IMG-LOGO

Bộ 20 đề thi học kì 1 Lịch sử 12 có đáp án -Đề 2

  • 5674 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thành tựu nổi bật về khoa học - kĩ thuật của Liên Xô trong thập kỉ 60 của thế kỉ XX là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 11

Giải chi tiết:

Năm 1961, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ đưa nhà du hành vũ trụ Gagarin bay vòng quanh Trái Đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Đây là thành tựu nổi bật về khoa học - kĩ thuật của Liên Xô trong thập kỉ 60 của thế kỉ XX.


Câu 2:

Sự kiện quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong thời kì 1919 - 1925 là
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: phân tích

Giải chi tiết:

Cách mạng tháng Mười Nga thành công có ảnh hưởng rất lớn không chỉ đối với nước Nga mà còn đối với phong trào cách mạng thế giới, trong đó có Việt Nam. Cụ thể: Cách mạng tháng Mười đã làm cho phong trào cách mạng ở các nước phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông, đặc biệt là Việt Nam có mối quan hệ mật thiết với nhau vì cùng chống lại một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc. Bân cạnh đó, Cách mạng tháng Mười đã chỉ ra con đường giải phóng cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản; Đồng thời, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười cũng là điều kiện khách quan thuận lợi và là bài học để Việt Nam học tập trong quá trình đấu tranh cách mạng.


Câu 3:

Trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam, số vốn đầu tư nhiều nhất của thực dân Pháp là vào lĩnh vực

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 76

Giải chi tiết:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam. Trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp nhiều nhất, chủ yếu là cho đồn điền cao su.


Câu 4:

Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của tổ chức Liên hợp quốc là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 7

Giải chi tiết:

đồng Bảo an là cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới của Liên hợp quốc. Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực.


Câu 5:

Nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 58, suy luận

Giải chi tiết:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới lâm vào tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô, thậm chí có lúc như bên bờ của một cuộc chiến tranh thế giới. Chiến tranh lạnh đã trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế trong hơn bốn thập kỉ nửa sau thế kỉ XX.


Câu 6:

Tổ chức liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ đứng đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 59

Giải chi tiết:

Tháng 4 - 1949, Mĩ và các nước Tây Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.


Câu 7:

Nội dung nào không phải là quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2 - 1945)?

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: so sánh, đánh giá

Giải chi tiết:

Hội nghị Ianta (2 - 1945) đã đưa ra những quyết định quan trọng:

- Thống nhất mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

- Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

=> Nội dung đầu tiên là quan trọng nhất.


Câu 8:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành thường được gọi là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 6

Giải chi tiết:

Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.


Câu 9:

Trong lĩnh vực nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 34

Giải chi tiết:

Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, và từ năm 1995, là nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trên thế giới.


Câu 10:

Hiệp ước nào dưới đây đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước Mĩ - Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 53

Giải chi tiết:

Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết ngày 8 - 9 - 1951, đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa hai nước Mĩ - Nhật. Theo đó, Nhật chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, để cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.


Câu 11:

Nội dung nào không phải là nguyên tắc cơ bản trong Hiệp ước Bali?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 31

Giải chi tiết:

Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) được kí kết tháng 2 - 1976, đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; hhông can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực đối với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.


Câu 12:

Giữa tháng 8 - 1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập khi biết tận dụng thời cơ

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 25

Giải chi tiết:

Giữa tháng 8 - 1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập khi biết tận dụng thời cơ quân phiệt Nhật Bản đầu hàng đồng minh.


Câu 13:

Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới xuất hiện vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX đó là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 42, 47, 54

Giải chi tiết:

Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới xuất hiện vào đầu thập niên 70 của thế kỉ XX đó là Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản

Câu 14:

“Việt Nam nghĩa đoàn”, “Hội Phục Việt”, “Đảng Thanh niên” là những tổ chức chính trị của giai cấp, tầng lớp

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 80

Giải chi tiết:

Tầng lớp tiểu tư sản trí thức (gồm học sinh, sinh viên, giáo viên, viên chức, nhà văn, nhà báo,…) sôi nổi đấu tranh đòi những quyền tự do dân chủ. Thành lập một số tổ chức chính trị như: “Việt Nam nghĩa đoàn”, “Hội Phục Việt”, “Đảng Thanh niên”,…


Câu 15:

Yếu tố nào tác động đến sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 46

Giải chi tiết:

Vụ khủng bố ngày 11 - 9 - 2001 cho thấy, nước Mĩ cũng rất dễ bị tổn thương và chủ nghĩa khủng bố sẽ là một trong những yếu tố dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI.


Câu 16:

So với phong trào cách mạng 1930 - 1931, điểm khác biệt chủ yếu về phương pháp đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: so sánh

Giải chi tiết:

Về phương pháp đấu tranh:

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931: đấu tranh công khai.

- Phong trào dân chủ 1936 - 1939: đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.


Câu 17:

Việt Nam Quốc dân đảng là một chính đảng cách mạng theo khuynh hướng cách mạng

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 85, giải thích

Giải chi tiết:

Chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng được chia làm 4 thời kì, trong đó, thời kì cuối cùng là bất hợp tác với Chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn; cổ động bãi công, đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền. => Việt Nam Quốc dân đảng là một chính đảng cách mạng hoạt động theo khuynh hướng dân chủ tư sản.


Câu 18:

Tổ chức Cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam trong năm 1929 là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 87

Giải chi tiết:

Tổ chức Cộng sản ra đời đầu tiên ở Việt Nam trong năm 1929 là Đông Dương Cộng sản Đảng (thành lập ngày 17/6/1929).


Câu 19:

Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa do Nguyễn Ái Quốc sáng lập là tờ báo

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 82

Giải chi tiết:

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của Angiêri, Marốc, Tuynidi,… lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa. Báo Người cùng khổ do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút là cơ quan ngôn luận của Hội.


Câu 20:

Con đường cách mạng giải phóng dân tộc mà Nguyễn Ái Quốc lựa chọn vào tháng 7/1920 là con đường cách mạng
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 81- 82, suy luận

Giải chi tiết:

Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lê-nin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.


Câu 21:

Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định động lực của cách mạng là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 94

Giải chi tiết:

Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định động lực của cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân. Đây là một trong những điểm khác của Luận cương chính trị so với Cương lĩnh chính trị đầu năm 1930.


Câu 22:

Sự kiện đánh dấu hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản là khi Người

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: lịch sử 12, trang 81, suy luận

Giải chi tiết:

Tháng 12 - 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp họp tại Tua. Người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện này đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một người yêu nước trở thành chiến sĩ cộng sản và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.


Câu 23:

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) xác định kẻ thù nguy hiểm nhất trước mắt của nhân dân thế giới là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 98

Giải chi tiết:

Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) xác định kẻ thù nguy hiểm nhất trước mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít. Mục tiêu đấu tranh là giành dân chủ, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.


Câu 24:

Trong quá trình hoạt động, đến năm 1929, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã bị phân hóa thành

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 86 - 87

Giải chi tiết:

- Năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ trong nước phát triển mạnh mẽ và ngày càng lan rộng. Tháng 5 - 1929, Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên họp tại Hương Cảng (Trung Quốc). Các đại biểu đưa ra đề xuất thành lập một đảng cộng sản để thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhưng không được chấp nhận nên đoàn đã bỏ Đại hội về nước.

- Ngày 17 - 6 - 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở Bắc Kì thành lập Đông Dương Cộng sản đảng. Khoảng tháng 8 - 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kì bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kì quyết định thành lập An Nam Cộng sản đảng.

=> Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phân hóa thành Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng.


Câu 25:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5 - 1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 109

Giải chi tiết:

Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương (5 - 1941) xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.


Câu 26:

Dự Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản có các đại biểu đại diện cho các tổ chức

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 87

Giải chi tiết:

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ ngày 6 - 1 - 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc), do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Dự Hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng, Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng.


Câu 27:

Phong trào cách mạng có ý nghĩa là cuộc tập dượt lần thứ hai của Đảng và quần chúng nhân dân cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 95, 102, suy luận

Giải chi tiết:

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945.

 

- Phong trào cách mạng có ý nghĩa là cuộc tập dượt lần thứ hai của Đảng và quần chúng nhân dân cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám là phong trào dân chủ 1936 - 1939.


Câu 28:

Sự kiện nào dưới đây đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản đã giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: giải thích

Giải chi tiết:

Đặc điểm cơ bản nhất của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1919 - 1930 là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản:

- Cuộc đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản: tiêu biểu là hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng. Khuynh hướng này thất bại cùng với sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái.

- Cuộc đấu tranh theo khuynh hướng vô sản thông qua những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sự phát triển của phong trào công nhân đưa tới thành lập ba tổ chức cộng sản (1929). Đầu năm 1930, các tổ chức cộng sản được hợp nhất lại thành một đảng cộng sản duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

=> Vì vậy, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện đánh dấu khuynh hướng cách mạng vô sản đã giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Kể từ đây, cách mạng được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ.


Câu 29:

Điểm chung của Hội nghị tháng 11 - 1939 và Hội nghị tháng 5 - 1941 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương thể hiện ở nội dung trọng tâm nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: so sánh, khái quát

Giải chi tiết:

Điểm chung của hai Hội nghị là đều chủ trương mở đầu và hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.


Câu 30:

Khẩu hiệu nào được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra trong chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 112

Giải chi tiết:

Ngày 12 - 3 - 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”.


Câu 31:

Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đạt đỉnh cao qua

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 94

Giải chi tiết:

Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931. Tuy chỉ tồn tại được 4 - 5 tháng, nhưng đó là nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.


Câu 32:

Người chủ trì và soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng trong Hội nghị thành lập Đảng (2/1930) là

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 88

Giải chi tiết:

Tại Hội nghị thành lập Đảng (1 - 1930) đã thông qua Chính cương văn tắt, Sách lược vắn tắt,… do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.


Câu 33:

“Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đưa ra lời nhận định trên xuất phát từ cảm xúc khi Người

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 81, suy luận

Giải chi tiết:

Tháng 7 - 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương của Lênin đã làm cho Người “cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao!”. Người vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng và nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”.


Câu 34:

Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh quyết định Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc vào tháng 8 - 1945 dựa trên điều kiện khách quan thuận lợi đó là khi quân Nhật

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 115

Giải chi tiết:

Ngày 15 – 8 – 1945, Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến. => Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh quyết định Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.


Câu 35:

Bài học kinh nghiệm nào của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cũng là vấn đề có ý nghĩa thời sự trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: liên hệ

Giải chi tiết:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Trong đó, bài học kinh nghiệm và cũng là vấn đề có ý nghĩa thời sự trong công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay là dự đoán tình hình, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức.

- Dự đoán tình hình (bao gồm tình hình thế giới và trong nước) để đề ra chủ trương và biện pháp phù hợp;

- Nắm bắt thời cơ để có thể chớp đúng thời điểm thuận lợi nhất, đặc biệt trong vấn đề phát triển kinh tế đất nước hiện nay;

- Vượt qua thách thức: Cách mạng tháng Tám đã vượt qua những thách thức thành công. Công cuộc đổi mới nước ta hiện nay cũng gặp phải rất nhiều thách thức, Đảng và Nhà nước cần đưa ra chủ trương, biện pháp phù hợp.


Câu 36:

Trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới được thể hiện qua

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 114

Giải chi tiết:

Trước Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới được thể hiện qua khu giải phóng Việt Bắc.


Câu 37:

Cho các sự kiện sau:

1. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

2. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

3. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.

4. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên cho đúng với trình tự thời gian.

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 81

Giải chi tiết:

Sắp xếp các sự kiện đúng với trình tự thời gian như sau:

4. Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxai ngày 18/6/1919.

3. Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin tháng 7/1920.

2. Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp ngày 25/12/1920.

1. Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tháng 6/1925.


Câu 38:

Tổ chức nào dưới đây hoạt động theo khuynh hướng cách mạng vô sản sớm nhất ở Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk lịch sử 12, trang 83 – 84, suy luận

Giải chi tiết:

Tổ chức hoạt động theo khuynh hướng cách mạng vô sản sớm nhất ở Việt Nam là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.


Câu 39:

Tổ chức vũ trang được lịch sử đánh giá là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay là

Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: đánh giá

Giải chi tiết:

Ngày 22 - 12 - 1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại Nguyên Bình - Cao Bằng. Đây chính là lực lượng tiền thân của quân đội nhân dân Việt Nam.


Câu 40:

Mặt trận nào có vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: đánh giá

Giải chi tiết:

Mặt trận Việt Minh có vai trò quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Cụ thể:

- Xây dựng, phát triển khối đoàn kết dân tộc, khiến cho kẻ thù bị phân hóa, cô lập.

- Tập hợp giác ngộ rèn luyện lực lượng chính trị chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám.

- Lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, lật đổ ách thống trị của phát xít Nhật, tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng trong cả nước.

- Mặt trận Việt Minh còn gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam với cuộc đấu tranh chống phát xít trên thế giới, có đóng góp nhất định cho thắng lợi của quân đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương