Thứ năm, 19/09/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Trắc nghiệm bằng lái Đại học Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế có đáp án

Trắc nghiệm Lịch sử các học thuyết kinh tế có đáp án (Phần 9)

  • 94 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Liên Xô đã tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp đi trước cơ giới hoá? 
Xem đáp án
B là đáp án đúng
Trong quá trình cải tạo XHCN Liên Xô đã tiến hành hợp tác hoá đi cùng với cơ giới hoá. Hình thức chính của nông trang tập thể trong giai đoạn này là nông nghiệp. Nhà nước Xô viết đã tăng cường giúp đỡ các nông trang về tổ chức và vật chất (như giúp vốn và máy móc, máy kéo nông nghiệp) .

Câu 2:

Mặc dù tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm 1970-1980 nhưng kinh tế các nước ASEAN còn gặp nhiều trở ngại trên con đường phát triển? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
- Nền kinh tế hướng về xuất khẩu ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn vào nguồn vốn, kinh tế và thị trường của thế giới TBCN. Nền kinh tế tăng trưởng trong sù chi phối kiểm soát của các công ty Tư bản độc quyền nước ngoài (Vốn đầu tư nước ngoài chiếm 45% toáng số vốn đầu tư công nghiệp của ASEAN)
- Nền kinh tế một số nước ASEAN vẫn chưa thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, mất cân đối.
- Các nước ASEAN đang đứng trước những vấn đề kinh tế-xã hội gay gắt: cán cân thương mại và thanh toán thiếu hụt, nợ nước ngoài tăng, tình hình chính trị, xã hội chưa ổn định.

Câu 3:

Mầm mống của quan hệ sản xuất Tư bản đã xuất hiện trong lòng xã hội Phong kiến? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Ở các thành thị Phong kiến, các thương nhân giầu có trở thành những nhân vật trung tâm trong thành thị Phong kiến. Họ tự đứng ra tổ chức xưởng thợ, thuê lao động, tự sản xuất hàng hoá đem bán theo nhu cầu của thị trường, không cần lệ thuộc vào người thợ thủ công nữa. Như vậy đã xuất hiện một tầng líp người mới. Họ không trực tiếp lao động, có vốn, thuê lao động để bóc lột. Đó là mầm mèng đầu tiên của quan hệ sản xuất TBCN trong lòng xã hội Phong kiến.

Câu 4:

Mỹ có vai trò to lớn trong khôi phục kinh tế các nước TBCN sau chiến tranh thế giới II? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Sau chiến tranh thế giới thứ II, các nước trên thế giới bước vào công cuộc khôi phục kinh tế. Với tiềm lực kinh tế, quân sự to lớn, Mỹ tăng cường thao túng nền kinh tế thế giới Tư bản. Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall với viện trợ cho các nước Tây Âu. Tổng số tiền các nước Tây Âu xin của Mỹ là 29 tỉ USD nhưng Mỹ đã hạ xuống 12-17 tỉ USD. Kế hoạch Marshall do Mỹ vạch ra đã đạt hai ý đồ nô dịch và kiểm soát Tây Âu. Đồng thời chính sách viện trợ chủ yếu bằng hàng hoá giúp Mỹ tiêu thụ hàng hoá ế thừa và thực hiện chính sách đầu tư để chiếm thị trường Tây Âu.

Câu 5:

Nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc dân góp phần nâng cao khả năng công tác thực tiễn? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Nghiên cứu toàn bộ lịch sử phát triển của sự vật, hiện tượng, người học mới nắm được vấn đề một cách cơ bản nhất, khách quan nhất đồng thời giúp người học hiểu rõ và vận dụng đúng đắn kinh nghiệm lịch sử.

Câu 6:

Nghiên cứu lịch sử kinh tế quốc dân góp phần nâng cao trình độ lý luận kinh tế? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Những kiến thức về lịch sử kinh tế giúp cho người học hiểu được lý luận kinh tế cơ bản một cách sâu sắc hơn, phong phú hơn và trong một chõng mực nào đó, cho phép người học có thể khái quát, nêu ra được lý luận mới

Câu 7:

Nguồn vốn công nghiệp hoá XHCN của Liên Xô vừa dùa vào trong nước vừa thu hót vốn từ nước ngoài?
Xem đáp án
B là đáp án đúng
Nguồn vốn chủ yếu cho công nghiệp hoá của Liên Xô dùa vào nguồn vốn trong nước là chủ yếu gồm: Do thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và trong tiêu thụ, do thu từ kinh tế quốc doanh, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.

Câu 8:

Nguồn vốn để thực hiện cách mạng công nghiệp Nhật chủ yếu dùa vào trong nước? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Ở Nhật Bản kinh tế Nhà nước vẫn là chủ yếu, khoảng 75-80% dân cư nằm trong khu vực nhà nước và phần lớn thu nhập quốc dân là bắt nguồn từ khu vực này. Trong khoảng 20 năm đầu, nguồn vốn chủ yếu cho cách mạng công nghiệp là dùa vào nông dân. Ngoài lương thực, nông dân Nhật bằng công nghiệp nhỏ gia đình cung cấp một phần lớn những hàng xuất khẩu đầu tiên và đóng góp về tài chính, thuế nhà nước thường xuyên cung cấp trên 50% nguồn thu của ngân sách thời kỳ 1870-1917. Vào thời kỳ cuối, Nhật đã tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng để vơ vét tài nguyên và nhận tiền bồi thường chiến tranh tạo nguồn vốn đáng kể cho cách mạng công nghiệp

Câu 10:

Nhà nước Nhật đã tham gia trực tiếp vào quá trình cách mạng công nghiệp ở Nhật?
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình cách mạng công nghiệp thể hiện:
- Nhà nước là nơi đầu tư vốn nhiều nhất vào xây dựng cơ sở hạ tầng và các nguồn nguyên vật liệu chính
- Có chính sách khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, thi hành chế độ bảo hộ thuế quan, trợ cấp những mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
- Nhà nước chú trọng nhập nguyên liệu và kỹ thuật hiện đại của nước ngoài để phát triển một số ngành công nghiệp
- Nhà nước bán lại cơ sở kinh tế của nhà nước cho tư nhân với giá thấp hơn nhiều so với bên ngoài

Câu 12:

Sau khi giành được độc lập về chính trị, các nước thành viên sáng lập ASEAN đã tiến hành quốc hữu hoá tất cả các cơ sở kinh tế của Tư bản nước ngoài? 
Xem đáp án
B là đáp án đúng
Các nước ASEAN đều có chính sách ưu tiên đảm bảo để thu hót ngày càng nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài. Bảo đảm cho đầu tư của Tư bản nước ngoài vào tạo điều kiện thuận lợi cho Tư bản nước ngoài nhanh chóng phát huy vốn đầu tư. Các nước ASEAN đều đã sớm ban hành luật đầu tư nước ngoài trong đó bảo đảm không quốc hữu hoá, xác định rõ quyền sở hữu kinh doanh của Tư bản nước ngoài. Nhà nước trực tiếp thực hiện chính sách bảo hiểm đối với vốn đầu tư bên ngoài.

Câu 13:

Số lượng các nước thành viên tổ chức ASEAN đến năm 1995 gồm 8 nướ? 
Xem đáp án
B là đáp án đúng
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (Association ò the South East Asian Nations) ASEAN tính đến 7-1995 gồm 7 nước thành viên là Indônexia, Philipine, TháiLan, Malaysia, Singapore, Brunay,Việt Nam.

Câu 14:

So với chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến, NEP ở nước Nga có nội dung thay đổi căn bản đối với các xí nghiệp công nghiệp? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Những xí nghiệp vừa và nhỏ trước đây bị quốc hữu hoá nay cho tư nhân thuê hay mua lại để kinh doanh tù do cho phép mở rộng trao đổi hàng hoá giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp, cho thương nhân được tự do hoạt động để góp phần khôi phục kinh tế .

Câu 15:

nghiệp ở các nước ASEAN đã thúc đẩy kinh tế các nước đó tăng trưởng nhanh trong những năm 70?
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Từ đầu những năm 70, các nước ASEAn bắt đầu thực hiện chiến lược mới "Phát triển công nghiệp hướng về xuất khẩu". Từ đó các nước ASEAN trở thành một trong những khu vực phát triển kinh tế năng động nhất thế giới, tốc độ tăng GDP rất cao (trên 9%). Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cơ cấu nền kinh tế có sự thay đổi căn bản: Nông nghiệp chiếm ưu thế  chuyển dần sang các ngành công nghiệp chiếm ưu thế. Những năm 1950 nông nghiệp chiếm 40-50% GDP đến năm 1990 chiếm 20%.

Câu 17:

Thời kỳ 1958-1976 kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng và ổn định? 
Xem đáp án
B là đáp án đúng
Từ năm 1958 tới năm 1976 là giai đoạn Trung Quốc với những chính sách kinh tế tả khuynh, nóng vội, duy ý chí được phản ánh qua các mốc lịch sử cụ thể như "Đại nhảy vọt" (58-65) "Đại cách mạng văn hoá vô sản" (66-76). Những chính sách nói trên đã đưa nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng khủng hoảng, mất cân đối nghiêm trọng.

Câu 18:

Thương mại có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế Nhật giai đoạn 1952-1973? 
Xem đáp án
A là đáp án đúng
Nó được coi là nhịp thở của nền kinh tế Nhật vì Nhật thông qua xuất nhập khẩu mới phát triển được kinh tế. Từ 1950 đến 1971 tăng 25 lần về tổng kim ngạch ngoại thương, xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần

Câu 19:

Trong giai đoạn 1913-1945 kinh tế TBCN phát triển chậm chạp nhưng ổn định? 
Xem đáp án

B là đáp án đúng

Trong thời gian này diễn ra hai cuộc chiến tranh và cuộc khủng hoảng (1929-1933) là cuộc khủng hoảng lớn nhất làm cho kinh tế TBCN phát triển không đều và không ổn định. Các nước Tư bản lùi lại 20 năm về trước, và sự sụp đổ hoàn toàn của cơ chế "bàn tay vô hình".

Câu 20:

Trong giai đoạn 1949-1957 quan hệ sản xuất ở Trung Quốc có sự thay đổi căn bản so với trước năm 1949? 
Xem đáp án

A là đáp án đúng

Từ năm 1949-1957 quan hệ sản xuất Phong kiến đã bị thủ tiêu, nhà nước Trung Quốc tiến hành cải cách ruộng đất, dần dần thực hiện công nghiệp hoá XHCN, cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp theo hướng XHCN. Quan hệ sản xuất XHCN được xác lập đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc.

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương