Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 8 có đáp án (Đề 4)

  • 3320 lượt thi

  • 22 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

Xem đáp án

Đáp án A

Màu sắc có thể quan sát bằng mắt thường.


Câu 2:

Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần phương pháp lọc là:
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Tác được 2 chất trong hỗn hợp có: 1 chất tan trong nước, còn 1 chất thì không tan

Giải chi tiết:

Cát và muối hòa tan vào trong nước dư => lọc phần chất rắn không tan thu được cát

Dd nước muối thu được ta đem chưng cất để làm bay hơi hết nước đi => thu được muối khan

Do vậy tách riêng được cát và muối


Câu 3:

Nguyên tử Cacbon có điện tích hạt nhân là 6+. Số electron lớp ngoài cùng của Cacbon là:
Xem đáp án

Đáp án B

C có 6+ e hạt nhân => lớp vỏ ngoài cùng có 4 electron


Câu 4:

Cho các nguyên tố hóa học sau: Hiđro (H); Natri (Na); Cacbon (C); Clo (Cl); Magie (Mg); Sắt (Fe); Nhôm (Al). Số nguyên tố kim loại là:
Xem đáp án

Đáp án D

Các nguyên tố kim loại là: Natri (Na); Magie (Mg); Sắt (Fe); Nhôm (Al) => có 4 nguyên tố


Câu 5:

Hai phân tử nitơ được viết dưới dạng kí hiệu là:
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào bài cách viết công thức hóa học.

Giải chi tiết:

2 phân tử nitơ viết dưới dạng 2N2,


Câu 6:

Phân tử khối của H2SO4 là:
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải:

Dựa vào bảng 1 sgk hóa trang 42

Phân tử khối của H2SO4 là: MH2SO4 = 2×MH + MS + 4×MO = ? (đvC)

Giải chi tiết:

Phân tử khối của H2SO4 là: MH2SO4 = 2×1 + 32 + 4×16 = 98 đvC.


Câu 7:

): Xét các quá trình sau:

(1) Sữa để lâu bị chua.

(2) Cồn y tế để trong lọ không đậy nắp bị bay hơi.

(3) Enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột (đã chín) trong thức ăn thành đường mantozơ.

(4) Khi nhiệt độ nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra.

(5) Ma trơi là hiện tượng photpho bốc cháy trong không khí tạo ra ngọn lửa màu xanh.

(6) Đun nóng iot rắn (màu đen) chuyển thành hơi iot (màu tím).

Hiện tượng hóa học là:

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm về hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học

+ Hiện tượng vật lí: là sự biến đổi nhưng không làm thay đổi tính chất ban đầu của chất.              

+ Hiện tượng hóa học: là sự biến đổi chất sinh ra chất mới, có tính chất khác với chất ban đầu

Giải chi tiết:

(1) sữa chua bị biến đổi thành chất khác có vị chua => là HTHH

(2) Cồn chỉ bay hơi chuyển từ thể lỏng sang thể hơi chứ không thay đổi tính chất => là HTVL

(3) tinh bột chuyển thành đường mantozơ => có tính chất khác ban đầu => là HTHH

(4) băng chỉ chuyển từ thể rắn sang thể lỏng => là HTVL

(5) photpho cháy sinh ra chất mới => là HTHH

(6) iot chỉ chuyển từ thể rắn sang thể hơi chứ không thay đổi tính chất => là HTVL

Vậy các hiện tượng hóa học là: (1), (3), (5).

Đáp án B

Chú ý khi giải:

Dấu hiệu nhận biết hiện tượng hóa học có thể là: sự thay đổi màu sắc dung dịch, có sủi bọt khí, phát sáng hoặc tỏa nhiệt.


Câu 8:

Số Avogadro có giá trị bằng:
Xem đáp án

Đáp án C

Số Avogadro có giá trị bằng: 6.1023


Câu 9:

Thể tích của 0,4 mol khí NH3 (đktc) là:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Dựa vào công thức tính thể tích của một chất khí ở đktc

VNH3(đktc) = nNH3×22,4 = ? (lít)

Giải chi tiết:

Thể tích của 0,4 mol NH3 (đktc) = 0,4×22,4 = 8,96 (lít)

Câu 10:

Cho 13,2g hỗn hợp gồm magie, sắt và kẽm cháy trong khí oxi, thu được 18g hỗn hợp chất rắn. Khối lượng oxi tham gia phản ứng là:
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmagie,sắt,kẽm + moxi = mhh rắn

=> 13,2 + moxi = 18 => moxi = ?

Giải chi tiết:

Magie, sắt, kẽm + oxi → hỗn hợp rắn

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mmagie,sắt,kẽm + moxi = mhh rắn

=> 13,2 + moxi = 18

=> moxi = 18 – 13,2 = 4,8 (g)

Câu 11:

Trong số 4 loại phân đạm: Ure (NH2)2CO, Amoni sunfat (NH4)2SO4; Canxi nitrat Ca(NO3)2; Amoni nitrat NH4NO3. Loại phân đạm có hàm lượng nguyên tố Nitơ nhiều nhất là:
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Công thức tính phần trăm của nguyên tử N trong chất A

%N=mNmA.100%=? 

Ta thấy trong tất cả các chất đều có 2 nguyên tử N => mN trong các chất bằng nhau

=> Tính xem chất nào có MA nhỏ nhất thì chất đó chứa hàm lượng N lớn nhất

Giải chi tiết:

Xét 1 mol mỗi chất

M(NH2)2CO = (14 + 1.2).2 + 12 + 16 = 60 đvC %N=2860.100%=46,67% 

M(NH4)2SO4 = (14 + 1.4).2 + 32 + 16.4 = 132 đvC %N=28132.100%=21,21% 

MCa(NO3)2 = 40 + (14 + 16.3).2 = 164 đvC %N=28164.100%=17,07% 

MNH4NO3 = 14 + 1.4 + 14 + 16.3= 80 đvC %N=2880.100%=35% 

Vậy hàm lượng nito có trong phân Ure nhiều nhất


Câu 12:

Khí nào có thể thu được bằng cách đặt ngược bình (hình vẽ):
Media VietJack
 
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:

Khí thu được bằng cách đặt úp bình => khí này có phân tử khối nặng hơn không khí (Mkk≈ 29 g/mol)

Giải chi tiết:

Khí thu được bằng cách đặt úp bình => khí này có phân tử khối nặng hơn không khí

=> khí X là khí CO2 (MCO2 = 44 g/mol)


Câu 13:

Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: S (VI) và O (II).

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Gọi công thức hợp chất có dạng  Aax Bby với a, b lần lượt là hóa trị của A, B

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

a.x = b.y

Chuyển thành tỉ lệ: xy=ba=b'a' 

=> Chọn x = b’ ; y = a’ với a’, b’ là những số nguyên tối giản

Giải chi tiết:

Gọi công thức có dạng: SxOy

áp dụng quy tắc hóa trị ta có: VI. x = II.y

Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIVI=13 

Chọn x = 1 và y= 2 => công thức là: SO3


Câu 14:

Lập công thức hóa học của hợp chất sau:  Ca (II) và NO3 (I).

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Gọi công thức hợp chất có dạng   Aax Bby với a, b lần lượt là hóa trị của A, B

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

a.x = b.y

Chuyển thành tỉ lệ: xy=ba=b'a' 

=> Chọn x = b’; y = a’ với a’, b’ là những số nguyên tối giản

Giải chi tiết:

Gọi công thức có dạng: Cax(NO3)y

áp dụng quy tắc hóa trị ta có: II. x = I.y

Chuyển thành tỉ lệ: xy=III=12 

Chọn x = 1 và y= 2 => công thức là: Ca(NO3)2


Câu 15:

Lập công thức hóa học của hợp chất sau: Al (III) và SO4 (II).

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Gọi công thức hợp chất có dạng  Aax Bby  với a, b lần lượt là hóa trị của A, B

Áp dụng quy tắc hóa trị ta có:

a.x = b.y

Chuyển thành tỉ lệ: xy=ba=b'a' 

=> Chọn x = b’ ; y = a’ với a’, b’ là những số nguyên tối giản

Giải chi tiết:

Gọi công thức có dạng: Alx(SO4)y

áp dụng quy tắc hóa trị ta có: III. x = II.y

Chuyển thành tỉ lệ: xy=IIIII=23 

Chọn x = 2 và y= 3 => công thức là: Al2(SO4)3


Câu 16:

Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Fe + Cl2 → FeCl3 

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Cân bằng phương trình bằng một trong các phương pháp sau:

+ Phương pháp chẵn lẻ

+ Phân pháp nguyên tử - nguyên tố

+ Phương pháp phân số- thập phân

+ Phương pháp hóa trị

Giải chi tiết:

2 Fe + 3Cl2 → 2FeCl3        (Tỉ lệ 2:3:2)


Câu 17:

Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Mg + HCl → MgCl2 + H2

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Cân bằng phương trình bằng một trong các phương pháp sau:

+ Phương pháp chẵn lẻ

+ Phân pháp nguyên tử - nguyên tố

+ Phương pháp phân số- thập phân

+ Phương pháp hóa trị

Giải chi tiết:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2   (Tỉ lệ 1:2:1:1)


Câu 18:

Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Cân bằng phương trình bằng một trong các phương pháp sau:

+ Phương pháp chẵn lẻ

+ Phân pháp nguyên tử - nguyên tố

+ Phương pháp phân số- thập phân

+ Phương pháp hóa trị

Giải chi tiết:

2 NaOH + H2SO4→Na2SO4 + 2H2O   (Tỉ lệ 2:1:1:2)


Câu 19:

Lập phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng.

Cu + H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + H2O

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Cân bằng phương trình bằng một trong các phương pháp sau:

+ Phương pháp chẵn lẻ

+ Phân pháp nguyên tử - nguyên tố

+ Phương pháp phân số- thập phân

+ Phương pháp hóa trị

Giải chi tiết:

Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O (Tỉ lệ 1:2:1:1:2)


Câu 20:

Khí X được gọi là “khí nhà kính” bởi khí X là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Phân tử khí X gồm hai nguyên tố cacbon (C) và oxi (O). Biết rằng cacbon chiếm 27,27% về khối lượng. Xác định công thức hoá học của khí X.
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Cân bằng phương trình bằng một trong các phương pháp sau:

Gọi công thức hóa học của X: CxOy (x, y ³ 1)

Phần trăm khối lượng của Oxi có trong X là: 100% - %mC = 72,73%

Ta có: 

%mC=mCmX×100%12xmX×100%=27,27% 

%mO=mOmX×100%16ymX×100%=72,73% 

%mC%mO=12x12y=27,27%72,73%xy=? 

=> Công thức hóa học của X =?

Giải chi tiết:

Gọi công thức hóa học của X: CxOy (x, y ³ 1)

Phần trăm khối lượng của Oxi có trong X là: 100% - %mC = 72,73%

Ta có:

%mC=mCmX×100%12xmX×100%=27,27% 

%mO=mOmX×100%16ymX×100%=72,73% 

%mC%mO=12x12y 

27,27%72,73%=12x16yxy=12 

Chọn x = 1 và y =2

=> Công thức hóa học của X là CO2


Câu 21:

Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam sắt (Fe) trong axit clohiđric (HCl) thu được muối sắt clorua (FeCl2) và khí hiđro (H2).

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính thể tích khí hiđro (H2) thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.

c. Tính khối lượng axit clohiđric (HCl) đã tham gia phản ứng.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

nFe=mFeMFe=11,256=0,2(mol) 

a.           Fe + 2 HCl →FeCl2 + H2

Theo PT: 1        2                       1       (mol)

Theo ĐB: 0,2    x = ?                y = ?  (mol)

b. Tìm ra  y=0,2×11=?VH2(dktc)=22,4×y=?(l) 

c. Tìm ra x=0,2×21=?mHCl=nHCl×MHCl=36,5×x=?(g) 

Giải chi tiết:

a. Fe + 2 HCl →FeCl2 + H2

b. nFe=mFeMFe=11,256=0,2(mol) 

Theo phương trình hóa học: nH2=nFe=0,2(mol) 

VH2(dktc)=nH2×22,4=0,2×22,4=4,48(l) 

c. Theo phương trình hóa học: nHCl=2nFe=2×0,2=0,4(mol) 

mHCl = nHCl × MHCl = 0,4 × 36,5 = 14,6 (g)


Câu 22:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A (Mg, Zn) trong bình đựng 2,688 (lít) khí oxi (O2) ở điều kiện tiêu chuẩn, thu được hỗn hợp chất rắn B (MgO, ZnO). Cho toàn bộ B tác dụng vừa đủ với m (g) axit clohiđric (HCl) thu được hỗn hợp D (MgCl2, ZnCl2) và nước. Tính giá trị của m.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

2Mg + O2 → 2MgO    (1)               MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (3)

             x           2x                          2x          4x     

2Zn + O2 → 2ZnO     (2)                 ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O    (4)

            y            2y                          2y         4y

nO2(dktc)=VO222,4=2,68822,4=0,12(mol) 

Gọi x, y lần lượt là s mol của O2 phản ứng ở phương trình (1) và (2)

Theo phương trình (1),(2),(3) và (4) ta thấy:

nHCl = 4 nO2 = ? (mol)

=> Khối lượng của HCl là: mHCl = nHCl× MHCl = ? (g)

Giải chi tiết:

2Mg + O2 → 2MgO    (1)               MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O (3)

             x           2x                          2x          4x     

2Zn + O2 → 2ZnO     (2)                 ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O    (4)

            y            2y                          2y         4y

nO2(dktc)=VO222,4=2,68822,4=0,12(mol) 

Gọi x, y lần lượt là s mol của O2 phản ứng ở phương trình (1) và (2)

Theo phương trình (1) và (2) ta thấy:

n(MgO + ZnO) = 2nO2 = 2. 0,12 = 0,24 (mol)

Theo phương trình (3) và (4) ta thấy:

nHCl = 2 n(MgO + ZnO) = 2. 0,24 = 0,48 (mol)

=> Khối lượng của HCl là: mHCl = nHCl× MHCl = 0,48 ×36,5 = 17,52 (g)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương