bản. Đây là thời kỳ thế giới Tư bản hình thành ba trung tâm: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Vị trí kinh tế của Mỹ ngày càng suy giảm biểu hiện là tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, tình trạng lạm phát tăng, thâm hụt ngân sách ngày càng lớn, ngoại thương liên tục nhập siêu (Lạm phát '76 = 5,1%, '77 = 7%) (Thâm hụt ngân sách '75 = 4,7 tỷ USD, '78 = 70 tỷ USD) (Nhập siêu '76 = 5,9 tỷ USD, '78 = 28 tỷ USD)

Câu 9:

Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế các nước ASEAN vào những năm 70 và 80? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Nền kinh tế của các nước ASEAN hướng về xuất khẩu ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn vào nguồn vốn, kỹ thuật và thị trường của thế giới TBCN. Bằng các biện pháp kinh tế của chủ nghĩa thực dân mới các công ty đế quốc nước ngoài đã kiểm soát và chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt thuộc hầu hết các nước ASEAN. Năm 1979 nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài lên tới 9 tỷ USD, chiếm 45% tổng số vốn đầu tư của các nước này và tập trung chủ yếu trong nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn Phần lớn các công ty hỗn hợp đều phải phụ thuộc vào nguồn vốn và kỹ thuật từ bên ngoài. Như trường hợp Indo trong tổng số 1.216 công trình năm 1979 có 756 công trình có vốn hỗn hợp trong đó Tư bản Mỹ-Nhật chiếm khoảng 80-85% tổng số vốn. Về thực chất viện trợ và đầu tư nước ngoài giữa vai trò có tính chất quyết định đối với sự phát triển kinh tế các nước ASEAN

Câu 10:

Đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản xuất nối tiếp nhau. Mỗi phương thức sản xuất gồm có hai mặt: quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất - quan hệ biện chứng với nhau. Do đó đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.

Câu 12:

Hai hệ thống nông nghiệp ở phía Bắc và Nam nước Mỹ trước nội chiến có sự khác biệt căn bản? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Ở phía Bắc, nông nghiệp phát triển mạnh mẽ theo con đường trang trại TBCN; trong khi Êy ở phía Nam, chế độ nô lệ đồn điền vẫn ngự trị trong nông nghiệp. Với các trang trại phía Bắc, trong sản xuất rất chú trọng ứng dụng kỹ thuật và sử dụng phổ biến các loại máy móc nông nghiệp và sức lao động làm thuê. Còn các đồn điền miền Nam ít sử dụng máy móc kỹ thuật, thay vào đó nó khai thác và sử dụng tới kiệt quệ sức lao động của nô lệ da đen. Do vậy năng suất lao động thấp.

Câu 14:

Khi nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc dân cần phải kết hợp cả phương pháp lịch sử và phương pháp logic? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Phương pháp lịch sử là phương pháp diễn lại tiến trình phát triển của các sự kiện và hiện tượng với mọi tính chất cụ thể cuả chúng. Nó có ưu điểm là hết sức rõ ràng, nhưng lại có nhược điểm là hạn chế khả năng nhận thức của sử học. Còn phương pháp logic là sự khái quát, tổng hợp lý luận của tiến trình lịch sử. Nó phân tích lý luận dưới dạng thuần tuý trừu tượng, nên lại không nói lên mặt cụ thể của sự phát triển. Do đó cần kết hợp chặt chẽ hai phương pháp này để tránh các khuynh hướng lệch lạc sau đây: Một là: Thiên về miêu tả các sự việc một cách vụn vặt, kể dài dòng và trình bầy la liệt Hai là: Thiên về khái quát lý luận và suy diễn không coi trọng đúng mức việc sưu tầm, nghiên cứu các tư liệu lịch sử

Câu 16:

Khủng hoảng năng lượng 1973-1975 có tác động mạnh đến kinh tế các nước TBCN? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Khủng hoảng xảy ra toàn diện và trầm trọng, sản xuất công nghiệp các nước giảm 11,6% đẩy lùi nền kinh tế TBCN lại 3 năm. Các nước phải đối mặt với khó khăn: thất nghiệp cao và lạm phát trầm trọng

Câu 17:

Kinh tế các nước Tư bản phát triển nhanh và ổn định trong giai đoạn 1951-1970? 
Xem đáp án

A là đáp án đúng

Trong 20 năm nền kinh tế các nước Tư bản tăng trưởng với tốc độ cao, tốc độ tăng trưởng bình quân GDP khoảng 5,3%, các ngành công nghiệp phát triển nhanh, nguyên nhân là do: - Ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. - Nhà nước Tư bản độc quyền can thiệp vào đời sống kinh tế bằng phương pháp "chương trình hoá" với khả năng điều hành một NS chi lớn - Đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa các nước Tư bản - Tăng cường quân sự hoá nền kinh tế - Đẩy mạnh việc xuất khẩu kỹ thuật vào các nước đang phát triển

Câu 19:

Kinh tế Nhật Bản phát triển "thần kỳ" trong những năm 1952-1973? 

Xem đáp án
A là đáp án đúng
Trong hơn 20 năm sau chiến tranh, nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ nhanh chóng. Từ một nước bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọng, Nhật bản trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới Tư bản (sau Mỹ). Nhịp độ tăng trưởng nền kinh tế Nhật rất cao, mức tăng GDP (1960-1980) là 8,5% và giá trị tổng sản lượng trong nước năm 1973 so với năm 1950 tăng 20 lần. Nhiều ngành công nghiệp then chốt đã tăng rất nhanh như công nghiệp sản xuất thép, ô tô, đóng tầu. Tốc độ phát triển công nghiệp Tư bản hàng năm thời kỳ 1950-1960 là 15,9%.

Câu 20:

Lênin coi thương nghiệp là "mắt xích" quan trọng trong giai đoạn khôi phục kinh tế ở nước Nga (1921-1925)? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng 
Trong việc thực hiện NEP, Lênin coi thương nghiệp là "mắt xích" trong chuỗi dây xích các sự biến lịch sử mà Nhà nước phải đem toàn lực ra nắm lấy nó. Do đó thương nghiệp đã được tăng cường mạnh mẽ (về nội thương) tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm 1926 đã bằng 2 lần năm 1924, về ngoại thương mở rộng quan hệ buôn bán với hơn 40 nước - thực hiện nguyên tắc độc quyền ngoại thương).

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương