IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Hóa 8 có đáp án (Đề 15)

  • 3282 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Các cách viết sau đây chỉ những ý gì: 3 Fe,  2 N,  3 Ag,  4 N2?
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Ghi nhớ kí hiệu hóa học của các nguyên tố trong bảng 1 sgk hóa 8 – trang 52

Giải chi tiết:

3Fe : 3 nguyên tử sắt

2 N : chỉ 2 nguyên tử nitơ

3 Ag: chỉ 3 nguyên tử bạc

4 N2 : chỉ 4 phân tử nitơ


Câu 2:

Hãy cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất trong số các chất đã cho sau đây:  K,  SO2,  NaHSO4,   Fe3O4,   Ba,  O2.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Ghi nhớ :

+ Đơn chất: là các chất được tạo nên chỉ từ một nguyên tố hóa học

+ Hợp chất: là các chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học trở nên.

Giải chi tiết:

Đơn chất: K, Ba, O2

Hợp chất: SO2, NaHSO4, Fe3O4


Câu 3:

Lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau:  P2O +  H2O H3PO4

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Đặt hệ số thích hợp trước các công thức hóa học, sao cho khi cân bằng tổng các nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.

Giải chi tiết:

P2O +  3H2O  →  2H3PO4


Câu 4:

Lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau: K   +  H2O KOH  +  H2  

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Đặt hệ số thích hợp trước các công thức hóa học, sao cho khi cân bằng tổng các nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.

Giải chi tiết:

2K   +  2H2O   →   2KOH  +  H2↑  


Câu 5:

Lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau: Fe(OH) Fe2O3  +  H2O

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Đặt hệ số thích hợp trước các công thức hóa học, sao cho khi cân bằng tổng các nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.

Giải chi tiết:

2Fe(OH)3 t° Fe2O3  +  3H2O


Câu 6:

Lập phương trình hóa học theo các sơ đồ phản ứng sau:  

Zn(OH)2  +  HNO3  Zn(NO3)2  +  H2O
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Đặt hệ số thích hợp trước các công thức hóa học, sao cho khi cân bằng tổng các nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.

Giải chi tiết:

Zn(OH)2  +  2HNO3  →   Zn(NO3)2  +  2H2

Câu 7:

Tính số mol của 13,44 lít khí NO2 (ở đktc).
Xem đáp án

Phương pháp giải:

nNO2=VNO222,4=?(mol) 

Giải chi tiết:

nNO2=VNO222,4=13,4422,4=0,6(mol) 


Câu 8:

Tính khối lượng của 0,15 mol H2SO4.
Xem đáp án

Phương pháp giải:

m = n. M

Giải chi tiết:

mH2SO4 = n.M = 0,15. 98 = 14,7 (g)


Câu 9:

Tính số mol của 56,8 gam Na2SO4
Xem đáp án

Phương pháp giải:

n = m : M

Giải chi tiết:

 nNa2SO4 = m: M = 56,8 : 142 = 0,4 (mol)


Câu 10:

Có một học sinh đã viết hai sơ đồ phản ứng như sau:

AlO3   +  HCl  AlCl3  +  H2O         

Ca(NO3)2   +   Na2CO3 Na2NO3  +  CaCO3
Hãy chỉ ra công thức hóa học sai và sửa lại cho đúng
Xem đáp án

Phương pháp giải:

Ghi nhớ hóa trị của các nguyên tử và của nhóm nguyên tử => từ đó xét xem công thức hóa trị của các chất đã được viết đúng hay chưa? => công thức nào sai thì sửa lại cho đúng với quy tắc hóa trị.

 Aax Bby => đúng quy tắc hóa trị sẽ có: a× x = b × y

Giải chi tiết:

Các công thức hóa học sai:

AlO3 => sửa thành: Al2O3

Na2NO3 => sửa thành: NaNO3

Lập phương trình hóa học:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

Ca(NO3)2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaNO3


Câu 11:

Hoà tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch chứa 19,6 gam H2SO4, thu được dung dịch chứa a gam hỗn hợp gồm MgSO4, ZnSO  4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Lập các phương trình hóa học của các phản ứng và tính giá trị của a.

Xem đáp án

Phương pháp giải:

Phương trình hóa học:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑  (1)

x                    →   x        → x    (mol)

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑   (2)

y                   →    y       → y        (mol)

Gọi số mol của Mg và Zn lần lượt là x và y (mol)

Ta thấy: nH2SO4 bđnH2 sinh ra = 0,2 (mol) => phản ứng xảy ra hoàn toàn 

nH2=x+y=0,2mhh=24x+65y=8,9x=?(mol)y=?(mol)

=> a = mMgSO4 + mZnSO4 = ? (g)

Giải chi tiết:

nH2SO4=19,698=0,2(mol) 

nH2=4,4822,4=0,2(mol) 

Phương trình hóa học:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑  (1)

x                    →   x        → x    (mol)

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2↑   (2)

y                   →    y       → y        (mol)

Gọi số mol của Mg và Zn lần lượt là x và y (mol)

Ta thấy: nH2SO4 bđ = nH2 sinh ra = 0,2 (mol) => phản ứng xảy ra hoàn toàn

nH2=x+y=0,2mhh=24x+65y=8,9x=0,1(mol)y=0,1(mol) 

Theo PTHH (1): nMgSO4 = x = 0,1 (mol) => mMgSO4 = 0,1.120 = 12 (g)

Theo PTHH (2): nZnSO4 = y = 0,1 (mol) => mZnSO4 = 0,1.161 = 16,1 (g)

=> a = mMgSO4 + mZnSO4 = 12 + 16,1 = 28,1 (g)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương